Con người, ai ai cũng đều có những suy nghĩ, quan điểm riêng. Và phần lớn chúng ta luôn muốn tìm cách để bảo vệ quan điểm mỗi khi tranh luận về vấn đề gì đó. Nhưng nếu như ta bảo vệ quan điểm bằng mọi cách dù cho những thứ ta thấy, những thứ ta nghe và rồi có những thứ chứng minh rằng quan điểm của ta đang không đúng thì liệu điều đó có phải là tốt?
Bảo vệ quan điểm là tốt, nhưng biết mình sai mà vẫn cố gắng bảo vệ quan điểm thì đấy là biểu hiện của sự cố chấp đó em :)
Theo tui thì không tốt miếng nào. Hiện tại thì tui thấy có 3 trường hợp hay gặp: Một là trường hợp đơn giản, nhẹ nhàng nhất. Khi biết quan điểm của mình sai, họ sẵn sàng nhìn nhận lại và tiếp thu quan điểm đúng hơn quan điểm của họ. Đây chính xác là một cuộc tranh luận hiệu quả và chất lượng. Hai là bảo vệ bất chấp. Dù quan điểm của người đó sai nhiều hay sai ít, dù bản thân họ nhận ra quan điểm họ đang nói có chút sai sai nhưng họ vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm đó. Nhìn từ một góc độ nào đó, theo tui thì lúc này có vẻ như lí trí của họ bị cảm xúc lấn át, cảm xúc tồn tại ở đây là chuyện sợ xấu hổ, ngại mất mặt. Ba là.. Tui chưa nghĩ ra từ nào để gói gọn được. Chính là kiểu người mà khi họ đã nhìn và đưa ra nhận xét, quan điểm về một vấn đề rồi thì họ không nhìn được khía cạnh nào khác, họ cảm thấy nhận xét của họ đảm bảo đúng 200%. Không giống trường hợp thứ hai, ở trường hợp thứ ba này thì người đó không thấy quan điểm họ nói ra có chút sai trái nào luôn. Dù rằng họ vẫn đưa ra tầng tầng lớp lớp những lập luận, ví dụ, minh chứng nhưng mà.. với vai trò là người nghe thì tất cả những lập luận đó lại đang tự phản lại cái quan điểm mà họ đã nhận định. Tui không biết nói sao cho dễ hiểu nữa.. Đại loại là quan điểm của họ là khẳng định nhưng lập luận của họ lại làm cho người đang nghe cảm thấy tất cả câu từ, ví dụ mà họ đưa ra lại đang duy trì quan điểm phủ định quan điểm khẳng định ban đầu của họ. Mình nghe xong lí luận của họ cái bày tỏ quan điểm của mình là: Những gì bạn nói ra làm tui thấy hoàn toàn không giống cái kết luận của bạn, rõ ràng lí luận của bạn đang tự phản kết luận của bạn. Nhưng mà họ vẫn không thấy điều đó, họ vẫn cảm thấy quan điểm, minh chứng, lập luận của họ rất là chuẩn chỉnh, rất là logic, rất là hợp lí.. Tui đang nói cái gì vầy chèn.. Có ai hiểu được cái trường hợp thứ 3 này không nhể Một khi nhìn thấy trường hợp 2 và 3 thì đa số, nếu đã thấy người khác không có xu hướng đón nhận quan điểm khác là tui tự im, im cho tâm yên, im cho an ổn chớ cãi một hồi cái tim đập nhanh, mặt đỏ bừng như gà chọi đang vào trận :) Bữa trước thấy câu cũng hay, túm ý của cái câu đó là: Không cần tốn công nói cho người không muốn hiểu.
Không phải lúc nào những chiều mình mắt thấy tai nghe đều là sự thật đâu. Bất chấp tất cả bảo vệ quan điểm của mình tùy vào trường hợp thì có thể đúng hay sai. Chủ yếu là bạn có gánh nổi trách nhiệm khi mình sai hay không. Nếu bạn có đôi vai vững chắc để tránh trách nhiệm khi quan điểm của mình sai tạo ra một kết quả không tốt thì bạn có thể bất chấp tất cả để bảo vệ nó. Bản thân mình cũng là một người cố chấp. Có một số chuyện mặc dù biết rất mệt mỏi không ai ủng hộ mình nhưng mà mình vẫn cố chấp. Mình thích đọc truyện thích xem phim hoạt hình mặc dù bây giờ 22 tuổi rồi mình vẫn mê những thứ tưởng chừng như chỉ có con nít mới coi. Mẹ mình mỗi lần thấy mình đọc truyện hay phim hoạt hình đều la mình nhưng mà mình vẫn cố chấp làm theo ý mình. Có khác biệt là không coi trước mặt mẹ thôi. Gia đình mình không thích việc mình sống như một đứa trẻ kiểu này. Mình thích những thứ dễ thương thích đọc truyện thích vẽ vời. Sở thích năm 20 tuổi nó không khác biệt gì với năm hình 10 tuổi cả cho nên mình thường bị nói là không chịu lớn lên. Nhưng bản thân mình lại không thấy mình làm sai chỗ nào. Đây là sở thích riêng của bản thân mình. Mình lớn lên về tuổi tác không có nghĩa là mình phải giống như người lớn tối ngày coi phim tình cảm khóc sước mướt mà không phải hoạt hình. Mình có thể đi làm có thể tự nuôi sống bản thân thì sở thích của mình mình có thể tự gánh. Với mình mà nói quan điểm của bản thân rất quan trọng. Tùy trường hợp những trường hợp bạn có thể gánh trách nhiệm thì bạn cứ giữ vững quan điểm của mình. Còn nếu bạn không thể gánh vác nổi trách nhiệm khi quan điểm của mình sai thì đừng dại dột mà cố chấp.
Công nhận là số 2 với số 3 phổ biển thật. Tôi thì nếu như cái chủ đề nào đó khiến cho những người tôi phải chạm mặt luôn luôn không muốn thay đổi cách nhìn thì tôi sẽ không bao giờ đề cập đến nữa.
Tui từng được nghe tại một trường hè về sự hiểu biết của con người như sau: Con người: - Biết là mình biết cái gì đó; - Biết là mình không biết cái gì đó; - Không biết là mình biết cái gì đó; - Không biết là mình không biết cái gì đó. Nếu rơi vào trường hợp đầu tiên, mình biết điều đó, và mình biết nó đúng, thì bảo vệ nó chẳng có gì là sai cả, trừ khi bạn nói với một người mà họ biết là họ sai nhưng họ vẫn cãi cố, cãi cùn, thì thôi, mình nghỉ luôn cho đỡ mệt. Còn nếu rơi vào ba trường hợp còn lại, bản thân mình không nắm chắc về câu trả lời của mình, về việc quan điểm của mình là đúng hay sai, thì thôi, đừng cãi nữa, về học lại cho chắc đã, rồi cãi sau. Không biết thì học, chẳng có gì sai cả. Còn cứ cố gân đầu gân cổ lên cãi cho bằng được, thì e là mất tất chứ chẳng được gì. Mọi cuộc tranh luận đều mang lại giá trị nào đó. Có những lúc bạn cần bảo vệ quan điểm của mình, có lúc không, điều đó tùy thuộc vào sự đánh giá của bạn về tình huống mà bạn gặp phải, cũng như người mà bạn đang tranh luận. Chỉ cần bạn tranh luận với thái độ và tinh thần cầu thị, thì việc bạn thuyết phục được ai đó nghe theo bạn, hay bạn bị ai đó thuyết phục nghe theo họ không quan trọng, quan trọng là bạn đã đạt được kiến thức mới thông qua nó, vậy là đủ.