Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba? Để tiếp tục gameshow, mình sẽ tiếp tục gửi đến các bạn một câu hỏi thú vị Nếu bạn để ý, bạn sẽ nhận ra rằng những người có lòng tốt, người dễ dãi thường dễ bị người khác lợi dụng. Hai từ "lợi dụng" đã hoàn toàn nói lên được ý nghĩa tiêu cực của nó. Vậy thì, mình có một câu hỏi muốn gửi đến các bạn Theo bạn, bạn nghĩ gì về người bị lợi dụng? Tại sao nhiều người biết mình bị lợi dụng nhưng vẫn cam tâm làm? Hãy để lại ý kiến của bạn ở ngay bên dưới và đừng quên like và đánh giá 5 sao cho câu hỏi cũng như gameshow nhé!
Vì họ nghĩ rằng người đang lợi dụng mình (có thể là bạn bè) vì không biết nên mới làm thế và vì họ là bạn thân nên người bị lợi dụng luôn nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ làm thế với bạn mình. Em nghĩ thế ạ
Từ khi còn bé ta thường được ông bà dạy rằng phải biết đối nhân sử thế, không làm những điều thẹn với lòng. Khi cuộc sống này ngày càng phát triển thì nhu cầu trong cuộc sống ngày càng cao. Họ luôn cố gắng tìm những lợi ích cho riêng mình, một số người sẽ không từ mọi thủ đoạn để có được thứ mình muốn từ tình cảm đến vật chất. Những người bị lợi dụng luôn là người bị thương tổn, họ làm như vậy vì nhiều lý do như cả tin hoăc họ còn có một mưu đồ khác lớn hơn. Có những người cho dù đã biết rằng mình đang bị lọi dụng mà vẫn cứ cam tâm có thể là do họ sợ sẽ bị người khác bài và xa lánh.
Một số người cho rằng, sở dĩ người thường bị lợi dụng là do người đó ngu nên mới để cho người khác lợi dụng. Thậm chí người trực tiếp lợi dụng cũng cho rằng là như thế. Nhưng, trên thực tế không phải như vậy. Sỡ dĩ người bị lợi dụng dù biết mình bị lợi dụng, vẫn cứ cam tâm để bị lợi dụng, không phải họ quá ngu hay quá quá dễ dãi đâu. Mà họ có lý do của họ hết. Thứ nhất, họ là một người cô độc, ít có bạn bè. Cho nên vì sợ mất đi người bạn mà họ cứ để mặc người bạn đó lợi dụng mình. Thứ hai, đó là người họ thương yêu nhất. Cái này thì khỏi nói "tình yêu là mù quáng" câu nói này không sai, ngoại trừ bạn không yêu thật lòng thì mới sẽ không bị lợi dụng. Thứ ba, là người sống thiên về tâm linh. Họ cho rằng là do kiếp trước mắc nợ nên kiếp này phải trả. Cho nên họ cứ thuận theo tự nhiên mà trả hết nợ. Đó chính là ba điều mà mình biết được, còn điều gì nữa thì hiện tại mình chưa tìm ra.
Nếu đã nói "biết bị lợi dụng nhưng vẫn cam tâm làm" thì tôi tin chắc, với họ, việc để người nào đó lợi dụng là vì họ muốn cho đi và sẵn sàng cho đi vì người nào đó. Còn nếu trường hợp người bị lợi dụng không hề hay biết bản thân đang bị lợi dụng thì có thể nhận thấy họ đang rất chân thành và trân trọng mối quan hệ với người đang lợi dụng họ. Đứng ở vị trí không phải người trong cuộc, hẳn ai cũng đều minh mẫn hơn và quan sát được. Thật đáng thương cho những người sẵn lòng vì người khác quá nhiều. Đáng thương cho sự trao đi hết lòng mà lại không hề được trân trọng thậm chí là xem thường từ phía người được nhận. Họ - người bị lợi dụng, rất cần những người xung quanh động viên, quan tâm và tư vấn tâm lý. Và tôi rất tiếc khi phải nói rằng, chỉ có họ - những người biết bị lợi dụng nhưng vẫn mù quáng tiếp tục - mới có thế tự vực bản thân họ ra khỏi mối quan hệ tồi tệ ấy bằng cách tự suy nghĩ thấu đáo mà thôi. Đôi lời cuối cùng nhắn gửi, nếu bạn đang mắc phải vấn đề như trên, tôi muốn nói với bạn thế này: Mỗi người sinh ra đều có một giá trị riêng. Bố mẹ sinh ta ra với bao nhiêu là tình yêu thương và hy vọng, đừng tự đánh mất chính mình, đừng đánh mất đi tình yêu thương của những người luôn bên bạn chỉ vì người không hề xem trọng bạn. Hãy suy nghĩ và cùng nhau bước ra khỏi mối quan hệ đã nhuốm mùi độc hại này! Chúng ta xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn!
Thật ra bị lợi dụng hay lợi dụng người khác là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, khó nói, cũng không phải là vẫn đề mà chúng ta có thể đánh giá một cách phiếm diện. Lợi dụng có thể ở hay mặt, tình cảm và vật chất. Đầu tiên về mặt tình cảm thì lại có thể chia thành lòng tốt và tình yêu. Bị lợi dụng lòng tốt có thể vì quá lương thiện, quá ngây thơ hoặc vì quá tin đối phương. Lòng tốt của mình cho đi lại bị người khác lợi dụng, có thể vì lợi ích cho riêng họ hoặc làm điều xấu gì đó. Nhưng vấn đề rất dễ giải quyết, vì khi con người ta nhận ra đã mất niềm tin vào đối phương thì có thể chấm dứt, có thể dùng lòng tốt của mình để giúp người khác hoặc ít ra là giúp cho bản thân họ. Nhưng cũng có một số trường hợp dù biết lòng tốt của mình đang bị lợi dụng nhưng họ vẫn chấp nhận vì ít ra họ nghĩ mình cũng đã giúp gì được cho ai đó, họ thấy vui vẻ, không khó chịu là được, đây chính là quyền tự do của con người. Nhưng bị lợi dụng trong tình yêu thì không hề dễ giải quyết. Vấn đề lúc này không nằm ở người lợi dụng nữa mà ở người bị lợi dụng. Vì chữ yêu mà chấp nhận để bản thân mình bị lợi dụng, họ chính là những người đáng thương nhất. Những ai như vậy thật sự rất cần ai đó yêu thương nhưng cũng chính điểm yếu khiến họ bị lợi dụng. Dù là đủ lí trí hay không, khi biết bản thân bị lợi dụng có chấm dứt tình cảm ấy hay không thì cũng đau khổ như nhau, vì thứ tình cảm họ trao đi là thật lòng, là người họ đã chấp nhận bên cạnh cả đời chứ không phải người vô tình giúp đỡ một hai lần vì lòng tốt. Những kẻ đem tình cảm của người khác ra lợi dụng đáng phê phán hơn bất cứ ai, pháp luật không làm gì vì điều đó không xâm phạm đến tài sản, tính mạng con người. Và chính vì pháp luật không cấm, chỉ có đạo đức xã hội cấm nhưng đạo đức trong những kẻ như vậy sớm đã không còn rồi. Mình biết dù có một số người vì bất dĩ, nhưng dù là vô tính hay cố ý thì đối phương cũng bị tổn thương, nếu thật sự thương cảm cho họ, tôn trọng họ mà không dành cho họ tình cảm thật lòng nhất thì làm ơn hãy kết thúc đi, như vậy ít ra sẽ cho một cơ hội tìm được tình cảm chân thật của đời mình. Còn lại chính là lợi dụng về vật chất. Điều này bạn đừng nghĩ vật chất giá trị lớn mới đáng lên án, vậy những gì giá trị nhỏ không phải là vật chất ư. Một cây bút, một cục tẩy, một cái áo.. những cái đó cũng là vật chất, cũng là đồng tiền của họ. Họ đối đãi với bạn bằng niềm tin, bạn đối đãi với họ bằng gian dối. Họ đưa cho bạn cây bút vì muốn làm bạn của bạn, bạn lấy của họ cây bút vì nghĩ nó giàu mà có cây bút thì nhằm nhò gì. Bạn chơi với họ vì họ giàu có, bao bạn ăn uống, bạn không làm như vậy được nhưng ít ra cũng đừng lợi dụng hai chữ bạn bè. Bạn đối đãi với họ thật lòng thì giữa bạn bè những cái đó không đáng nhắc đến nhưng nếu là giả dối lâu ngày họ chỉ càng lúc càng thấy bạn thật hèn, thật đáng khinh. Lúc đó đừng trách họ chảnh, đừng trách họ giàu chê bạn nghèo mà là do chính bạn nghèo thật, nghèo tình cảm. Còn với những trường hợp vật giá mang giá trọ quá lớn thì sẽ có pháp luật đứng ra xử lí, nhưng cái bị mất đi không chỉ là tiền bạc mà còn là niềm tin, bạn có bao giờ nghĩ khi có những người thật sự cần giúp đỡ tìm đến họ còn dám đứng ra giúp hay không, chẳng hạn như việc từ thiện, họ chỉ vì sợ sẽ bị lợi dụng như lần trước mà không dám giúp đỡ nữa, lúc này ai mới là người đáng thương nhất. Nhưng trong cuộc sống có một số trường hợp không ai có thể nhìn mà đánh giá phiếm diện được. Có những người có rất nhiều tiền nhưng thiếu tình cảm, cũng có nhưng người có tình cảm nhưng tiền bạc không bằng không. Họ tự nguyện dùng thứ mình đang có để đánh đổi lấy cái mình cần, họ tự nguyện để bản thân bị lợi dụng nhưng đồng thời cũng đang lợi dụng lại người khác. Thật ra mọi quy tắc, mọi chuẩn mực đạo đức đều do con người tạo nên. Con người thấy vui vẻ, thấy hạnh phúc thì điều đó không sai. Hạnh phúc ở đây mà mình nói đến là hạnh phúc thật lòng từ trong tim cảm nhận được chứ không phải là hạnh phúc nhất thời chỉ vì thỏa mãn tham vọng cá nhân. Tình cảm con người vô cùng phức tạp, không có cái gì đúng tuyệt đối, sai tuyệt đối, chỉ là làm điều gì khiến bản thân vui vẻ, đừng để tổn hại đến ai cũng đừng tổn hại bản thân mình. Bị lợi dụng hay lợi dụng người khác đúng hay sai không có câu trả lời cụ thể, chỉ là vì đa số người bị lợi dụng sẽ tổn thương nhiều hơn cũng không ai dám chắc người lợi dụng sẽ không bị tổn thương. Điều bạn cần làm là hỏi bản thân có thật sự vui vẻ không chứ đừng hỏi làm sao để không bị người khác lợi dụng. Khi bạn tự định hướng được bản thân mình thì hai chữ lợi dụng kia hoàn toàn vô nghĩa.
Lợi dụng theo mình là vấn đề cực kì phức tạp và nó có nhiều mặt khác nhau. Trước hết hai chữ lợi dụng được hiểu như thế nào? Ta hiểu chữ "lợi" là lợi ích, ích lợi còn chữ "dụng" là vận dụng, sử dụng. Nghĩa của nó là sự dụng ích lợi của một ai đó. Vậy khi bị lợi dụng mà vẫn cam tâm tình nguyện thì như thế nào? Theo mình "lợi dụng" có nhiều trường hợp trong cuộc sống. Nó chia thành lợi dụng tình cảm và vật chất theo từng mức độ nặng nhẹ. Trường hợp đầu tiên: Chính là việc mua bán trong đời sống thường ngày. Nó là tình trạng lợi dụng tình cảm ở mức độ nhẹ nhàng. Tại sao mình lại nói thế? Vì người mua hàng thường trả giá bằng những câu nói tình cảm đại loại như "quán kia cũng có và bán ít hơn chị nhưng em mua ở đây vì chị". Như thế giá mua hàng sẽ giảm đi. Điều đó cũng áp dụng cho người bán hàng. Họ thường sẽ khen người khách của mình những câu như "chị đẹp thật đấy", "chị trẻ thật nhìn cứ như gái đôi mươi".. Như vậy người khách khi mua hàng dù trong thâm tâm biết mình không cần món hàng hay món hàng bán đắt hơn nhưng họ vẫn câm tâm tình nguyện mua. Vậy là cả người bán hàng và người mua hàng đều biết mình bị lợi dụng nhưng họ vẫn cam tâm tình nguyện mua và bán. Tất cả chỉ vì tâm tình họ vui và họ cam tâm tình nguyện bị lợi dụng. Vì con người bao giờ cũng sống bằng cảm tính nhiều hơn so với lý tính. Mà đại đa số là hai bên cũng không biết rằng mình đang lợi dụng tình cảm của người khác vì đây là việc diễn ra hằng ngày nó dường như đã trở thành một văn hóa của Việt Nam. Trong trường hợp này việc lợi dụng thiên về mặt sáng nhiều hơn so với mặt tối vì nó hết sức bình thường. Nó diễn ra hằng ngày và ta rất dễ dàng thấy nó. Từ đó ta coi nó bình thường như những việc khác và không coi trọng nó. Như thế từ một việc có nghĩa xấu nhưng nó xảy ra thường xuyên trong đời sống nên tâm trí ta dần chuyển nó sang việc bình thường. Không tốt cũng chẳng xấu. Trường hợp thứ hai: Đó là việc lợi dụng vật chất ở cả mức độ nặng nhẹ. Vật chất có giá trị lớn sẽ có pháp luật đứng ra phân xử. Pháp luật nước ta đã quy định rõ điều này tại điều 174-Bộ luật hình sự. (Đây là lợi dụng vật chất ở mức độ nặng) "Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: A) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; B) Đã từng bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc các tội quy định tại: Điều 168 về tội cướp tài sản; Điều 169 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Điều 170 về tội cưỡng đoạt tài sản; Điều 171 về tội cướp giật tài sản; Điều 172 về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Điều 174 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 175 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Điều 290 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. C) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; D) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: A) Có tổ chức; B) Có tính chất chuyên nghiệp; C) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; D) Tái phạm nguy hiểm; Đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; E) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; G) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: A) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; B) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; C) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: A) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; B) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; C) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản". Như thế việc lợi dụng lòng tin của khác mà chiếm đoạt lừa đảo vật chất có giá trị lớn sẽ có kết quả như trên. Trong trường hợp này người bị lợi dụng biết mà vẫn cam tâm tình nguyện bị lợi dụng. Thì rất có thể họ là người cô đơn và có rất nhiều tiền. Họ cam tâm tình nguyện bỏ lòng tin tưởng, bỏ tài sản ra để được tình cảm giả dối từ người lợi dụng họ. Như vậy hai bên điều đang lợi dụng lẫn nhau, người bỏ vật chất ra để mua sự vui vẻ người kia dùng cảm tình lời ngon ngọt để có vật chất. Còn về việc người bị lợi dụng không biết thì đây là một vấn đề cực kì lớn. Nhưng khi lợi dụng vật chất với giá trị lớn thì khó mà người bị lợi dụng hay bạn bè người thân của người bị lợi dụng không nhận ra được. Nên mình nghĩ vấn đề này rất hi hữu. Còn một khi đã xảy ra thì mình nghĩ người bị hại sẽ vận dụng pháp luật (nếu như người đó không có tài sản nhiều hoặc vật chất bị lừa đi có ý nghĩa đặc biệt). Hoặc là người bị lợi dụng sẽ bỏ qua coi nó như một lần kinh nghiệm trãi đời của bản thân. Vật chất có giá trị nhỏ thì đại đa số là người bị lợi dụng không quan tâm mấy. Vì đó là những vật nhỏ cho kẻ lợi dụng (bạn bè, người thân) thì cũng chẳng mất gì. Ông cha ta có câu một điều nhịn chín điều lành mà. Nên đại đa số người bị lợi dụng vì chín điều lành mà để yên cho việc lợi dụng diễn ra. Cứ như thế mà hai bên duy trì sự cân bằng ngoài mặt. Ta biết ngươi đang lợi dụng vật chất của ta nhưng ta không nói. Người lợi dụng thì cứ tiếp tục lợi dụng thôi. Vì trong mắt người bị lợi dụng thì đó là những vật nhỏ không đáng để nói ra làm mất mặt mũi của bạn bè, người thân.. Còn đối với người lợi dụng thì đó không phải việc xấu họ chỉ là đang chiếm những điều nhỏ tiện nghi mà thôi. Thực chất đại đa số người lợi dụng vật chất có giá trị nhỏ đều nghĩ đây là điều đương nhiên và chuyện này không xấu. Như thế việc lợi dụng trong vấn đề này không lớn khi người bị lợi dụng biết mà vẫn cam tâm tình nguyện bị lợi dụng. Mình nghĩ họ không so đo vì một điều nhịn chín điều lành mà thôi. Nhưng trong lòng họ đã không còn tin tưởng người đã lợi dụng họ nữa và người bị lợi dụng sẽ không bị tổn thương nhiều. Và một ngày nào đó người lợi dụng lấn ra sức chịu đựng của bản thân thì mình nghĩ người bị lợi dụng sẽ nói ra và phản khán. Vấn đề thật sự trong việc lợi dụng vật chất có giá trị nhỏ là người bị lợi dụng không biết gì cả. Vì khi đó người bị lợi dụng là thật lòng tin tưởng người lợi dụng mình. Họ cho người khác những vật nhỏ nhưng chứa đầy tình cảm. Và khi họ biết mình bị lợi dụng thì họ sẽ bị tổn thương rất là sâu. Có thể ban đầu họ cũng không nói ra mà dần đàn mất đi niềm tin vào người lợi dụng rồi một ngày nào đó họ sẽ chấm dứt tình trạng này. Đây là điều đại đa số người bị lợi dụng làm khi biết mình bị lợi dụng. Một bộ phận người sẽ trực tiếp cắt đứt tình trang mình bị lợi dụng luôn, nặng hơn nữa là chấm dứt quan hệ với người đó luôn. Trường hợp cuối cùng: Là việc lợi dụng tình cảm ở mức độ nặng. Đầu tiên phải kể đến là tình trạng bạo lực học đường. Theo mình tình trạng này là những kẻ tự xưng chị đại anh lớn lợi dụng sự mềm yếu của nạn nhân mà được nước làm tới. Tất nhiên họ còn lợi dụng nhiều thứ khác như sự tin tưởng của thầy cô, đặc quyền của mình từ các chức vụ trong trường như liên đội trưởng, lớp trưởng, lớp phó. Ngoài ra họ còn lợi dụng những thứ như ta là con giáo viên, nhà ta nhiều tiền, ta có người quen là xã hội đen.. Ở trường hợp này người bị lợi dụng buộc phải chấp nhận việc mình bị lợi dụng. Vấn đề nằm ở người bị lợi dụng có đứng lên phản khán hay không. Đại đa số là không vì hầu hết nạn nhân của bạo lực học đường điều có cha mẹ không quan tâm hoặc không có cha mẹ. Thầy cô làm ngơ hoặc không tin tưởng những điều họ nói. Như thế hai chỗ dựa lớn nhất của họ điều không có bản thân họ lại mềm yếu. Nên việc bị lợi dụng khó chấm dứt. Tiếp theo là việc lợi dụng trong tình yêu. Chữ yêu cực kì khó nói. Người bị lợi dụng khi biết mình bị lợi dụng mà vẫn để yên vì họ yêu người đó mù quáng. Tình yêu khiến họ máu chảy đầu rơi nhưng họ vẫn chịu. Ở đây người quyết định chỉ có thể là người bị lợi dụng hoặc người lợi dụng chấm dứt việc lợi dụng. Vì chẳng ai có thể thực sự đứng vào lập trường của một ai đó cả. Nên những lời khuyên là vô ích. Tuy nhiên tổn thương đã có là không bao giờ xóa bỏ được. Có rất nhiều điều vô tình nhưng lại gây tổn thương cho người khác. Và trong tình yêu không có ai đúng ai sai cả. Cảm tính mà có thể khống chế được thì đã chẳng có pháp luật rồi. Những kẻ lợi dụng người khác chắc chắn đáng phê phán về mặt đạo đức. Nhưng đôi khi người lợi dụng không sai cũng chẳng đúng. Đối với việc này ta thật sự không thể đưa ra việc phán xét đúng nhất. Người duy nhất có quyền phán xét là người bị lợi dụng. Điều cuối cùng mình muốn nói là việc lợi dụng có rất nhiều phương diện khác nữa. Cuộc sống mà. Làm gì có việc công bằng tuyệt đối chứ. Lúc nào cũng có mặt tốt và mặt xấu cả. Chẳng ai có đủ lý trí để kiểm xoát cảm tình cả. Chỉ cần bạn không hối hận và thẹn với lương tâm của mình thì bạn cứ làm thôi. Cuộc đời là của bạn và bạn có quyền tự quyết định nó sẽ như thế nào. Không ai có quyền phán xét cũng như thay bạn quyết định cuộc đời bạn cả. Đó là quyền tự do con người mà bạn có từ khi sinh ra.
Theo từ điển tiếng việt, "Lợi dụng" là một động từ, có hai nghĩa chính là: "Dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để làm việc gì (sẽ dễ thành công)" và "dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để mưu lợi riêng không chính đáng", trong đó nghĩa thứ hai thường được sử dụng một cách phổ biến hơn nghĩa thứ nhất. Do đó, khi nhắc tới "Lợi dụng", người ta thường bản năng mang theo tâm lý tiêu cực. Không chỉ thế, do tâm lý "có được thì sẽ có mất" cho nên người ta sẽ có thường hiểu rằng, khi có người "lợi dụng thì thường sẽ thu được lợi ích, do đó làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích của người khác. Trên thực tế, lợi dụng không chỉ đối với người mà còn đối với sự vật, hiện tượng.. ví dụ như là con người lợi dụng sức nước để phát điện, hay là lợi dụng gió để thả diều, thậm chí là thực vật lợi dụng sức nước và sức gió để phát tán hạt giống. Đối với việc người bị lợi dụng, như đã nói ở trên, thường làm người ta có cảm giác tiêu cực. Việc lợi dụng (trường hợp người đối với người) thường mang cho người lợi dụng lợi ích nhất định, như là vật chất (tiền bạc, đồ ăn) hay là tinh thần (tình cảm của người khác, cảm xúc của người đi lợi dụng). Việc lợi dụng người khác thừng mang tính chất ích kỷ, làm cho đại đa số người càng phản cảm việc lợi dụng người khác, cho dù là bản thân chỉ chứng kiến việc lợi dụng nhưng bản thân không bị lợi dụng. Những người bị lợi dụng (ở mức độ nhẹ và trung bình) thường là những người tốt hoặc là nhẹ dạ cả tin. Người nhẹ dạ cả tin bị lợi dụng do họ thiếu kiến thức về xã hội, hoặc là họ không có tính cảnh giác đối với việc bị lợi dụng, do đó họ dễ bị người khác lợi dụng. Người tốt thường bị lợi dụng do họ.. tốt, họ thường giúp đỡ người khác, do đó người khác cảm thấy họ dễ dãi, cảm thấy cho dù bị phát hiện thì người tốt sẽ không làm hại họ, do đó chi phí và nguy hiểm khi lợi dụng người tốt sẽ thấp hơn người bình thường, cho nên họ sẽ lợi dụng người tốt để thu lấy lợi ích. Đương nhiên, cánh rừng lớn loại chim nào cũng sẽ có, người bị lợi dụng không chỉ có người tốt mà kẻ xấu cũng sẽ lợi dụng lẫn nhau, đây là điều thường thấy trong các tác phẩm truyện, phim và cả trong đời thực. Rốt cuộc lợi dụng là có mục đích thu lợi, do đó những người xấu sẽ lẫn nhau lợi dụng để thu lợi cho bản thân mình là rất bình thường. Như vật thì tại sao một số người biết bản thân bị lợi dụng nhưng vẫn mặc kệ đâu? Thực ra có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là nguyên nhân sau: 1, Bị lợi dụng sẽ mang đến ích lợi lớn hơn: Như đã đề cập ở phần đầu, lợi dụng thường bị ma quỷ hóa, trên thực tế vẫn còn tình huống hai bên cộng thắng do lợi dụng lẫn nhau, vì thế họ mặc kệ việc bị lợi dụng. Bản chất ở đây là trong tâm lý việc trả giá và thu hoạch, khi trả giá (bị lợi dụng) nhỏ hơn nhiều so với thu hoạch (Chú ý, đây là kỳ vọng thu hoạch trong tương lai, không nhất định sẽ thu được) khi bị lợi dụng, khi đó tất nhiên họ sẽ mặc kệ bị lợi dụng. Việc song thắng xảy ra trong suốt lịch sử loài người, từ cùng nhau săn thú (lợi dụng lẫn nhau) để đảm bảo thu hoạch nhiều hơn con mồi và an toàn hơn khi đi săn, cho đến việc thành lập quốc gia (vua chúa và quý tộc lợi dụng lẫn nhau để đảm bảo thống trị nhân dân), hay thậm chí là thành lập công ty (cổ đông lợi dụng tiền vốn của nhau). Đây là bản chất của tổ chức, tức là lợi dụng nguồn lực của lẫn nhau để thu được lợi ích lớn hơn (For the geater good - Grindelwald). 2, Do cảm tình che mắt: Mặc dù là tình yêu, hay tham làm, sợ hãi.. đều có thể che mắt con người, nhất là khi người đó có tâm lý may mắn, ví dụ như:" Vạn nhất anh ấy/em ấy có nỗi khổ riêng mới ngoại tình/ lừa dối mình đâu? "(tình yêu), " Nếu mình trả tiền thì bọn họ sẽ bỏ qua cho mình "(Sợ hãi), hay là" Lần này nhất định mình sẽ trúng đề (lô đề)"(tham lam).. Qua mức mãnh liệt tình cảm che mắt lý trí, do đó phạm phải sai lầm trong tương lai. Trên thực tế, bản chất của nguyên nhân này cũng là việc so sánh trong tâm lý giữa trả giá (tiền bạc, tình cảm) và thu hoạch (tiền bạc, tình cảm).
Lợi dụng là một hành động k xa lạ gì với những người hiện đại như chúng ta, chắc chắn ít nhiều gì trong đời cũng có một lần ta trải nghiệm qua cảm giác này. Lợi dụng hiểu theo đúng nghĩa thực thi đây là hành động có chiều hướng tiêu cực, một người lợi dụng là người muốn dựa vào địa vị, uy tín, tiếng tăm, sức ảnh hưởng, vật chất, tình cảm của một cá nhân khác để phục vụ, thỏa mãn nhu cầu của bản thân thường là về mặt vật chất. Sự lợi dụng thường mang đến cho nạn nhân những bất lợi, hiếm khi có người bị lợi dụng mà k mất mác gì, nếu k thiệt hại về tài sản thì cũng bị ảnh hưởng về tình cảm và tinh thần. Xét trên khía cạnh sinh học trong môi trường thì đây là một dạng ký sinh vì chỉ có một bên có lợi. Tuy nhiên, một thực tế ta thường thấy là có nhiều người biết bị lợi dụng nhưng vẫn vui vẻ chấp nhận chuyện này. Thực tế 1 chuyện k nên phân biết rạch ròi đúng sai, tốt xấu, bất cứ điều gì cùng có nguyên nhân của nó và việc bất chấp cho kẻ khác lợi dụng cũng như thế. Một trong những nguyên nhân thường gặp là người bị lợi dụng bị phụ thuộc tình cảm quá nhiều đến nỗi họ sẵn sàng đánh đổi tất cả vật chất, tiền tài để giữ dc người kia bên cạnh. Nguyên nhân khác là họ quá tin tưởng đối phương nên dù có nhận ra vẫn tự an ủi là người ấy k như vậy. Hoặc cùng có trường hợp người bị lợi dụng vốn k thật sự bị lợi dụng mà họ đang cần đối phương giúp đỡ mình nên chấp nhận chịu đấm ăn xôi. Trường hợp khác thì đặc biệt hơn, loại lợi dụng này như một dạng cộng sinh đôi bên cùng có lợi, cho nên bản chất là lợi dụng nhưng bề nổi là hơp tác. Hành vi lợi dụng có thể phân tích trên cả hai mặt sinh học lẫn xã hội. Về sinh học, những kẻ yếu thế hơn thường có xu hướng trú ngụ dưới trưỡng của những kẻ mạnh hơn để bòn rút những lợi ích cho mình, đây là 1 dạng bản năng sinh tồn tự nhiên mà ta dễ dàng bắt gặp k chỉ ở người àm còn ở nhiều loài vật. Theo phương diện xã hội thì hành vi lợi dụng có thể dc học tập thông qua giáo dục cũng như sự phát triển nhân cách của cá nhân, điều này chủ yếu do giáo dục mà thành. Do vậy, những người có khuynh hướng thích đi lợi dụng kẻ khác thường mang tâm lý của kẻ yêu thế hơn và thường thiếu đi niềm tin vào bản thân mình.
Mình nghĩ việc bị lợi dụng chứng tỏ bản thân là người có ích, nếu bản thân vô dụng thì đâu ai thèm đếm xỉa đến