Bệnh sốt xuất huyết là gì? Triệu chứng và cách điều trị sốt xuất huyết

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi ThuHue, 12 Tháng mười hai 2022.

  1. ThuHue ThuHue & PhamThanh

    Bài viết:
    8
    [​IMG]

    Bệnh sốt xuất huyết là gì?

    Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt.

    Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và cao điểm nhất là vào mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi. Sốt xuất huyết gặp ở cả người lớn và trẻ em, bệnh gây sốt cao, mệt mỏi, đau nhức xương, rối loạn đông máu, xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột. Với một số trường hợp có thể bị chuyển biến nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách, theo dõi triệu chứng thường xuyên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời người bệnh có thể trở nặng thậm chí tử vong.

    Người bệnh bị sốt xuất huyết thường kéo dài trong thời gian bao lâu?

    Việc tìm hiểu về diễn biến của bệnh sẽ giúp cho bạn trả lời được câu hỏi khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết.

    Sau khoảng 4 tới 7 ngày tính từ khi bị muỗi có chứa mầm bệnh đốt, thời gian ủ bệnh sẽ diễn ra và tùy tình trạng sức khỏe mà quá trình này khác nhau song thông thường, kéo dài từ 3 tới 14 ngày.

    Lúc này, bệnh chưa biểu hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng có thể nhận thấy được. Khi phát bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng, kéo dài từ 7 tới 10 ngày, cụ thể là:

    [​IMG]

    - Giai đoạn đầu tiên

    Với triệu chứng thường gặp đầu tiên là sốt: Có thể kéo dài từ 3 tới 7 ngày. Cùng với sốt là đau phần đầu, cơ khớp, hốc mắt và thậm chí toàn thân, kéo theo cảm giác buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị hoặc tiêu chảy.

    Các nốt ban màu hồng bắt đầu xuất hiện dưới da, do xuất huyết mà người bệnh có thể gặp phải tình trạng chảy máu chân răng hay máu cam.

    - Giai đoạn thứ hai

    Nguy hiểm nhất, có thể sau sốt từ 3 tới 4 ngày. Lúc này, hiện tượng sốt sẽ giảm hẳn, nhẹ đi, thậm chí có những người cắt hẳn. Mặc dù vậy, nốt ban sẽ xuất hiện dày đặc hơn, nhất là các vùng như: Hai cánh tay, mặt trước của cẳng chân, sườn, bụng, phía trong đùi.

    Cùng với đó là chảy máu tại lợi, máu cam và cả tiểu ra máu. Nguy hiểm hơn nữa, nhiều người còn có thể bị xuất huyết các cơ quan nội tạng như: Chảy máu dạ dày, não, hoặc suy tạng, viêm gan, não, cơ tim..

    - Giai đoạn thứ ba

    Giai đoạn phục hồi, thường kéo dài từ 1 tới 2 ngày với các dấu hiệu như mệt mỏi giảm hẳn, sức khỏe khá hơn, cắt hẳn sốt, tiểu nhiều và cảm giác thèm ăn quay trở lại.

    Tốc độ diễn tiến của bệnh rất nhanh kéo theo đó là triệu chứng nặng dần lên nên cần được nhận biết, theo dõi và khắc phục kịp thời nhằm tránh biến chứng cũng như đảm bảo an toàn cho tính mạng người bệnh.

    Biến chứng sốt xuất huyết

    Khi bị sốt xuất huyết thể nặng người bệnh nếu không được chăm sóc kỹ sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí tử vong. Các biến chứng do sốt xuất huyết gây ra mà người bệnh có thể đối mặt:

    Sốc do mất máu hoặc bị thoát huyết tương, tình trạng kéo dài có thể gây ra phù não và các hội chứng về thần kinh dẫn đến hôn mê.

    Viêm đường hô hấp, viêm phổi hoặc phù phổi do thoát huyết tương gây ra tình trạng tràn huyết tương đến đường hô hấp.

    Xuất huyết não do mất máu và thoát huyết tương dẫn đến việc tụt huyết áp đột ngột.

    Suy tim, suy thận: Xuất huyết khiến máu chảy liên tục khiến tim không đủ tuần hoàn cộng với việc thoát huyết tương khiến màng tim bị tràn dịch ứ đọng. Đồng thời, thận phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp.

    Mù đột ngộ do bị xuất huyết võng mạc khiến thị lực giảm hoặc gây xuất huyết trong dịch kính mắt khiến người bệnh gần như mù mắt.

    Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Với phụ nữ mang thai khi bị sốt xuất huyết có thể sốt cao, tim thai đập nhanh. Nếu người bệnh chuyển biến bệnh nặng có nguy cơ giảm tiểu cầu dẫn đến xuất huyết. Nếu như bị sốt xuất huyết trong những tháng đầu thai kỳ sẽ có nguy cơ đe dọa thai nhi.

    [​IMG]

    Cách điều trị sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết Dengue hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chỉ điều trị dựa trên triệu chứng. Khi bắt đầu phát sốt kèm theo các triệu chứng của sốt xuất huyết người bệnh có thể đi thăm khám ở bệnh viện. Với mức độ nhẹ người bệnh sẽ được chỉ định điều trị tại nhà, thời gian điều trị có thể lên đến từ 7 – 10 ngày tính từ ngày phát sốt đầu tiên.

    Người bệnh điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Có thể sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt, liều dùng từ 10 – 15mg/1kg/lần, uống thuốc cách nhau ít nhất 4 giờ.

    Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường, tránh hoạt động mạnh vì trong lúc này người bệnh bị mệt và choáng có thể bị té ngã khi tự đi 1 mình. Cho người bệnh uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường các loại nước trái cây, nước bù điện giải, nước cháo loãng. Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ cho người bệnh dễ ăn, thức ăn nên là thức ăn lỏng hoặc mềm. Cho người bệnh tắm bằng nước ấm, lau người nhẹ nhàng không nên kỳ mạnh lên da.

    Lưu ý: Tuyệt đối không cho người bệnh sốt xuất huyết uống Aspirin, Analgin, Ibuprofen, vì thuốc này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng do xuất huyết hoặc toan máu.

    Khi đang điều trị sốt xuất huyết tại nhà nếu thấy một trong những biểu hiện bất thường hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

    [​IMG]

    Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

    Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết là băn khoăn của nhiều người. Nguyên nhân là vì, trên thực tế, với những người bị bệnh, sau một vài ngày thì thấy triệu chứng sốt đã giảm hoặc không còn dẫn tới lầm tưởng rằng đã khỏi.

    Tuy nhiên, đây mới thực sự là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh vì tiểu cầu bắt đầu giảm. Nếu tình trạng tiểu cầu giảm nhanh và nhiều có thể gây ra các triệu chứng xuất huyết như: Xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam.. thậm chí có thể xuất huyết đường tiêu hóa hay xuất huyết não.. rất nguy hiểm.

    Vậy thì, những dấu hiệu nào mới là báo hiệu cho việc bệnh đã thuyên giảm hoặc khỏi? Đó là khi:

    Cơ thể đã giảm dần sự mệt mỏi và bắt đầu thèm ăn hoặc cảm giác ngon miệng quay trở lại.

    Các nốt ban mới không xuất hiện thêm nữa và vết cũ thì bắt đầu mờ dần, cùng với đó, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng giảm theo.

    Xét nghiệm tiểu cầu là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá tình trạng bệnh đã thuyên giảm hay chưa. Thường thì tiểu cầu sẽ giảm nhanh và nhiều nhất từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 của bệnh, sau đó tiểu cầu bắt đầu tăng trở lại. Khi tiểu cầu tăng trở lại nghĩa là bệnh đang dần hồi phục.

    Cách phòng ngừa sốt xuất huyết

    [​IMG]

    Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi và phòng muỗi đốt một trong những tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết chính. Bạn có thể thực các biện pháp diệt muỗi hiệu quả dưới đây:

    Ngăn ngừa muỗi sinh sản: Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không đẻ được trứng. Thả cả hoặc con mê sô vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt loăng quăng. Vệ sinh các dụng cụ chứa nước nhỏ thường xuyên như: Xô, chậu, lu, khạp..

    Phát quang vườn rậm và thu gom các vật dụng phế thải có thể chứa nước dễ chứa lăng quăng như chai, lọ mảnh chai, lon, vỏ dừa, bình đựng hoa cúng, bánh xe vứt bỏ..

    Phòng muỗi đốt bằng các cách như: Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài, ngủ trong mùng kể cả ban ngày. Xua đuổi muỗi vào nhà bằng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem xua đuổi muỗi, bắt muỗi bằng vợt điện muỗi..

    Sử dụng rèm che cửa có tẩm hóa chất diệt muỗi. Phối hợp với chính quyền để phun đủ các đợt phun hóa chất diệt muỗi.

    Phòng lây lan dịch từ người bệnh: Không để người bệnh sốt xuất huyết bị muỗi cắn bằng cách cho người bệnh ngủ trong màn.

    [​IMG]

    Theo thống kê về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết của các địa phương cho thấy, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 335.333 trường hợp mắc sốt xuất huyết. So với thống kê trước đó, số mắc sốt xuất huyết tuần qua là gần 10.000 ca, có sự giảm nhẹ so với những tuần trước đó.

    Đến nay cả nước ghi nhận 123 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 4, 9 lần, tử vong tăng 98 trường hợp.

    Bệnh sốt xuất huyết có thể bị quanh năm chứ không chỉ bị vào mùa mưa nên mọi người không chủ quan nhé. Nếu phát hiện kịp thời sẽ sớm khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng mười hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...