Theo mình, có một vài lí do để bộ môn rap trở thành một bộ môn nghệ thuật riêng biệt như hội họa, nhảy múa hay âm nhạc chứ không còn là một nhánh trong âm nhạc nữa. 1. Âm nhạc thông thường chú trọng vào giai điệu và lấy giai điệu làm nền tảng còn rap lấy vần, cách nhấn nhá làm nền tảng. 2. Các kĩ năng trong rap đều là kĩ năng về ngôn ngữ chứ không phải về thanh nhạc. 3. Các sản phẩm âm nhạc đặt nhạc tính lên hàng đầu thì rap đặt phần lời lên hàng đầu tức là những rapper giỏi họ sẽ chú trọng vào lời của bài rap trước khi tính đến phần bắt tai. 4. Âm nhạc có sự trầm bổng, lên xuống của âm thanh rất rõ ràng trong khi rap (trừ dòng melodic) thì sự lên xuống không rõ ràng và nó phụ thuộc vào thanh dấu của từ hoặc cách nhấn nhá và chất giọng của rapper. Xét ở điểm này thì rap giống với thơ hơn là âm nhạc. 5.1 sản phẩm âm nhạc có thể do người này sáng tác nhưng nhiều người khác biểu diễn và những màn biểu diễn của nghệ sĩ có trình độ sẽ có thể phủ màu của bản thân người đoa lên tác phẩm. Tuy nhiên, một bài rap của một rapper này sẽ do chính rapper đó biểu diễn và màu sắc của bài rap đó gần như là không thể thay đổi dù cho người biểu diễn khác có trình độ cao đến mấy. Tức là rap mang màu sắc cá nhân rất cao và rất chắc chắn. 6. Trong các dòng của rap, có bộ môn rap no beat hoàn toàn tách khỏi âm nhạc mà chú trọng một trăm phần trăm về lời cũng như cách nhấn nhá và ngôn ngữ hình thể 7. Kế cuối là từ những vấn đề trong thời kì hậu Rap Việt. Những cái kĩ năng cao cấp của rap và biện pháp nghệ thuật theo kiểu thơ vốn được dùng nhiều trong rap không được cộng đồng rapfan mới chú ý tới mà họ chỉ chú ý tới nhạc tính, sự bắt tai theo hướng âm nhạc của một bài rap. Từ đó, những rapper kì cựu và vốn được xem là tinh hoa của rap Việt bỗng chốc trở thành rapper hạng hai khi bọn họ không phải ai cũng có thể tạo ra nhạc tính cao trong một bài rap (VD: MC Ill, ICD, Quất Điền, Torai9, Skyler, Acy) nhưng họ đều là những người xuất sắc trong bộ môn này. Thậm chí, để chạy theo sự bắt tai, nhiều rapper sẵn sàng bỏ đi những kĩ năng vốn dĩ là tinh tuý của rap (VD: Gill, Blacka, Pjbo, Binz, B Ray, Karik, Rhymastic, LK, Wowy). 8. Cuối cùng, đây là vấn đề xuất hiện trong dissing rap, khi những track trong một trận beef được tạo ra với mục đích làm cho đối thủ phải tức, chịu thua hoặc kể lại sự tình, nêu ra và bác bỏ lí lẽ của nhau, những tính chất này gần giống một mảng trong văn học: Nghị luận. Nhưng thay vì tập trung cao về kĩ năng, cách đi vần và cách lí luận cũng như bác bỏ thì lại có nhiều người tập trung vào việc nghe cho hay, cho bắt tai theo hướng âm nhạc và bài nào cuốn hơn thì bài đó phần trăm ăn sẽ cao hơn đó là một sự bất công cho những rapper khó tạo ra tính nhạc cao. Tôi không phủ định sự cần thiết của âm nhạc trong rap, vì nó làm cho bài rap sinh động hơn. Tuy nhiên, thiết nghĩ ta chỉ nên dừng nó ở phần phông nền, là một sự kết hợp giữa hai bộ môn nghệ thuật với nhau mà thôi giống như nhảy múa trên nền nhạc hay nhạc kịch và điều này chỉ thành hiện thực khi rap được tách hẳn ra khỏi âm nhạc và trở thành bộ môn riêng.
Tôi thì nghĩ không nhất thiết phải vậy. Bởi vì "Âm nhạc" nó là một từ có ý nghĩa rất rộng bao gồm các thể loại hiện có.. Sở dĩ người ta phân rap vào một trong những thể thoại âm nhạc bởi vì: Nếu theo bạn nói, ta bỏ qua những bài rap có kèm giai điệu đến từ các loại nhạc cụ, beat box.. vân vân.. thì những bài rap chay đơn thuần, cho dù có vần hoặc lời rap hay ho đến mấy cũng phải được trình bày một cách có nhịp điệu, lúc lên lúc xuống để tạo thành một bản hợp âm thu hút người nghe, chứ cứ đọc ngang phè như chị gu gồ hay như mấy bé "báo" đu trend thì có cho tiền cũng chả ai thèm nghe, và rap nó không đơn thuần như thơ mà tùy người rap biến nó để trở thành huyền thoại hay phế phẩm. Và thứ mình muốn nhấn mạnh ở đây là nhịp điệu và âm điệu của bài rap, và từ "âm" trong "âm nhạc" nó cũng đã bao hàm hai yếu tố đấy. Đấy là mình giải thích cho bạn hiểu tại sao rap lại nằm trong một trong những thể loại âm nhạc thôi, bởi vì âm nhạc mang nghĩa rất rộng chứ không gò bó như bạn nghĩ.. và các thể loại rap từ no beat đến beat hay freebeat.. đều phải chú trọng đến âm thanh và nhịp điệu của bài. Đương nhiên sẽ có những trường hợp ngoại lệ ví dụ như rap dizz hay rap battle thì phụ thuộc vào ý nghĩa của lời bài hát hơn, DSK được đa số dân mê rap biết đến là một trong những ông trùm trong no beat và battle. Đáng tiếc, đa số giới trẻ hiện nay đều chạy theo những bài nhạc thị trường và có nhiều rapper cứ dần chiều lòng người nghe mà đánh mất đi cái chất riêng của mình như những ví dụ mà bạn đã nêu trên. Rap Việt khi xưa giống một đấu trường đỉnh cao bao nhiêu thì bây giờ lại như một cái sân cỏ, "cỏ dại" mọc lên um tùm bấy nhiêu, 'Hề hước "nhất vẫn là cái cuộc thi" rap Việt "gì gì đấy vừa chiếu trên VTV hồi bữa, biết là nó sẽ cho mọi người biết đến rap nhiều hơn, nhưng một cái đứa mê rap như t thì chỉ thấy nó tấu hài là chính. Vì.. rap nó đến từ cảm hứng, không có cái gọi là lịch sự, dè dặt trong một trận battle rap thực thụ cả, mic là" cây súng ", lời rap là" đạn "cứ thế mà nả vào đối thủ đến khi nó k chống cự được nữa ấy mà nả" nghệ thuật "kiểu.. nó biết mình nhắm vào nó nhưng nó chả phản pháo lại được Còn" bát tô "mà như mấy đứa trên cái chương trình nào đấy thì t xin phép chê, k nuốt được! Và ông cũng không cần phải lo lắm, vì sở dĩ ngta xếp rap vào âm nhạc vì rap có beat nhiều hơn no beat thôi, như màu hồng tím có màu hồng nổi hơn thì người ta xếp chữ" hồng "vào trước thôi, nên cũng chả cần lấy làm lạ. Còn riêng Underground đúng chất mà nói sẽ chẳng bao giờ hòa lẫn vào Overground được, bởi vì nó thẳng, nó thật.. và người ta chỉ chọn nghe những gì mà người ta muốn nghe, mà.. bro biết rồi đấy" lời thật khó nghe", nên cũng rất ít người biết đến các bài rap thực thụ và những người yêu thích và cảm nhận, hiểu được nó còn ít hơn (lại thêm một lý do nữa để tui khịa cái chương trình nào đấy Hầy.. nói tóm lại thì tui vẫn ôm ấp cái hi vọng một ngày Under sẽ có được một thế hệ trẻ khiến cho rap trở lại như thời hoàng kim giống những năm 2003 - 2010 ý, hay như thời của DSK.. tiếc thật Nói chung cũng vui vì tìm được một đứa có cùng gu âm nhạc trên diễn đàn: >