Bạn có biết thế nào là bệnh loãng xương không?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Phoenixfire, 12 Tháng chín 2018.

  1. Phoenixfire Silence is the most powerful scream!

    Bài viết:
    287
    1. Bệnh loãng xương là gì?

    Loãng xương là 1 tình trạng bệnh lý làm cho xương suy yếu và khiến xương dễ bị gãy hơn. Điều đó có nghĩa là thậm chí khi chỉ với va chạm hay té ngã nhẹ, người bị loãng xương vẫn có thể bị gãy xương.

    [​IMG]

    Xương sống là 1 trong những vị trí dễ bị gãy và hư hại

    Xương của chúng ta được cấu tạo từ collagen, các muối canxi và các thành phần khác. Tất cả xương đều có 1 lớp vỏ bên ngoài bao phủ mạng lưới xương sợi đan chéo nhau (trabecular bone) giống như hình tổ ong. Giống như các bộ phận còn lại của cơ thể chúng ta, xương hoạt động và thay đổi trong suốt cuộc đời của chúng ta. Phần xương bị mòn sẽ bị phá vỡ bởi các tế bào hủy xương và được thay thế bởi các tế bào xây dựng xương được gọi là các tế bào tạo xương.

    Khi chúng ta còn trẻ, quá trình này xảy ra nhanh chóng. Xương chỉ mất khoảng 2 năm để tự làm mới toàn bộ khung xương. Đến tuổi trưởng thành, quá trình này xảy ra chậm mất khoảng 7 năm hoặc thậm chí 10 năm. Độ tuổi từ 16 đến 18, xương của chúng ta bắt đầu ngừng phát triển theo chiều dài, nhưng mật độ xương vẫn tiếp tục gia tăng cho đến tuổi 20-30.

    Sau tuổi 35, xương của chúng ta bắt đầu giảm mật độ, xương trở nện yếu hơn khi chúng ta già đi. Đối với 1 số người, việc giảm mật độ xương dẫn đến bệnh loãng xương. Phụ nữ có xu hướng bị tình trạng bệnh lý này nhiều hơn; tình trạng này là do sự mất xương xảy ra nhanh hơn trong những năm sau thời kỳ mãn kinh.

    2. Các yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh loãng xương:

    Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh loãng xương, một số yếu tố nguy cơ sau có thể làm cho bạn dễ bị mắc bệnh loãng xương hơn, chúng bao gồm:

    YẾU TỐ DI TRUYỀN

    60% loãng xương là do di truyền. Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan - trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện 115 (TP. HCM) - cho biết như vậy qua công trình nghiên cứu trên 4.000 người trong 10 năm của mình.

    Yếu tố di truyền chiếm trên 60% là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương, cha mẹ bị gãy xương do loãng xương thì nguy cơ con cái bị loãng xương rất cao. Còn lại là các yếu tố môi trường, vận động, các bệnh lý đi kèm.

    Chính vì tỷ lệ di truyền rất cao nên xác định trong bộ gen, gen nào quyết định về xương sẽ rất hữu ích trong phòng ngừa nguy cơ, có thể ức chế hoặc kích hoạt nguy cơ gây bệnh, ngăn không cho bệnh tiến triển nữa. Thậm chí kích hoạt thay đổi gen từ thế hệ con cái không chỉ bệnh loãng xương mà những bệnh thông thường trong cộng đồng và có những biện pháp phòng ngừa tiên tiến hơn trong tương lai.

    Trước đây, y học phân tích gen chỉ rời rạc. Tiến bộ hơn là mấy chục rồi đến mấy trăm gen. Hiện nay, Anh, Mỹ, Úc và Trung Quốc đã phân tích được toàn bộ bản đồ gen (mấy triệu gen) cùng lúc.

    TUỔI TÁC

    Càng lớn tuổi bạn càng có nhiều nguy cơ hơn, xương của chúng ta dễ gãy hơn khi già đi. Ở tuổi 75, ước tính có khoảng một nửa dân số bị loãng xương khi được đo bằng thiết bị đo mật độ xương (bone density scan)

    GIỚI TÍNH

    Theo bác sĩ Thục Lan, trên thế giới có 25-30% phụ nữ bị loãng xương, ở Việt Nam tỷ lệ này là 27%; nam giới trên thế giới và Việt Nam tương đồng là 10%. Nhưng dùng chỉ số trong máy thì lên tới 45% ở phụ nữ, 30% ở nam giới.

    Loãng xương xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh chiếm tỷ lệ cao nhất nên đặc biệt quan tâm.

    [​IMG]

    Những vị trí trên đây là 1 trong những vị trí dễ bị gãy do bệnh loãng xương

    UỐNG RƯỢU/ĐỒ UỐNG CÓ CỒN

    Uống quá nhiều rượu có liên quan đến nguy cơ loãng xương. Bạn nên duy trì hàm lượng rượu được khuyến cáo.

    HÚT THUỐC LÁ

    Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lá có nhiều khả năng bị loãng xương hơn. Bởi vì các chất độc trong khói thuốc lá ảnh hưởng đến các tế bào, cơ quan và hormone liên quan đến sức khỏe của xương. Do đó, việc hút thuốc lá dẫn đến mất xương nhanh hơn khi bạn có tuổi, làm tăng nguy cơ loãng xương.

    TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ THẤP

    Những người có trọng lượng cơ thể thấp thường có khung xương nhỏ hơn, tăng nguy cơ mất xương trong cuộc sống sau này. Ở phụ nữ, mô mỡ sản sinh ra 1 lượng nhỏ estrogen (1 loại hormone sinh dục) giúp bảo vệ xương, do đó những người gầy (người có ít mỡ) thì xương không có nhiều khả năng được bảo vệ. Những người biếng ăn cũng có thể có nguy cơ cao hơn, do rối loạn chức năng ăn uống có xu hướng dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp, ảnh hưởng đến sự sản sinh estrogen ở phụ nữ, góp phần làm giảm đáng kể mật độ xương.

    TÌNH TRẠNG VIÊM NHIỄM

    Sự rối loạn tự miễn dịch và các bệnh viêm mãn tính có thể làm cho bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn vì chúng làm tăng tốc độ hủy xương. Việc sử dụng 1 số loại thuốc kéo dài cũng ảnh hưởng đến nguy cơ loãng xương.

    CÁC VẤN ĐỀ VỀ TUYẾN GIÁP

    Cụ thể là cường giáp có liên quan đến bệnh loãng xương. Đó là do cường giáp làm tăng số lượng các chu trình tu sửa xương trong cơ thể. Sau tuổi 30, các chu trình này xảy ra càng nhiều, mật độ xương của bạn càng giảm.

    CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHỨNG KÉM HẤP THU

    Sự rối loạn tiêu hóa như bệnh viêm đường ruột mãn tính (Crohn's disease) và bệnh Celiac (ruột non quá nhạy cảm với gluten, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn - Celiac disease) cũng có thể làm cho bạn có nguy cơ loãng xương. Những tình trạng bệnh lý này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng giúp xương chắc khỏe, như canxi và vitamin D. Điều này có nghĩa là bạn dễ có mật độ xương thấp hơn và dễ gãy xương hơn.
     
    Rùa Siêu Tốc thích bài này.
    Last edited by a moderator: 5 Tháng một 2019
Trả lời qua Facebook
Đang tải...