Bánh mì là gì? Vì sao làm bánh mì cần ủ bột men mới ngon?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi chenzi, 29 Tháng năm 2021.

  1. chenzi cam

    Bài viết:
    201
    Việt Nam là một đất nước tuy nhỏ bé nhưng đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng nên nét văn hóa đặc trưng mà nhắc khi nhắc đến, bất kì ai cũng nghĩ ngay đến hai chữ "Việt Nam".

    Người Việt Nam tự hòa khi nhắc đến bánh mì. Bánh mì được tôn vinh là một trong những món ăn đường phố ngon nhất và là món sanwich độc đáo nhất trên thế giới.. Thậm chí "Bánh mì" - (banh mi /ˈbɑːn miː/) cùng với "Phở" (pho /fə ː/) và "Áo dài" - (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) đã vinh hạnh có trong dữ liệu từ điển Oxford, tất cả đã đủ để chứng tỏ độ nổi tiếng và sức hút khó cưỡng của món ăn này.


    [​IMG]

    Tại đất nước Việt Nam nhỏ bé, chúng ta có thể bắt gặp các cửa tiệm bánh mì từ lề đường, góc phố, các con hẻm nhỏ ít người biết đến tuyến đường Quốc lộ rộng lớn, các trung tâm thương mại sang trọng.

    Là nhân dân Việt Nam, chắc hẳn bạn ít nhất một lần cầm trên tay chiếc bánh mì, vậy bạn có bao giờ tự hỏi: Bánh mì là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Bánh mì đi vào văn hóa đại chúng tự bao giờ? Và tại sao bánh mì cần ủ bột men để tạo nên hương vị đặc trưng?

    Bánh mì là gì?

    Bánh mì là đồ ăn rất phổ biến ở Việt Nam, chúng được chế biến từ bột mì từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước, thường là bằng cách nướng.

    Vì có giá thành phù hợp, nên món này được rất nhiều người ưa chuộng. Bánh mì là một loại thức ăn nhanh và bình dân dành cho buổi sáng, hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Bánh mì được xem là món ăn nhẹ hoặc sử dụng để chế biến thực phẩm khác như các món chiên, hoặc là thành phần chính của bánh mì pudding. Và nhắc đến các món ăn với bánh mì không thể không nhắc đến bánh mì kẹp thịt chó quen thuộc.

    Bánh mì là món ăn được chế biến từ nhiều công thức và phương thức khác nhau tùy thuộc vào phong tục tập quán của các địa phương nên bánh mì có rất nhiều loại như bánh mì thịt, bánh mì xá xíu, bánh mì trứng, bánh mì bột lọc, bánh mì bò kho.


    [​IMG]

    Ngoài sử dụng làm thực phẩm, bánh mì còn là chất độn để chèn vào răng sâu, hoặc giúp trái cây tươi trong thời gian dài.

    Nguồn gốc bánh mì Việt Nam

    Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa đã mang nền văn hóa phương Tây du hòa vào nền văn hóa Việt, trong đó có bánh mì.

    Thực ra rất nhiều người không đồng tình với quan điểm "nguồn gốc bánh mì Việt Nam bắt nguồn từ Pháp", nhưng trên thực tế bánh mì du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX. Trận thành Gia Định 1859 đã đưa bánh mì gần hơn với dân ta. Ban đầu, người Việt xem bánh mì là món ăn vặt nhưng dần dần, bánh mì đã trở thành một trong những nét đặc trưng của ẩm thực Việt.

    Khởi thủy của bánh mì tại Sài Gòn nói riêng, và của Việt Nam nói chung, chính là bánh mì Baguette. Trong quá trình du hòa văn hóa, người Sài Gòn đã chế biến Baguette thành bánh mì đặc trưng của Sài Gòn với chiều dài ngắn hơn, chỉ khoảng 30 – 40 cm. Ổ bánh mì biến chế và thêm nhân thịt, trở nên quen thuộc đến mức trở thành món ăn bình dân của người Việt Nam.


    [​IMG]

    Bánh mì trong văn hóa đại chúng

    Sau năm 1975, học sinh cả nước nhớ như in những câu thơ của Phan Thị Vàng Anh trong sách giáo khoa tiểu học:

    "Hôm nay trời nắng chang chang

    Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

    Chỉ mang một chiếc bút chì

    Và mang một mẩu bánh mì con con."

    Bên cạnh đó, Lê Văn Nghĩa - một nhà văn sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, có niềm đam mê với bánh mì đến nỗi ông đã đưa chúng vào khá nhiều cuốn sách của mình: Hạt bụi bên nhau ; Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài, và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy và bánh mì xuất hiện nhiều nhất trong truyện dài Mùa Hè năm Petrus.

    Bộ phimBánh mì Ông Màu phát sóng trên VTV7 xoay quanh nhân vật ông Màu - chủ tịch công ty bất động sản, đã từ bỏ sự nghiệp khi vì muốn thực hiện ước mơ của mẹ mình còn dang dở là phát triển chuỗi cửa hàng bánh mì Việt. Các nhà sản xuất hy vọng rằng bộ phim này sẽ góp phần quảng bá bánh mì Việt Nam. Đạo diễn Nguyễn Quang Minh cũng cho biết: "Bánh mì ngon cần hai yếu tố: Nước xốt và nhân. Trong phim sẽ khai thác sâu vào hai yếu tố này. Trong đó, hai loại nhân là xíu mại trứng muối và ba rọi xốt tiêu đen

    Một tác phẩm khác có liên quan đến bánh mì Việt Nam là Vua bánh mì, với phần kịch bản được mua bản quyền từ Hàn Quốc. Bánh mì trong phim là loại bánh mì sản xuất trong nhà máy, mang yếu tố hiện đại. Tuy nhiên, đạo diễn Phương Điền cho biết anh chỉ lấy cốt truyện, còn" chuyện làm bánh phải thuần Việt Nam ".


    Vì sao làm bánh mì cần ủ bột men mới ngon?

    Khi cắn một miếng bánh mì thơm ngon, bạn sẽ thấy bên trong lớp vỏ vàng là ruột bánh xốp với toàn lỗ khí nhỏ như tổ ông. Chính những lỗ khí tổ ong này giúp bánh mì nở xốp mềm, thơm ngon, và đây là công lao của nấm men..

    Thợ làm bánh khi ủ bột phải cho vào một lượng men thích hợp, khi nhiệt độ đạt 28~30, nấm men sẽ phát triển nhanh chóng, và tạo ra một lượng khí CO2. Những khí này không thể thoát ra ngoài nhờ các sợi gluten hình thành trong quá trình nhào bột, nên đã hình thành cấu trúc lỗ khí tổ ong trong bánh mỳ, giúp bột bánh nở và xốp. Trong vòng một tiếng, bánh có thể nở to gấp 2 lần hình dạng ban đầu. Sau khi cho vào lò nướng, CO2 trong bột gặp nhiệt nóng nên nở to.

    Nấm men không chỉ giúp bánh mỳ" xốp mềm", còn tăng dinh dưỡng trong bột mỳ. Ở nhiệt độ thích hợp, chất men hoạt động rất tích cực, tạo nên vị thơm, biến các vật chất phân tử lớn của bột và phụ liệu khác thành các phân tử nhỏ, giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn. Ngoài ra, nó có thể chuyển hóa một vài thành phần hóa học khác giúp tăng màu sắc, hương vị của bánh.

    Tác dụng của men trong bột mỳ còn nhiều hơn thế. Men rất giàu protein, axit nucleic, vitamin, ergosterol, coenzyme, glutathione và các chất khác có lợi cho sức khoẻ con người. Men bán trên thị trường thường có hai loại: Men tươi và men khô.


    [​IMG]

    Men tươi ẩm, đóng thành khối chứa 5 - 10 tỷ nấm men sống/1g.

    Men khô là men được hút chân không, tách nước ở nhiệt độ thấp.

    Cần lưu ý, bán trên thị trường không phải là bột nấm men, mà hóa chất tạo bọt, thành phần chính là natri bicarbonate (baking soda) hoặc ammonium bicarbonate (bột ammonia), sau khi làm nóng có thể giải phóng Co, giúp bột xốp mềm, nhưng từ góc độ của dinh dưỡng và hương vị thì kém xa so với nấm men.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...