BẠN LÀ NGƯỜI "YÊU BUỔI SÁNG" HAY THUỘC HỘI "CÚ ĐÊM"? ĐỒNG HỒ SINH HỌC CỦA BẠN SẼ THAY BẠN TRẢ LỜI Bạn cùng mọi vật sống động trên đất đều là nô lệ của đồng hồ. Không phải của những con số thay đổi trên đồng hồ hay điện thoại của bạn đâu, mà là nô lệ của một ông chủ quyền lực hơn: Đồng hồ sinh học. Chu kì ngủ/thức, nhiệt độ cơ thể, độ nhạy bén của tinh thần, tâm trạng, khả năng vận động, khẩu vị, ham muốn tình dục, và nhiều điều hay thay đổi khác đều diễn ra theo một chu kì thường lệ, gọi là nhịp điệu sinh học hằng ngày ( "circadian rhythm" : "Circa" trong tiếng Latin là "xoay quanh" và "dian" trong tiếng Latin là "ngày", nên "circadian" nghĩa là "quanh ngày"). Chu kì ngủ/thức là nhịp điệu hằng ngày điển hình nhất, và hầu hết người xưa tin rằng, nó phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, một cuộc thí nghiệm trong bóng đêm vào năm 1938 đã chứng minh đó là một sai lầm. Nathaniel Kleitman, nhà khoa học nghiên cứu về giấc ngủ tại trường Đại học ở Chicago cùng trợ lý Bruce Richardson đã đóng trại 32 ngày trong Hang động Mammoth của Kentucky. Họ hoàn toàn sống trong bóng đêm để tìm hiểu xem, cơ thể họ sẽ phản hồi thế nào khi không có những tín hiệu bên ngoài. Họ nhận ra rằng: Cho dù không có ánh sáng mặt trời, cơ thể họ vẫn giữ chu kì ngủ bình thường và nhiệt độ cơ thể vẫn thay đổi lên xuống. Mặc dù vậy, những chu kì đó không đúng chính xác 24 giờ. Theo thời gian, chúng dần kéo dài ra từ khoảng 24 đến 28 tiếng. Ngày nay, chúng ta biết rằng mỗi cơ thể người đều được điều khiển bởi một đồng hồ sinh học từ một vùng rất nhỏ trong não bộ, gọi là nhân trên chéo . Tuy nhiên, những tín hiệu bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến nhịp điệu sinh học hằng ngày. Những tín hiệu đó được gọi là "zeitgeber" (tiếng Đức nghĩa là "kẻ trao tặng thời gian"), nó giúp chúng ta theo sát thời gian biểu 24-giờ tương thích với ngày và đêm. Cơ thể cũng tiết ra nhiều chất hóa học hỗ trợ nhịp điệu ngủ/thức. Trong số chúng có adenosine và melatonin . Adenosine là một hợp chất gây thẫn thờ, uể oải, hoạt động vào ban ngày và khiến cho chúng ta buồn ngủ. Khi bạn ngủ, adenosine sẽ giảm xuống, đến ngày hôm sau mới tăng lại. Melatonin, một hormone tiết ra vào buổi tối bởi tuyết tùng, phát tín hiệu cho não rằng cơn ngủ sắp ập đến. Dù những cơ chế này đều vận hành trong mỗi cơ thể, nhưng đồng hồ sinh học của từng người lại có chút khác nhau. Người "yêu buổi sáng" là người cảm thấy thoải mái, rạng rỡ nhất vào buổi sáng, thích dậy sớm và ngủ sớm. Còn hội "cú đêm" thì dậy muộn, bắt đầu ngày mới cách chậm chạp, nhưng ban đêm lại rất tỉnh táo. Nhịp điệu sinh học hằng ngày cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể và khung giờ ăn. Hiểu rõ nhịp điệu cơ thể sẽ tạo nên tác động tích cực đến việc sinh hoạt hằng ngày của bạn. Phần lớn mọi người sẽ tỉnh táo vào sáng sớm và chiều tối, cảm thấy buồn ngủ lúc sắp xế chiều, đó là lí do họ cần giấc ngủ trưa. Khả năng vận động mạnh nhất vào xế chiều và chiều tối. Những ánh sáng phát ra ban đêm, bao gồm ánh sáng từ màn hình TV và thiết bị xách tay đều là những "zeitgeber" đánh lừa cơ thể rằng nó vẫn chưa buồn ngủ. Dịch bởi: Johanna Nguồn thông tin: Nationalgeographic.com Nguồn ảnh: Thesimplethings, headway *Chú thích: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem