Bạn nghĩ gì về việc cộng điểm vùng?

Thảo luận trong 'Trà Đá - Tán Gẫu' bắt đầu bởi toan12112004, 26 Tháng bảy 2021.

  1. toan12112004

    Bài viết:
    0
    Điểm thi THPTQG là một đề tài chưa bao giờ hết hot.

    Một trong số những vấn đề xoay quanh điểm thi để chọn vào được trường đại học như mong muốn chính là điểm cộng vùng

    Có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc cộng điểm vùng, quan điểm của các bạn như thế nào?

    Hãy bình luận ở dưới để thảo luận cùng mình nhé!
     
    chiqudollminhnguyet171005 thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. HienNTT

    Bài viết:
    42
    Cá nhân mình ủng hộ điểm cộng vùng. Theo mình điểm cộng vùng giống như mức lương tối thiểu theo vùng.

    Nếu bạn là sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học, bạn sẽ thấy điểm cộng vùng rất hợp lý. Điều kiện sống, mức độ đầu tư cho giáo dục ở các vùng miền cũng khác nhau.

    Ngay cả kinh phí nhà nước dành cho giáo dục các vùng miền cũng khác nhau.

    Bạn thử tưởng tượng lớn lên ở thành phố, điều kiện học hoàn toàn khác hẳn, cơ hội được tiếp xúc với tài liệu, thông tin cũng khác. Đặc biệt là trình độ của các giáo viên ở các vùng miền cũng khác nhau.
     
    Mẩu Tũn thích bài này.
  4. Mirumaru

    Bài viết:
    80
    Điểm vùng là để tạo sự công bằng đấy chứ. Mình là một người ở vùng núi đi học đại học ở Hà Nội, vì thế mình biết được sự chênh lệch giữa Hà Nội với nơi mình sinh ra, như là:

    1, Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất bao gồm nhiều thứ như là máy tính, máy chiếu, lớp học, bàn ghế.. từ đó ảnh hưởng đển phương thức học tập của học sinh cùng với ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Ví dụ như là (trước đây nhé) cho đến khi mình thi đại học, mình được học qua slide khoảng 20 lần là cùng.

    2, Đội ngũ giáo viên: Các thầy cô giáo cũng giống như là học sinh thôi, phải được đào tạo, học tập các kiến thức mới, do đó ở những vùng xa xôi thì điều kiện học tập của họ sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ví dụ rõ ràng nhất là tiếng anh, ở các thành phố lớn có đủ loại trung tâm, thậm chí là người bản xứ dạy (cái này hiếm) và cả những tiếng nước ngoài khác nữa. Trình độ giảng dạy tiếng anh cũng kém xa, như là phát âm chẳng hạn.

    3, Cơ sở kinh tế: Các thành phố lớn đông dân, tấp nập, có nhiều cơ hội làm giàu và cả bị lừa (? ) nữa, điều kiện kinh tếcủa các nhà ở thành phố lớn cũng thường tốt hơn, cái này chắc chắn ảnh hưởng đến năng lực của học sinh rồi. Cơ sở kinh tế đầy đủ giúp học sinh có được nhiều loại lựa chọn hơn trong học tập.

    4, Cạnh tranh: Thành phố lớn nhiều học sinh, do đó học sinh giỏi cũng nhiều lên. Khi đó cạnh tranh giữa các học sinh giỏi sao không phải là một loại động lực cho học sinh cố gắng học tập đâu? Nhất là các thành phố lớn thường tổ chức các loại thi, tuyển đủ loại như là thi học sinh giỏi, thi thể dục, thể thao, thi năng khiếu.. chẳng hạn.

    Quan trọng nhất là những chênh lệch trên tích lũy qua từng năm học chứ không phải một lần mà hết.
     
  5. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Cộng điểm vùng với cộng điểm dân tộc thiểu số là chuyện bình thường mà bạn.

    Hơn thua nhau thì có thật đấy, nhưng vì những điểm như này mà hơn thua, so sánh thì làm mất chất và mất đi giá trị, ý nghĩa của 12 năm đèn sách đi học lắm.
     
  6. chiqudoll

    Bài viết:
    1,418
    Mình nghĩ cộng điểm vùng là chính sách hợp lý.

    Có quá nhiều yếu tố chênh lệch giữa đô thị và vùng quê hẻo lánh khiến cho xuất phát điểm và điều kiện học tập của học sinh không giống nhau.

    Khởi điểm cách biệt, việc cộng điểm vùng chỉ là giải pháp tương đối ổn thỏa nhằm kéo gần khoảng cách chênh lệch giữa các thí sinh về cùng một đường đua.

    Bàn luận để tìm ra phương án công bằng tuyệt đối cho chuyện này ở thời điểm hiện tại là bất khả thi.

    Quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường là quá trình học tập và tích lũy kiến thức suốt 12 năm ròng, việc hơn thua chút ít điểm số ở cuối chặng cuộc đua không phải là yếu tố then chốt, quan trọng hơn vẫn là mỗi bạn học trò đã nỗ lực như thể nào trong suốt những năm đã qua.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...