Bể lắng đứng là gì? Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Milk Milk, 14 Tháng tư 2022.

  1. Milk Milk

    Bài viết:
    82
    1. Khái niệm

    Bể lắng đứng là một công trình xử lý nước thải nhằm làm giảm các chất độc hại có trong nước.

    Đặc trưng của bể lắng là hỗn hợp nước bùn đi từ dưới lên trên, bùn nặng lắng xuống dưới còn nước trong máng răng cưa thoát ra ngoài.

    2. Cấu tạo


    • Bể lắng đứng có dạng hình trụ tròn hoặc vuông và đáy là hình chóp, được làm từ thép không gỉ hoặc inox.. và phủ lớp sơn epoxy bên ngoài bể. Đường kính bể từ 4 -9m.
    • Chiều cao của vùng lắng thường từ 2, 7 – 3, 8m. Vận tốc dòng chảy trong vùng công tắc không lớn hơn 0, 7mm/s. Thời gian lắng thường từ 1h – 2h.
    • Nước tập trung vào máng thu phía trên, cặn lắng được chứa ở phần hình nón ở phía dưới và được xả ra ngoài bằng bơm hay áp lực thủy tĩnh qua ống dẫn với độ chênh lệch giữa mực nước trong bể và cao độ trục ống trên 1, 5m.
    • Do dòng chảy bất thường từ ống phân phối trung tâm sang vùng công tác nên trong bể tạo ra nhiều vùng xoáy. Để hạn chế hiện tượng này tại ống trung tâm có thể bốtrí tấm phản xạ để chỉnh vận tốc nước khi ra khỏi phễu phía dưới ống trung tâm không hơn 0, 02m/s.
    • Bể thường dùng cho các trạm xử lý nước thải có công suất nhỏ, dưới 20.000 m3/ngày.
    • Đường kính không vượt quá ba lần chiều sâu công tác và có thể đến 10 m.
    • Khi nước dâng lên từ dưới thân thì cặn sẽ thực hiện một quá trình ngược lại. Như vậy cặn chỉ lắng được trong trường hợp tốc độ lắng lớn hơn tốc độ nước dâng Cấu tạo vách nghiêng ở đáy bể giống bể lắng ly tâm.
    • Qua thực tế quá trình sử dụng người ta nhận ra, so với bể lắng ngang, bể lắng đứng hoạt động kém hiệu quả hơn và hiệu quả thấp hơn từ 10 -20 %.

    3. Nguyên tắc hoạt động

    • Bể lắng đứng hoạt động theo nguyên tắc nước chảy ngược. Hiệu suất hoạt động trong bể tương đối hiệu quả nhưng kém hơn các loại bể lắng khác. Nhưng bù lại, thiết kế đơn giản, chi phí quản lý thấp, tiết kiệm được diện tích xây dựng.
    • Nước thải theo máng chảy vào ống nằm ở vị trí trung tâm. Sau khi ra khỏi ống trung tâm, nước thải và vào thành bể và chuyển động đi lên, các hạt cặn rơi xuống dưới đáy bể và rơi vào hố thu cặn. Nước sau khi lắng tràn qua máng thu đạt xung quanh thành theo ống dẫn quan công trình tiếp theo.

    4. Hiệu suất lắng và phạm vi ứng dụng


    • Bể lắng đứng được áp dụng nhiều trong việc xử lý nước thải. Dưới đây là một số ứng dụng thực tiễn như:
    • Trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp: Là công đoạn chính để tách cặn khi các phản ứng tạo và kết tủa xảy ra. Tùy theo quy mô mà bể lắng còn được sử dụng làm bể tách cát hoặc bể lắng sơ cấp ngay từ ban đầu.
    • Thường được sử dụng sau bể Hiếu khí Aerotank để tách bùn vi sinh ra khỏi nước nhằm giảm chất rắn lơ lửng trong nước thải và tuần hoàn lại bùn vi sinh quay lại về Thiếu khí và Hiếu khí.
    • Với các hệ thống xử lý nước thải với quy mô lớn, bể lắng đứng được sử dụng làm bể tách cát hoặc bể lắng sơ bộ.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...