Bến Quê - Nguyễn Minh Châu

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Trương Thương, 29 Tháng mười hai 2018.

  1. Trương Thương

    Bài viết:
    8
    Bến Quê – Nguyễn Minh Châu

    Tóm tắt:

    Bến quê vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Nói đến bến quê, người ta nghĩ đến bến – thuyền. Nơi neo đậu, đi về của những con thuyền, con đò, đồng thời khiến người ta liên tưởng tới cái bến đỗ, bến đợi của đời người, đó chính là gia đình, quê hương, dù có đi bốn phương trời cũng không thể quên quê hương cội nguồn. Nhĩ – nhân vật chính – từng đi khắp mọi nơi trên trái đất nhưng cuối đời mắc trọng bệnh, anh phải trở về bến quê - bến đỗ cuốì cùng của đời người. Lúc đó anh mới nhận ra những giá trị đích thực của bến quê: Gia đình, vợ con, cảnh đẹp quê hương và cả những nét tiêu sơ, tình làng, nghĩa xóm – những cái thật gần gũi, bình thường, giản dị mà vững bền, cao quý xiết bao! Có những thứ thật bình dị đến nỗi anh lầm tưởng nó tầm thường đến lãng quên. Bến quê còn gửi tới bức thông điệp: Mỗi người hãy biết quan tâm, gìn giữ, trân trọng bến quê thân thiết của mình, trân trọng những gì đang có, đừng tìm hạnh phúc nơi chân trời góc bể mà ở ngày bên cạnh mình, trong từng khoảng khắc cuộc đời.

    Truyện:

    Vòm trời như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, nơi một vùng phù sa lâu đời của sông Hồng đang phô ra trước khuôn cửa sổ gian gác nhà Nhĩ những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời, Nhĩ đã từng đi khắp đó đây vậy mà cái bờ bên kia sông Hồng tưởng như gần gũi nhưng lại xa lắc xa lơ bởi anh chưa đặt chân đến đó bao giờ.

    Nhĩ khó nhọc nâng cánh tay lên ẩy cái bát miến trên tay của Liên ra. Anh chàng ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng con lau mặt. Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống dưới nhà, anh hỏi vợ:

    - Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?

    Liên giả vờ không nghe chồng nói. Anh lại tiếp:

    - Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?

    Liên vẫn không đáp. Chị biết chồng đang nghĩ gì. Chị đưa những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve chồng, rồi an ủi:

    - Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được.

    Nhĩ thấy thương Liên. Cả đời chị đã vì anh mà khổ. Anh thương chị lắm nhưng chẳng biết nói sao.

    Ngừng một lát, Liên lại động viên anh:

    - Anh cứ tập tành và uống thuốc. Sang tháng mười, nhất định anh sẽ đi lại được.

    Nhĩ thoáng chốc quên đi bệnh tật. Anh bị cuốn vào những câu nói bông đùa của Liên. Nhưng rồi, Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ. Thế là cái cảm giác mệt mỏi vì bệnh tật lại trở về với anh.

    Liên đã đi ra ngoài và dọn dẹp. Chị hãm thuốc cho chồng xong rồi đi chợ. Chờ cho vợ đi hẳn xuống dưới nhà rồi, Nhĩ mới gọi cậu con trai vào và nói:

    - Đã bao giờ con sang bên kia chưa? Nhĩ vừa nói vừa ngước nhìn ra ngoài cửa sổ.

    Cậu con trai dường như nghe chưa rõ bèn hỏi lại:

    - Sang đâu hả bố?

    - Bên kia sông ấy!

    Tuấn đáp vẻ hững hờ:

    - Chưa..

    Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời anh:

    - Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố.

    - Để làm gì ạ?

    - Chẳng để làm gì cả. Nhĩ ngượng nghịu nhận ra sự kỳ quặc trong ý nghĩ của mình. Nhưng anh vẫn tiếp:

    - Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi loanh quanh đâu đó hoặc vào một hàng quán nào đó mua cho cha cái bánh rồi về.

    Cậu con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành rồi ra đi.

    Vừa nghe Tuấn bước xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên chiếc phản gỗ. Nhấc mình ra được bên ngoài phiến nệm nằm, anh mệt lử và đau nhức. Anh chỉ muốn có ai đỡ cho để nằm xuống.

    Nghe tiếng bước chân ở bên kia tường, Nhĩ cúi xuống thở hổn hển để lấy lại sức rồi cất tiếng gọi yếu ớt: "Huệ ơi!".

    Cô bé nhà bên chạy sang. Và dường như đã rất quen, cô lễ phép hỏi: "Bác cần nằm xuống phải không ạ?".

    - Ừ, ừ.. chào cháu, Nhĩ trả lời.

    Cô bé chưa vội đỡ Nhĩ. Nó chạy ra ngoài gọi mấy đứa bạn vào và rồi cả bọn cùng giúp Nhĩ nằm ra ngoài tấm nệm. Chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ và chèn một đống gối sau lưng. Anh thấy hạnh phúc và càng yêu hơn lũ trẻ.

    Ngoài sát ngay sau khuôn cửa sổ, Nhĩ nhìn thấy ở bờ bên kia một cánh buồm vừa bắt gió. Sát bên bờ của dải đất lở bên này, một đám đông đợi đò đang đứng nhìn sang nhưng Nhĩ cứ nhìn mãi mà không thấy bóng thằng con trai đâu cả.

    Thì ra thằng con anh đang dán mắt vào một bàn cờ thế. Ngày xưa anh cũng từng mê cờ thế. Và bây giờ, Nhĩ nghĩ một cách vô cùng buồn bã: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo quanh co. Nhĩ chợt nhớ về cái ngày anh mới cưới Liên. Một cô gái nhà quê nay đã trở thành một người đàn bà thành thị. Tuy vậy cũng như cánh bãi bồi bên sông, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên nét tảo tần và chịu đựng. Và chính nhờ những điều này mà sau bao ngày bôn tẩu, Nhĩ đã tìm thấy một nơi nương tựa ấy chính là cái gia đình bé nhỏ này.

    Con đò đã sang quá nửa sông. Và chính giữa lúc Nhĩ đang tưởng tượng mình đội chiếc mũ nan và sang sông như một nhà thám hiểm thì có tiếng người vào. Anh quay lại. Đó là ông cụ giáo Khuyến - người ngày nào cũng ghé qua hỏi thăm sức khỏe của anh.

    Hai người đang nói chuyện thì bỗng ông hàng xóm hốt hoảng nhận ra mặt mũi Nhĩ đỏ rựng, hai mắt long lanh, hai bàn tay bấu chặt vào bậu cửa và run rẩy. Anh đang cố thu nhặt hết chút sức lực cuối cùng để đu mình nhò người ra ngoài, giơ một cánh tay làm ra vẻ ra hiệu cho một người nào ngoài đó.

    Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũ vào cái bờ đất lở dốc đứng phía bên này.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng một 2019
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...