Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì, nên kiêng gì là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân. Việc áp dụng đồng thời dùng thuốc và ăn kiêng sẽ gây nên tình trạng người bệnh bị tụt đường huyết, dẫn đến họ có xu hướng ăn nhiều hơn và đường huyết lại tăng cao. Khi đường huyết tăng cao thì hiển nhiên bệnh nhân lại phải dùng đến thuốc. Dần dẫn liều thuốc sẽ tăng lên và thêm những bệnh khác như huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Quy trình này cứ lặp đi lặp lại, người bệnh bị thiếu chất, tăng bệnh và mệt mỏi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì bao gồm: Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ.. được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào.. Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm. Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ.. được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ. Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive.. Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo. Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: Sầu riêng, hồng chín, xoài chín..