Cà phê Việt Nam, phần 1 03 LOẠI CÀ PHÊ ĐƯỢC TRỒNG CHỦ YẾU TẠI VIỆT NAM (hình) Việt Nam là nước có sản lượng và thị phần xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới chỉ sau Brazzil. Thế nhưng không phải ai cũng biết những loại cà phê được trồng chủ yếu ở Việt Nam, vì thông thường khi nhắc đến cà phê người ta nghĩ ngay đến Robusta - loại cà phê mà nước ta có sản lượng lớn nhất thế giới. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại cà phê được trồng chủ yếu tại Việt Nam nhé 1. Robusta - hạt cafe phổ biến nhất tại Việt Nam Cà phê Robusta còn được biết đến với tên gọi cà phê vối. Đây là loại cà phê rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam, hằng năm đạt 90 – 95% tổng sản lượng cà phê. Loại cà phê này có mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt. Hạt cà phê Robusta khá nhỏ (nhỏ hơn Arabica), có mùi thơm dịu, được sấy trực tiếp chứ không lên men nên có vị đắng gắt, độ cafein cao, nước có màu nâu sánh, đậm đặc, phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. Robusta có 2 dòng hạt: - Robusta Sẻ là dòng Robusta thuần chủng, chất lượng đậm đà hơn các dòng cao sản, hạt nhỏ nhưng kết cấu chắc và nặng. - Robusta Cao Sản là dòng Robusta có sản lượng lớn và năng suất cao. Dòng Robusta có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhưng chất lượng không ngon bằng dòng Robusta thuần chủng. Chính vì vậy, dòng này thường được dùng để chiết xuất axit chlorogenic hoặc làm cà phê hòa tan. 2. Arabica Cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) loại cà phê này có hạt hơi dài, được trồng nhiều tại Lâm Đồng, ở độ cao từ 800 mét trở lên so với mực nước biển, nhưng thơm ngon nhất phải từ 1300 – 1500 mét. Quả Arabica được thu hoạch, rồi lên men bằng cách ngâm nước cho nở, rửa sạch và được sấy. Arabica mang hương vị đặc biệt khi mang lại chất vị hơi chua khi uống, người ta thường ví vị chưa đó giống như khi mình ăn chanh, sẽ rất chua, nhưng lập tức thấy được vị đắng của vỏ. Có 3 loại hạt cà phê Arabica: - Hạt Typica: là giống cà phê lâu đời nhất trên thế giới vì được tìm ra đầu tiên. Đặc trưng hương vị của Typica được ưa thích bởi vị đắng pha ngọt, hòa quyện cùng vị chua thanh. Cây cà phê Typica có hình nón cao khoảng 3, 5 – 4m với thân chính mọc thẳng, mọc xiên là nhiều thân phụ. Ở Việt Nam, Typica được trồng nhiều nhất ở Cầu Đất (Đà Lạt). Hàng năm sản lượng vào khoảng 3 tấn nhân cà phê/ năm. Những năm gần đây để có được hạt cà phê Typica thuần chủng tại Việt Nam khá khó khăn và sản lượng vô cùng hạn chế. - Hạt Bourbon: xuất xứ từ một hòn đảo Pháp và được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1875. Môi trường lý tưởng để hạt này phát triển từ độ cao 1000 – 2000m. Bourbon có năng suất cao từ 20 tới 30% so với Typica và chất lượng cà phê tạo ra tương đương với Typica. Cà phê Bourbon khi chín có màu tùy theo từng chủng như: Vàng, cam, đỏ.. Hạt Bourbon có chứa một hàm lượng axit hữu cơ phong phú mang vị chua thanh. Ngoài ra giống này cũng mang mùi thơm quyến rũ và hương vị hấp dẫn. Hậu vị của Bourbon chua thanh khiến nhiều người mê đắm chính vì thế Bourbon là giống cafe thơm ngon hàng đầu của Việt Nam. - Hạt Catimor: là giống được lai tạo ở Bồ Đào Nha sau đó du nhập vào Việt Nam từ năm 1984. Hạt Catimor được lai tạo để có thể kháng bệnh gỉ sắt làm cà phê bị rụng lá dẫn tới năng suất thấp và không ổn định. Đây là giống cà phê cây thấp, cành có đốt ngắn, đặc biệt giống này có thể trồng với mật độ dày nhưng cây trưởng thành sớm. Để phân biệt, Catimor có tán lá mọc che kín thân. Giống này hạn chế sự phá hoại của sâu đục thân từ đó cho năng suất cao, có khả năng bằng hoặc hơn các giống cà phê thương mại khác. Cà phê Catimor có mùi thơm nồng nàn, vị chua nhẹ. 3. Cherry Cà phê Cherry còn được gọi với tên gọi thân thuộc là cà phê mít. Loại này tuy không được phổ biến lắm, nhưng có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và năng suất cao nên thường được sử dụng làm gốc ghép với các giống cà phê khác. Ở nước ta, cà phê Cherry được trồng nhiều ở những vùng đất khô đầy gió và nắng như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Trị. Cà phê Cherry rất được lòng phái nữ bởi hương vị khác biệt đặc trưng. Loại cà phê này có vị chua của cherry xen lẫn cùng hương thơm thoang thoảng như mùi mít chín. Khi chạm môi vào tách cà phê và nếm thử thì cảm giác thật khó tả. Sự kết hợp hoàn hảo của vị ngọt của trái chín và vị đắng nhẹ cùng hương hoa cỏ khiến người thưởng thức không thể nào quên được. Cà phê Cherry gồm 2 loại chính là Liberica và Exelsa, hạt cà phê có màu vàng, sáng bóng, mùi hương thoang thoảng khi pha và có vị chua nhẹ, tạo ra một cảm hứng thư giãn dễ chịu. 4. Những loại cà phê khác Cà phê culi Hạt còn được bọi là cafe Bi vì có hình dạng to tròn và mỗi trái chỉ có duy nhất một hạt mà thôi. Chính vì chỉ có một hạt nên bao nhiêu tinh chất đều tập trung vào hạt cà phê to tròn. Cà phê Culi có vị đắng gắt, hương thơm quyến rũ, hàm lượng cafein ở mức cao, khi pha cà phê cho ra nước màu đen sánh. Cà phê moka Moka được xem là loại cà phê có "họ hàng" với Arabica. Cây cà phê Moka có khả năng chống lại sâu bệnh thấp, đòi hỏi quy trình chăm sóc tỉ mỉ, thường được trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Những người sành cà phê vẫn luôn ưu ái gọi Moka là "Nữ hoàng cà phê". Bởi Moka mang đến cho người ta cảm giác thương nhớ với hương vị đắng nhẹ hòa quyện cùng vị chua thanh và cả một chút béo ngậy. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Moka có giá thành cao hơn các loại cafe khác và trở thành một món quà đặt biệt dành tặng nhau của những người sành cà phê.