Tuổi học trò có thể được coi là thời kỳ vui vẻ, trong sáng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều học sinh, sinh viên cảm thấy thời học trò lại là một cơn ác mộng, chỉ bởi vì những hành vi bạo lực học đường. Ngày nay, xã hội nước ta đang bước vào công cuộc Hiện Đại Hóa _ Công Nghiệp Hóa, cùng với sự phát triển đó, đời sống con người càng ngày được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều vấn đề nóng chưa được giải quyết và Bạo lực học đường là một trong những vấn đề điển hình ngày nay. Bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường là những hành vi thiếu đạo đưc, thô bạo, ngang ngược, ẩu đả, bất chấp đạo lý, xúc phạm người khác của một thế hệ học sinh và gây nên những hậu quả nghiêm trọng, những tổn thương không đáng có về tinh thần lẫn thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như lăng mạ, đay nghiền, tẩy chay bạn học, làm tổn thương người khác qua lời nói hay mạnh hơn nữa đó chính là đánh đập, sử dụng bạo lực, hung khí để đe dọa.. Thực trạng bạo lực học đường ở nước ta: Ẩu đả giữa học sinh với học sinh là loại bạo lực học đường thường thấy ở các trường học ở nước ta, diễn ra chủ yếu ở độ tuỏi nổi loạn (độ tuổi dậy thì của các học sinh cấp hai, cấp ba). Học sinh có thái độ và những hành vi không lễ phép đối với thầy cô giáo, dần trở nên không biết vâng lời, sẵn sàng trả thù, vùi dập thầy cô khi giáo viên tố cáo những hành vi của họ lên ban giám hiệu, thông báo cho cha mẹ, phụ huynh học sinh. Một số ít giáo viên đánh đập, xúc phạm tới dnh dự nhân phẩm của các học sinh vì những nguyên nhân như: Không tặng quà, khinh thường giáo viên, hay những học sinh nghèo cũng có thể trở thành bia ngắm cho những lời ác độc cay nghiệt ấy. Xuất hiện ngày càng nhiều video clip ngắn về bạo lực trên mạng xã hội như ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bình Dương, Hải Phòng, Cà Mau và còn nhiều tỉnh thành khác. Nhắc tới vấn đề này chúng ta thường chỉ nghĩ đến việc bắt nạt theo hình thức bạo lực như đánh, tát, xé áo.. tác động vào bên ngoài của cơ thể nạn nhân nhưng vẫn còn một loại nữa đó chính là bắt nạt thông qua ngôn ngữ, những lời nói xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, bôi nhọ người khác, ảnh hưởng đến tâm lí của nạn nhân. Nói không đâu xa, chuyện bạn nữ bị các bạn xung quanh tẩy chay, nói móc, bới lục và bôi nhọ quá khứ, đổ lỗi và nói sai sự thật vu khống cho nạn nhân đã khiến bạn nữ đó cảm thấy bất ổn và trở thành nạn nhân tiếp theo của căn bệnh tự kỉ hay tệ hơn còn có những trường hợp chỉ vì bị coi thường, nói xấu trở thành vấn đề bàn tán đã tìm cách tự tử kết thúc cuộc sống của chính mình để lại biết bao nỗi đau cho gia đình và người thương. Nhưng sự việc đã lỡ làng không thể cứu vãn thì biết làm sao bây giờ? Để tránh những kết quả tệ nhất xảy ra chúng ta hãy chung tay xây dựng một xã hội tươi đẹp lành mạnh trong sáng. Khi rơi vào tình cảnh này bạn nên chia sẻ với bố mẹ, ông bà hay tìm chuyên gia tâm lý để xin giúp đỡ đừng vì một phút buông lòng chấp niệm mà đi tìm cái chết để giải tỏa sự đau khổ này. Cái chết không đem lại sự thanh thản cho nạn nhân bị bắt nạt mà đó là phương án tệ hại nhất cho nên phải suy nghĩ chín chắn và ổn định tâm lý để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra. Nguyên nhân của bạo lực học đường: Do ảnh hưởng từ môi trường sống, môi trường bạo lực thiếu văn hóa. Chưa nhận được sự quan tâm đúng đắn từ gia đình và nhà trường. Xã hội dửng dưng trước những hành vi bạo lực ấy, làm cho nhiều người tiếp tục thực hiện hành vi sai trái này. Sự phát triển chưa toàn diện của tuổi học sinh: Chưa được dạy bảo nghiêm ngặt, bị đồng hóa sau khi chứng kiến thậm chí trở thành nạn nhân của vụ việc bạo lực học đường. Không kiềm chế được cảm xúc. Hậu quả của bạo lực học đường: Đối với nạn nhân của những vụ việc bạo lực học đường: Bị ảnh hưởng về thể chất và itnh thần, khiến gia đình lo lắng, xã hội bất ổn. Đối với người gây ra bạo lực, thực hiện những hành vi này: Phát triển không toàn diện về sau này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai. Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất. Biện pháp khắc phục bạo lực học đường: Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh. Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng. Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh. Tóm lại, nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!