Chia sẻ Bạn đã viết đúng chính tả chưa?

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi mySJH, 1 Tháng bảy 2021.

  1. mySJH

    Bài viết:
    3
    1. Vô hình chung hay Vô hình trung
    2. Đều như vắt tranh hay Đều như vắt chanh
    3. Xe duyên hay Se duyên
    4. Trăng trối hay Trăn trối
    5. Nhục chí hay Nhụt chí
    6. Dè xẻn hay Dè sẻn
    7. Xoay xở hay Xoay sở
    8. Xán lạn hay Sáng lạng
    9. Nghe phong thanh hay Nghe phong phanh
    10. Đài cát hay Đài các

    BẠN ĐÚNG ĐƯỢC BAO NHIÊU TỪ TRONG 10 TỪ TRÊN ?

    ĐÁP ÁN:

    1. Vô hình trung

    "Trung" : Bên trong, "vô hình trung" : Trong cái vô hình. Trong từ điển tiếng Việt "vô hình trung" có nghĩa là tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là thế.

    2. Đều như vắt tranh

    "Vắt tranh" : Là một thao tác trong quá trình làm những tấm bằng cỏ tranh để sử dụng khi làm nhà. Cỏ tranh còn có tên gọi khác là bạch mao căn, cỏ tranh săng, nhả cà, lạc cà.. thuộc họ nhà lúa phân bố từ đồng bằng đến vùng trung du, miền núi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nước ta. Và câu thành ngữ "Đều như vắt tranh" ý nói làm một cái gì đấy rất đồng đều.

    3. Xe duyên

    "Xe" : Là (1) làm cho các sợi nhỏ xoắn chặt với nhau thành sợi lớn và (2) làm cho kết đôi với nhau thành vợ chồng.

    4. Trăng trối

    "Trăng trối" : Lời dặn dò trước lúc mất của ai đó. "Trăn trối" không có nghĩa

    5. Nhụt chí

    "Nhụt" : Kém sắc nhọn vì đã dùng nhiều. "Nhụt chí" : Bị giảm sút đi về tinh thần, ý chí

    6. Dè sẻn

    "Dè" : Dành để, kiêng nể, "sẻn" : Hà tiện quá, chặt chẽ quá. "Dè sẻn" à tằn tiện, tự hạn chế chi dùng quá mức.

    7. Xoay xở

    "Xở" : Gỡ rối, gỡ bớt. "Xoay xở" : Làm hết cách này đến cách khác giải quyết cho được khó khăn, hoặc để có cho được cái cần có.

    8. Xán lạn

    "Xán" : Rực rỡ, "lạn" : Sáng sủa. "Xán lạn" : Rực rỡ, sáng sủa

    9. Nghe phong thanh

    "Phong thanh" : Tiếng gió, nghĩa là lời đồn. Nghe thì "phong thanh", còn bận đồ mới "phong phanh".

    10. Đài các

    "Đài" : Các nhà làm cao, có thể trông xa được. "Các" : Cái gác. "Đài các" : Cao sang quyền quý.
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,167
    Mình được 9/10, haha. Chưa biết cái "vắt tranh" thật!

    Thực tế thì cụm từ "Đều như vắt chanh" cũng vẫn có thể hợp lý bởi ngày nay nhiều người quen với hành động "vắt chanh" hơn là "vắt tranh". Cỏ tranh để lợp mái nhà thì từ lâu đã không còn được sử dụng nữa, còn chanh thì người Việt mình sử dụng thường xuyên, đều đặn, mâm cơm Việt khi nào cũng có bát nước mắm, mà bát nước mắm theo thói quen thường ngày đều sẽ vắt chút chanh vào. Vậy nên "Đều như vắt chanh" vẫn có thể chấp nhận được, nhất là khi cụm từ gốc "vắt tranh" đã gần như biến mất rồi.
     
    Pim Pim, Thùy MinhCute pikachu thích bài này.
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    "Đều như vắt tranh" ý nói về một cái gì đấy rất đồng đều.
    "Vắt tranh" trong câu thành ngữ này là một thao tác trong quá trình làm những tấm bằng cỏ tranh để sử dụng khi làm nhà.
    Ngày xưa, người ta thường bện cỏ tranh thành từng tấm (để lợp mái hoặc dựng vách) theo kích thước phù hợp với quy mô của nhà, quy trình này được gọi là "đánh tranh". Một tấm tranh bao gồm nhiều vắt tranh tạo thành.
    Các nắm sợi tranh (hay còn gọi là vắt tranh) phải đều để khi lợp lên mái trông đẹp và sẽ không bị thấm nước mưa.
     
    Cute pikachumySJH thích bài này.
  5. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    "Đài các"

    - Nếu là danh từ: Chỉ nền cao và nhà gác; chỉ nơi ở của người giàu sang, quyền quý thời xưa


    Ví dụ:

    Thân em như hạt mưa sa


    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

    - Nếu là tính từ: Chỉ người có dáng vẻ, điệu bộ của người giàu sang, quyền quý

    Ví dụ: Thói đài các rởm!
     
    Sun Shine102Thùy Minh thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...