Bàn về nghệ thuật tự sự

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Freud_2512, 1 Tháng tư 2020.

  1. Freud_2512 Load...

    Bài viết:
    7
    Bàn về nghệ thuật tự sự, có ý kiến cho rằng: Tự sự hiện đại có khi quan tâm đến việc câu chuyện gì được kể ra ít hơn việc câu chuyện ấy được kể như thế nào.

    Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Chọn phân tích một vài truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong chương trình Ngữ văn 11, để làm rõ quan điểm của mình về vấn đề này.

    Đáp án

    1. Giải thích

    - Tự sự là gì: Là một trong ba thể loại lớn văn học, bên cạnh trữ tình và kịch. Tác phẩm tự sự tái hiện đời sống thông qua các sự kiện, biến cố, hành vi con người. Khái niệm tự sự hiện đại được nhắc đến ở đây phân biệt với tự sự truyền thống trong văn học dân gian và văn học trung đại.

    - Câu chuyện được kể: Cốt truyện, nội dung câu chuyện

    - Câu chuyện được kể như thế nào: Nghệ thuật kể chuyện như kết cấu, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu..

    => Sử dụng cách so sánh, ý kiến trên nhấn mạnh đến đặc trưng cơ bản của tự sự hiện đại: Tài năng của tác giả trong việc tổ chức nghệ thuật trần thuật để chuyển tải nội dung câu chuyện sao cho sinh động, hấp dẫn, có hiệu quả.

    2. Cơ sở lí luận

    - Tác phẩm tự sự miêu tả cuộc sống qua các sự kiện, hệ thống sự kiện mà sự kiện là sản phẩm của mối quan hệ giữa con người với con người, con người và môi trường xung quanh. Do đó, tác phẩm tự sự mở ra một phạm vi hết sức rộng lớn trong việc miêu tả hiện thực khách quan, được thể hiện trong nhiều mối quan hệ.

    Phạm vi của tác phẩm tự sự hết sức rộng lớn và có thể được phân loại ở nhiều góc độ khác nhau. Dựa vào thời điểm ra đời và đặc trưng thể loại có thể phân loại thành tự sự dân gian và tự sự hiện đại. Dựa vào hình thức lời văn, có thể nói tới các thể loại cơ bản như anh hùng ca, (sử thi), truyện thơ, trường ca (văn vần), tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn (văn xuôi), ngụ ngôn (thường dùng cả hai hình thức văn vần và văn xuôi).

    - Đặc trưng về phương thức tái hiện đời sống khiến tác phẩm tự sự trở thành câu chuyện về ai đó hay về cái gì đó. Tác phẩm tự sự vì thế thường có cốt truyện, có nhân vật được khắc họa đầy đặn hơn trong tác phẩm trữ tình và kịch, có hệ thống chi tiết phong phú.. Đây có thể được xem là bình diện "câu chuyện được kể" của tác phẩm tự sự. Nhưng mặt khác, nói tới nghệ thuật tự sự thì còn phải quan tâm đến cách mà câu chuyện ấy được kể như thế nào. Ở bình diện này, đọc tác phẩm tự sự, còn phải chú ý đến cách nhà văn xây dựng kết cấu, tổ chức trần thuật (chọn người kể chuyện, chọn điểm nhìn), ngôn ngữ và giọng điệu.

    - Khi nói tự sự hiện đại "có khi quan tâm đến việc câu chuyện gì được kể ra ít hơn việc câu chuyện ấy được kể như thế nào", có nghĩa là cách kể chuyện được nhà văn chú trọng hơn nội dung của câu chuyện. Điều này là một thực tế khi ta có thể thấy nhiều tác phẩm tự sự hiện đại, ngay cả tiểu thuyết – tác phẩm tự sự có dung lượng lớn, có cốt truyện rất mỏng ít sự kiện, ít biến cố, nhưng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt đến từ cách kể của nhà văn. Có những tác phẩm mà bản thân cách nhà văn sắp xếp trật tự các sự kiện, cách lựa chọn ngôi kể, tổ chức lời văn, tạo các ẩn dụ, biểu tượng, xác lập giọng điệu.. mới là yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của chúng. Điều này làm cho tự sự hiện đại khác với truyện dân gian hay truyện trung đại vốn chỉ quan tâm đến cốt truyện, đế kể nội dung.


    3. Phân tích, chứng minh

    a. Hai đứa trẻ:

    * Vài nét khái quát về tác phẩm

    * Phân tích:

    a1. Câu chuyện được kể: Rất đơn giản, dường như không có chuyện. Đó là hai đứa trẻ đã từng sống ở Hà Nội, nhưng bố mất việc đã theo gia đình về ở một phố huyện nghèo. Hai chị em được mẹ giao cho bán một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Chiều nào, hai chị em cũng ngồi trên chiếc chõng tre sắp gãy dưới tán bàng để ngắm phố huyện lúc chiều tàn, đêm xuống và khắc khoải đợi chuyến tàu đêm từ HN về rồi mới yên lòng đi ngủ.

    a2. Câu chuyện đó được Thạch Lam kể rất sinh động, hấp dẫn:

    - Kết cấu tác phẩm: Theo trình tự thời gian và dòng tâm trạng của hai đứa trẻ từ lúc chiều tàn đến đêm khuya.

    - Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật: Truyện được kể ở ngôi thứ ba song chủ yếu điểm nhìn trần thuật lại nương theo điểm nhìn của Liên, khiến lời văn giàu cảm giác, giàu ấn tượng chủ quan của nhân vật – điều mà tự sự trung đại ít có.

    - Cách xây dựng nhân vật: Đi sâu khai thác nội tâm nhân vật Liên với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh tinh tế cùng khao khát vượt lên thực tại nghèo nàn, quẩn quanh tù túng:

    +Khi chiều tàn (Phân tích gọn)

    + Lúc đêm xuống (Phân tích gọn)

    + Khi đợi tàu. (Phân tích gọn)

    - Sử dụng thànhcông thủ pháp tương phản:

    + Tương phản giữa ánh sáng- bóng tối

    +Giữa quá khứ và hiện tại trong cuộc sống của Liên

    + Giữa đoàn tàu và phố huyện

    ð Tạo ấn tượng và đem lại hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm


    -Ngôn ngữ, giọng điệu:

    + Ngôn ngữ: ++ Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ và mỗi nhà văn lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói. Khác với ngôn ngữ không có tính nghệ thuật, chỉ nhằm mục đích chủ yếu là thông tin, truyền đạt một điều gì đó chính xác, nội dung được giới hạn chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy một lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của nhà văn, nói cách khác là ngôn ngữ mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ.

    ++ Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, ngôn ngữ văn chương của Thạch Lam mang một dấu ấn rất riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như Nguyễn Công Hoan, không cầu kì trau chuốt như Nguyễn Tuân, không sắc lạnh, giàu triết lý như Nam Cao, Thạch Lam chinh phục trái tim người đọc bằng thứ ngôn ngữ vừa cho ta nhìn, vừa cho ta cảm, nhẹ nhàng giản dị mà tinh tế, lắng sâu . Ngôn ngữ và giọng điệu trữ tình cũng vì thế là đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Thạch Lam. Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu sắc của tình người. Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, Thạch Lam hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện. Ông đem đến cho bạn đọc những trang văn đạt đến sự trong sáng, thuần khiết của tiếng Việt, có khả năng diễn tả được một cách đầy đủ những cung bậc khác nhau của đời sống nội tâm con người ở độ tinh vi nhất. Với quan niệm: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức" nên bằng ngôn ngữ miêu tả giàu xúc cảm và hình ảnh, Thạch Lam đưa người đọc trở về với những miền quê êm đềm, yên ả, nên thơ của nông thôn Việt Nam:

    . " Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời"

    . "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào."

    . "Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối."

    ++ Thạch Lam là nhà văn của cảm giác. Để diễn tả những xúc cảm mơ hồ của nhân vật, ông rất hay sử dụng những từ ngữ chỉ cảm giác:

    . "Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn."

    . " Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu."

    . "Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ."

    ð Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: "Bằng sáng tác văn học, Thạch Lam đã làm cho tiếng nói Việt Nam gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại ra và tươi đậm hơn"

    + Giọng điệu: ++ Mỗi nhà văn có một giọng điệu riêng. Nhà văn Tuốc-ghê -nhép cho rằng: "Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong bất kì cái cổ họng của một người khác". Nếu Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc bằng giọng văn tài hoa đầy kiêu bạc, Nam Cao thu phục lòng người bởi giọng văn sắc lạnh mà đằm thắm yêu thương thì Thạch Lam lại được người đọc yêu thích bởi giọng văn nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình giàu chất thơ. Đó là tiếng nói của một con người, như Nguyễn Tuân nhận xét là "tính tình nhẹ nhàng tinh tế", "vừa sống vừa lắng nghe chung quanh.." với bao chuyện buồn vui đang xảy ra.

    ++ Giọng điệu đó thấm vào từng câu văn: "Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen: Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần vào cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn." . Giọng điệu đó còn thấm trong từng chi tiết: Cái dây xà tích bằng bạc của Liên, Thạch Lam đã phát hiện ra thứ vật dụng mà "chị quý mến và hãnh diện" vì nó tỏ ra chị là người con gái "lớn và đảm đang". Phở bác Siêu là một thứ quà "xa xỉ, nhiều tiền" mà hai chị em Liên không bao giờ mua được, vì thế hai chị em chỉ biết "ngửi thấy mùi phở thơm". Liên nhớ về Hà Nội là nhớ những kỉ niệm tuổi thơ "hai chị em được đi chơi bờ Hồ, được uống những cốc nước lạnh xanh, đỏ"..

    ð Có thể nói, cái nhẹ nhàng, lặng lẽ từ cuộc sống dường như nếu bước đi mạnh thì sợ đất đau đã chuyển thành giọng kể nhỏ nhẹ, dịu dàng mà sâu lắng trong văn Thạch Lam. Nhà văn Nguyễn Tuân đã dành những lời rất đẹp để nói về văn Thạch Lam: "Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc.. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.."


    b. Chữ người tử tù:

    * Vài nét khái quát về tác phẩm

    * Phân tích:

    b1. Câu chuyện được kể: Nhìn chung cũng đơn giản vì chỉ xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của quản ngục và Huấn Cao, hai con người đối lập về vị thế xã hội và gặp nhau giữa chốn ngục tù trong một tình thế oái oăm, nghịch lí.

    b2. Câu chuyện đó được Nguyễn Tuân kể rất sinh động, hấp dẫn:

    - Tạo dựng tình huống: + Đó là cuộc gặp gỡ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Nói là cuộc gặp gỡ éo le và trớ trêu là bởi xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau. Một người đấu tranh để lật đổ cái trật tự xã hội hiện hành, một kẻ là đại diện cho cái trật tự mà người kia đang muốn đánh đổ. Nhưng trên phương diện tài hoa, nhân cách, họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Một người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp, một người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Một người khí phách hiên ngang, cứng cỏi, một người ngưỡng mộ khí phách.

    + Đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ: Không gian diễn ra cuộc gặp gỡ là nhà ngục, là phòng giam ẩm thấp bẩn thỉu nơi vốn chỉ gợi nhắc đến sự tăm tối, bạo hành và tội ác. Thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ cũng rất ấn tượng: Đó là những ngày cuối cùng của người tử tù trước khi bị giải về kinh chịu án chém.


    +Diễn biến tình huống:

    ++ Thái độ của Huấn Cao lúc đầu rất coi thường, khinh bạc, ngay cả khi nhận được sự chăm sóc lặng lẽ, chu đáo của quản ngục. Khi quản ngục khép nép đến hỏi Huấn Cao xem có cần thêm gì nữa không, Huấn Cao đã khinh bỉ trả lời "Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa".

    ++ Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao: Khi hiểu ra tấm lòng và sở nguyện cao quý của quản ngục, Huấn Cao hết mực trân trọng và đồng ý cho chữ. Huấn Cao đã xúc động: "Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".

    ++ Cảnh cho chữ trong nhà ngục: Diễn ra như một cảnh tượng "xưa nay chưa từng có". Không thời gian rất đặc biệt (trong nhà ngục, lúc đêm khuya), vị thế các nhân vật có sự đảo ngược (tử tù thành thần tượng, ân nhân, người huấn đạo của cai ngục, cai ngục thành người ngưỡng mộ, kẻ chịu ơn tử tù)

    - Ngôi kể, điểm nhìn: Truyện được kể ở ngôi thứ ba với điểm nhìn của một nhà văn tài hoa, uyên bác luôn say mê trân trọng cái Đẹp của con người.


    - Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng bút pháp lãng mạn:

    + Nhân vật Huấn Cao (Phân tích gọn)

    + Nhân vật quản ngục (Phân tích gọn)


    - Sử dụng thủ pháp tương phản trong cảnh cho chữ:

    + Tương phản giữa ánh sáng và bóng tối

    + Giữa cái thơm tho của thoi mực, cái thanh sạch của tấm lụa bạch và cái bẩn thỉu, hôi hám của phòng giam

    + Giữa tư thế của người cho chữ và nhận chữ


    -Ngôn ngữ, giọng điệu:

    ++ Vốn ngôn ngữ phong phú, giàu có, sắc cạnh: Nguyễn Tuân được mệnh danh là nhà triệu phú về ngôn ngữ, người nhạc trưởng điều khiển đội quân Việt ngữ rất tài hoa, "mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng" (Anh Đức).

    Trong Chữ người tử tù, lớp từ Hán Việt đã được Nguyễn Tuân sử dụng với tần số rất cao. Tác giả có dụng ý rõ rệt khi dựng lại một khung cảnh xưa cũ và đã đưa chúng ta trở lại quá khứ cách đây hàng trăm năm. Ấn tượng về sự xưa cũ, cổ kính này một phần được tạo ra bởi hệ thống từ cổ kết hợp với những địa danh, tên gọi, cách nói, cách xưng hô mang dấu ấn của một thời xuất hiện với mật độ dày đặc trong tác phẩm. Mở đầu là dòng chữ: phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường . Tả cảnh vật thì có vọng canh, chiếc hèo hoa, giá gươm, án thư, giấy bản, ty Niết, chiếc gông, chậu mực, bức châm.. Tả người thì có: ngục quan, thầy bát, thằng thập, thủ xướng, ngục tốt.. Tả cảnh cho chữ: thay bút con, đề xong khoản lạc, lĩnh ý, bái lĩnh.. Nhà văn đã mượn chữ nghĩa xưa mà khơi dậy cái không khí cổ kính trong khung cảnh của một quá khứ xa xôi. Chỉ cần mấy dòng, tác giả đã lột tả được thần thái, linh hồn của một thời đã qua, "phục chế" chính xác và sinh động ngôn ngữ, cử chỉ của những con người chỉ còn thấp thoáng trong màn sương mờ ảo của dĩ vãng. Thiếu sự "phục chế" này, chắc chắn tác phẩm Chữ người tử tù mất hẳn sự hấp dẫn đối với người đọc.

    ++ Câu văn của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, trong văn như có nhạc, có họa. Văn của ông vừa đĩnh đạc, cổ kính, vừa trẻ trung, hiện đại.

    . Có thể nói, bậc thầy ngôn từ - Nguyễn Tuân đã có những câu văn đặc sắc, giàu tính tạo hình, đậm chất điện ảnh khi ông tả cảnh cho chữ: "Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực."

    . Khi viết về con người của dĩ vãng xa xăm, Nguyễn Tuân thường tạo cho câu văn nhịp điệu đĩnh đạc, thong thả, từ tốn, tưởng chừng nhà văn cố diễn đạt cầu kì nhưng suy nghĩ kĩ mới thấy nhịp điệu và kết cấu câu văn đã góp phần gợi không khí cho truyện, tạo nên sự cộng hưởng hài hòa, giúp người đọc hình dung ra phần nào cuộc sống chậm rãi, thư thái của một thời đã qua: "Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ."

    + Văn của Nguyễn Tuân rất giàu nhịp điệu. Trong các phép tu từ, thì sóng đôi cú pháp, điệp, giải nghĩa, tách câu là những biện pháp được ông ưa dùng hơn cả. Có những kiểu tu từ dễ kéo câu văn trở về kiểu du dương biền ngẫu cũ kĩ một thời, (ví như phép sóng đôi cú pháp), nhưng Nguyễn Tuân vẫn sử dụng một cách thoải mái, và bằng sự cao tay của mình, ông viết nên những câu văn nhịp nhàng cân đối mà vẫn rất hiện đại: "Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián".

    . Đọc "Chữ người tử tù" ta không thể nào quên những câu văn đầy chất thơ của ông: "Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân giời không định". Cái nhịp điệu buồn buồn, kéo dài văng vẳng một nỗi tiếc nuối như thấm vào câu văn. Chính câu văn giàu nhịp điệu và âm vang cho nên Vũ Ngọc Phan có cảm tưởng "Đọc lên nó ngân sâu như những tiếng đàn trầm".

    4. Nhận xét, đánh giá:

    - Khẳng định: Ý kiến trên hoàn toàn đúng bởi đã nhấn mạnh đến đặc trưng cơ bản của tự sự hiện đại: Tài năng của tác giả trong việc tổ chức nghệ thuật trần thuật để chuyển tải nội dung câu chuyện sao cho sinh động, hấp dẫn, có hiệu quả.

    - Mở rộng: Sở dĩ tự sự hiện đại có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến cách kể là vì nó chú ý nhiều hơn đến thế giới bên trong con người, nó đề cao hơn tính tích cực, chủ động của nhà văn trong sáng tác, nó chú ý nhiều hơn đến sức mạnh của ngôn từ, đến sự viết. Chính cách kể mới làm nên tính nghệ thuật của tự sự hiện đại.

    - Ý nghĩa của nhận định với nhà văn và người đọc:

    + Đối với người cầm bút: Ý kiến nhắc nhở người cầm bút phải trau dồi tài năng, kiến thức của mình để có được một tác phẩm nghệ thuật thật sự.

    + Đối với người đọc:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Admin, nhanvubob, Sói2 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 13 Tháng mười 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...