Bằng chứng tiến hóa là gì? Bằng chứng tiến hóa là những bằng chứng nhằm xác định các mối quan hệ trên loài. Có mấy loài bằng chứng tiến hóa? Có thể chia bằng chứng tiến hóa thành 2 loại: - Bằng chứng trực tiếp: Bằng chứng tiến hóa trực tiếp của sinh giới là hóa thạch . Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. Hóa thạch: Xác động vật trên đất đá Di tích của sinh vật, có thể được để lại dưới dạng các bộ xương, những dấu vết để lại trên đá (vết chân, hình dáng), xác các sinh vật trong các lớp bằng, hổ phách.. Qua việc xác định tuổi của hóa thạch, mà các nhà khoa học có thể cho biết thứ tự xuất hiện của các loài và mối quan hệ giữa các loài. - Bằng chứng gián tiếp: Gồm 4 bằng chứng O Bằng chứng giải phẫu so sánh: Thể hiện qua sự tương đồng về các đặc điểm giải phẫu giữa các loài: + Cơ quan tương đồng: Là những cơ quan bắt nguồn từ cùng 1 cơ quan tổ tiên, dù có thể thực hiện các chức năng khác nhau. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng phân li ở các loài. Bằng chứng giải phẫu: Cơ quan tương đồng Ví dụ: Tay người, chân báo, vây cá voi, cánh dơi, là những cơ quan tương đông. Chúng thực hiện các chức năng khác nhau (tay người- cầm, giữ.. ; chân báo – đi; vây cá voi- bơi; cánh dơi- bay) nhưng nó đều xuất phát từ phần phần vai và có thứ tự các bộ phận như nhau) + Cơ quan tương tự: Là những cơ quan không xuất phát từ cùng 1 cơ quan tổ tiên, nhưng thực hiện những chức năng như nhau Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy. Bằng chứng giải phẫu: Cơ quan tương tự Ví dụ: Cánh bướm và cánh dơi, có chung chức năng bay, nhưng cánh bướm là cánh của côn trùng, còn cánh dơi là lớp thú. + Cơ quan thoái hóa: Là những cơ quan không còn chức năng, hoặc chức năng bị tiêu giảm, nhưng do quá trình tiến hóa chưa đủ dài, nên chọn lọc tự nhiên chưa thể loại bỏ hoàn toàn chúng. Bằng chứng giải phẫu: Cơ quan thoái hóa Ví dụ: Xương cùng, răng khôn, ruột thừa ở người, vết chi ở rắn, là những cơ quan tương đồng O Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: Thể hiện qua việc các loài đều có cấu tạo tế bào, và sử dụng chung bộ mã di truyền. Những loài càng có họ hàng gần gũi thì trình tự nucleotit hay axitamin trong phân tử protein càng giống nhau. Vì các loài vừa tách ra từ 1 tổ tiên chung nên chưa có đủ thời gian cho chọn lọc tự nhiên phân hóa, tạo nên sự khác biệt lớn về cấu trúc phân tử. O Bằng chứng phôi sinh học Các loài ở có thể có thể rất khác nhau, nhưng có đặc điểm ở giai đoạn phôi thai, khá giống nhau Các loài có họ hàng càng gần gũi thì có quá trình phát triển phôi càng giống nhau, và ngược lại. Bằng chững phôi sinh học: Giai đoạn phát triển phôi ở 1 số loài O Bằng chứng địa lí sinh vật học: Địa lí sinh vật học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong và các loài đang tồn tại. Từ đó có thể đưa ra các bằng chứng các ;loài đều xuất phát từ 1 tổ tiên chung. Bằng chứng địa lí sinh vật học Trong 1 số trường hợp, sự tương đồng về 1 số đặc điểm giữa các loài không có họ hàng gần sống ở những nơi xa nhau là kết quả của quá trình tiến hóa đồng quy. Do sống ở những điều kiện giống nhua, nên chọn lọc tự nhiên đã tác động lên cơ thể sinh vật, theo các hướng tương tự nhau, dù chúng không có họ hàng gần gữi với nhau.