Hằng năm thiên tai xảy ra với cường độ lớn. Không chỉ ở Việt Nam mà nó còn xảy ra trên toàn thế giới. Dù thiên tai đó là gì thì cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ở Việt Nam mỗi miền đều có những thiên tai khác nhau nhưng với bão thì xảy ra nhiều nhất ở miền Trung Việt Nam. Bão được nhắc đến như một kẻ phá hoại hoặc sự nổi giận của mẹ thiên Nhiên hay hiện thân của sức mạnh Thượng Đế. Bão là gì? Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan (thời tiết xấu mang đến những nguy cơ khó lường). Nó hình thành trên biển nhưng khi vào đất liền luôn gây ra mưa lớn và có gió giật mạnh. Bão cùng với áp thấp nhiệt đới thường được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới. Xoáy thuận nhiệt đới là một vùng gió xoáy có đường kính hàng trăm km, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, ở nam bán cầu thì cùng chiều kim đồng hồ. Các thang phân chia bão? Bão trên thế giới được người ta chia thành các thang bão khác nhau. Sau đây là mức thang của bão, người ta phân chia bão dựa vào sức mạnh của gió (thang bão Saffir - Simpson) : *Sức gió dưới 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression) *Sức gió trên 63 km/h (cấp 8) gọi là bão nhiệt đới ( "tropical cyclone" hoặc "tropical storm") *Sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong (typhoon) *Sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão (super typhoon). Còn ở Việt Nam chúng ta bão chia thành ba cấp khác nhau: Được gọi là bão khi tốc độ gió mạnh nhất giật cấp 8-9 cùng với vận tốc từ 62-88km/giờ. Được gọi là bão mạnh khi tốc độ gió mạnh nhất giật cấp 10-11 cùng với vận tốc từ 89-117km/giờ. Được gọi là bão rất mạnh khi tốc độ gió mạnh nhất giật từ cấp 12 cùng vận tốc 118km/giờ trở lên. Trong quá trình diễn ra bão thì chúng ta thường thấy những hiện tượng thời tiết đi kèm như: Mưa to, gió mạnh thậm chí là dông hay lốc. Tuy nhiên trong quá trình di chuyển thì bão có thể suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và ngược lại áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão. Điều này chúng ta cũng hay nghe tin dự báo thời tiết, có thể bão đang ở ngoài biển Đông nhưng nó suy yếu thành ấp nhiệt đới khi đến đất liền. Những bạn miền Bắc hay miền Nam mà muốn chứng kiến bão tận mắt thì hihi hãy đến miền Trung vào mùa bão nhé. Đảm bảo ở đây có những cơn bão gió mạnh không thua gì trong phim đâu. Khi đó các bạn phải thốt lên "Uây, gió mạnh dữ thần" (mình đùa tí thôi). Bão hình thành ra sao? Bão chỉ có thể hình thành khi có đầy đủ ba yếu tố đó là: Nhiệt, ẩm và động lực tạo xoáy. Bão thường hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới, trên vùng biển nhiệt đới nóng nhất khi nhiệt độ nước biển tầng mặt từ 26 độ trở lên. Nhiệt độ ban đầu cao, tiềm ẩn nhiệt được giải phóng vì ngưng kết trong quá trình đi lên không khí sẽ cung cấp một năng lượng khổng lồ, bảo đảm duy trì chuyển động thăng mạnh mẽ của một khối không khí lớn. Nhưng bão chỉ hình thành trên vùng biển nhiệt đới, nhiều nhất từ 10-20 độ vĩ của hai bán cầu. Vành đai nhiệt đới hai bán cầu có đặc điểm là quanh năm nóng ẩm và bất ổn định, là điều kiện thuận lợi cho bão phát sinh. Tuy nhiên, trên vành đai 5 vĩ độ hai bên xích đạo hầu như không có bão hình thành vì tại đây lực coriolis hầu như triệt tiêu. Vậy đường đi của bão như thế nào? Bão có 16 hướng đi chính nhưng chủ yếu đi theo 3 dạng: - Dạng di chuyển theo hướng từ đông sang tây. - Dạng di chuyển theo hướng từ đông nam lên tây bắc hoặc từ đông bắc về tây nam (đầu và cuối mùa bão) - Đường đi có dạng Parabol (thường vào đầu và giữa mùa bão). Ngoài ra trong một số trường hợp, bão có thể có đường đi dạng nút thắt. Vấn đề được đặt ra là thời gian hình thành bão trong bao lâu liệu có nhanh như cách mà nó tàn phá hay lâu hơn? Thời gian hình thành bão: Bão có thể hình thành từ vài giờ đến vài tuần lễ qua 4 giai đoạn: Hình thành, trẻ, trưởng thành và suy yếu. Trong quá trình phát triển thì một áp thấp nhiệt đới có thể thành bão, hoặc ngược lại, một cơn bão có thể suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trung bình hàng năm trên toàn cầu có khoảng 80 xoáy thuận nhiệt đới hoạt động. Ở bắc bán cầu - ổ bão tây bắc Thái Bình Dương có khoảng 30 cơn (37, 5%), đông bắc Thái Bình Dương: 14 cơn (17, 5%), Bắc Úc: 14 cơn (17, 5%), tây bắc Đại Tây Dương: 9 cơn (11, 25%), tây nam Ấn Độ Dương: 8 cơn (10%), vịnh Ben Gan và biển Ả Rập: 5 cơn (6, 25%). Cấu trúc của bão như thế nào? Nhìn từ trên cao, hình dạng của bão như một đĩa mây khổng lồ, chuyển động xoáy vào tâm, nơi tồn tại một vùng gió nhẹ, ít mây hoặc quang mây, khí áp đạt thấp nhất và nhiệt độ cao nhất so với xung quanh. Kích thước vùng này khoảng 30-60km, được gọi là mắt bão, tại thành mắt bão có gió mạnh nhất. Tham gia chuyển động xoáy là một khối không khí nóng, ẩm đồng nhất. Trừ phần trung tâm, toàn bộ hệ thống có chuyển động xoáy xoắn ốc đi lên mãnh liệt có thể đạt đến độ cao tầng đối lưu 10-12km, hình thành mây và mưa dữ dội trên khắp một vùng rộng lớn. Thời gian xảy ra bão là khoảng thời gian nào? Ở Việt Nam thì mùa bão bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11. Đây là thời điểm mà miền Trung bước vào giai đoạn mùa mưa. Nên đây cũng được xem là điều kiện thuận lợi khi có bão vào miền Trung. Hậu quả của bão để lại như thế nào? Trước khi bão vào đã gây ra mưa lớn, làm ngập những vùng trũng thấp. Gió lớn gây cây cối bật gốc làm nguy hiểm đến nhà cửa và con người. Mưa lớn cùng với gió lớn nhà không kiên cố sẽ có nguy cơ cao là sập nhà. Hoặc nhà sẽ hư hỏng một số bộ phận. Và quan trọng trong những mùa mưa bão, gây thiệt hại nặng nề nhất đó là thiệt hại về người và tài sản. Biện pháp phòng tránh bão có hiểu quả nhất hiện nay? Trước tình hình bão lũ diễn ra ngày càng nghiêm trọng, biện pháp tốt nhất đó là tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Sau đó mới có các biện pháp phòng tránh bão hợp lí như huy động sức dân củng cố lại đê chắn sóng ven biển hay cảnh báo tàu bè ngoài biển đang bị ảnh hưởng. Đó có thể là tối ưu để phòng tránh bão trong mùa mưa bão sắp về của miền Trung.