Review: Balzac và cô thợ may Trung Hoa Hôm nay mình mới xem được một bộ phim rất hay nên tức tốc lên đây review cho các bạn. Đây là một bộ phim Trung Quốc có tên là Balzac và cô thợ may Trung Hoa. Bộ phim được chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của nhà văn Đới Tư Kiệt và chính ông làm đạo diễn Bộ phim lấy bối cảnh Trung Quốc những năm sáu mươi, khi đang thi hành chính sách cải cách hà khắc của chủ tịch Mao Trạch Đông. Mã và Lạc là hai người bạn thân vì cha của hai người bị chính quyền Trung Quốc cho rằng có ý đồ phản động nên đã bắt hai người đến cải tạo ở một vùng núi hẻo lánh tên là Kim Phụng. Người dân nơi đây đều là những người dân nghèo quanh năm lam lũ nhưng lại vô cùng tôn sùng chủ nghĩa cộng sản, nhất là chủ tịch Mao Trạch Đông, đối với họ những gì liên quan đến Mao Trạch Đông đều là chân lý. Họ tôn sùng chủ nghĩa cộng sản đến nổi bất cứ thứ gì liên quan đến tư sản đều phải được bài trừ. Người dân nơi đây vô cùng lạc hậu và đặc biệt là không ai biết chữ. Đối diện với hai chàng thanh niên trẻ tuổi đến từ thành phố và những đồ vật họ mang theo, tất cả bọn họ đều cảm thấy vô cùng lạ lẫm, họ vây quanh hai chàng trai và rương đồ dùng để được tận mắt xem người thành phố có điều gì thú vị. Mã và Lạc khi tới đây thì cảm thấy nơi đây vô cùng lạc hậu, tù túng nhưng họ không còn cách nào khác. Đành phải thích nghi với cuộc sống. Ngay sáng hôm sau họ đã phải đi gánh phân để bón cho cây trồng, dân làng ở đây sử dụng phân tươi để bón trực tiếp cho cây. Những dùng phân vừa hôi vừa nặng làm cho hai chàng thiếu niên ngao ngán, ngoài bón phân cho cây họ còn phải xuống hầm mỏ để làm việc, công việc vô cùng vất vả, hầm mỏ nóng bức, tối tăm đến nổi giơ bàn tay lên không thấy được năm ngón tay. Nhưng nơi hoang vu này hóa ra lại có một thứ rất hay ho, đó là những cô thôn nữ rất xinh đẹp. Một ngày nọ nhân lúc rảnh rỗi, Mã và Lạc rủ nhau lẻn đi ra khe suối nhìn trộm các cô gái tắm, họ gần như trần trụi. Mãi mê đắm trước khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, tiên nữ tắm táp, Lạc không may rơi xuống hố. Tiếng la của anh đã làm cho các cô gái hoảng hốt, họ đến hố xem và phát hiện anh rơi xuống đó. Trước ánh mắt và sự cười cợt của các cô thiếu nữ Lạc rất đổi ngại ngùng, anh nhìn thấy một cô gái rất xinh, gương mặt thanh thuần, diễm lệ. Cô gái cười nói với anh mấy câu rồi bỏ đi. Sáng hôm sau họ gặp lại nhau, cô gái xinh xắn hôm qua giới thiệu với anh cô là cô bé thợ may. Đôi mắt cô đen láy, nụ cười trong trẻo đáng yêu, Lạc lúc này như sa vào lưới tình, cô gái ngây thơ hỏi anh về những việc trong thành phố. Anh thấy cô rất đáng yêu, cũng rất buồn cười. Đôi mắt và giọng nói của cô biểu lộ rõ sự ganh tị với Mã và Lạc vì hai anh đến từ thành phố, được đi đó đây và biết được nhiều thứ hay ho. Một hôm trưởng làng cử Mã và Lạc đi xem một bộ phim triều tiên, họ đi xem về và kể lại cho dân làng nghe. Kéo thay Lạc lại là một người có khiếu lể truyện, anh kể rất hay, mấy cô gái chăm chú nghe anh. Có người còn cảm động rơi nước mắt. Hai chàng trai dần được dân làng quý mến. Họ dần quen với cuộc sống khổ cực ở nơi đây. Cô bé thợ may càng ngày càng thân thiết với Mã và Lạc. Họ bàn nhau đi lấy trộm sách của bốn mắt, bốn mắt cũng là một thanh niên đến đây cải tạo. Anh ta có rất nhiều sách ngoại văn hay. Ba người rất muốn tìm hiểu về văn hóa phương tây, xem nó hay ho thế nào. Thế là họ quyết định đêm đến sẽ hành động. Đêm đó lợi dụng lúc mọi người đang ca hát không để ý. Mã và Lạc đã lẻn vào phòng trộm mất vali sách của bốn mắt. Ho mang sách đến giấu ở một hang động, đó là căn cứ bí mật của họ, là nơi mà dân làng và trưởng thôn sẽ không phát hiện được. Ở đây sách ngoại văn bị cấm tuyệt đối, tư tưởng phong khiến cực đoan không cho phép có ánh sáng tư bản nào được le lói quanh đây. Nếu những cuốn sách bị phát hiện chú sẽ bị đốt sạch. Cô bé thợ may không biết chữ, nhưng cô khao khát tự do, khao khát được biết về thế giới bên ngoài. Thế là Lạc ngày ngày đọc sách cho cô nghe. Cuốn sách cô thích nhất chính là sách của Balzac, một nhà văn Pháp với tư tưởng tiến bộ đã khai sáng cho cô. Một đêm nọ trưởng thôn rọi đèn phát hiện Mã đang kể về những câu chuyện tiến bộ cho người thợ may già nghe, ông nổi giận và dọa sẽ bắt Mã đi. Giữa thời bấy giờ truyền bá văn hóa tây phương là một tội lớn. Lo sợ Mã gặp rắc rối. Lạc bèn đồng ý giúp trưởng thôn chữa cái răng sâu, mọi việc suôn sẻ, Mã được cứu. Những người dân nơi đây sống cùng với sự khổ cực và tăm tối, thứ duy nhất mà họ tin chính là những cải cách của Mao Trạch Đông. Bộ phim mang màu sắc u buồn và bức bối. Nhưng đâu đó vẫn lóe lên những tia sáng của tình yêu, của sự rạo rực và khát khao được bước ra thế giới bên ngoài. Lửa gần rơm cuối cùng cũng bén, Lạc và cô bé thợ may yêu nhau, họ đến với nhau bằng một trái tim rạo rực căng tràn nhựa sống của tuổi trẻ, thế nhưng tháng ngày ngọt ngào chưa được bao lâu thì Lạc hay tin cha anh đang bệnh nặng. Anh phải gấp rúc trở về thăm ông, cô bé thợ may nghe xong lòng buồn rười rượi. Cô nhảy xuống suối bắt một con baba, vì tin rằng khi cha của Lạc ăn xong sẽ khỏe lại. Nào ngờ cô bị rắn cắn. Mã và Lạc vô cùng lo lắng vội hút nọc rắn ra cứu cô. Ngày Lạc ra đi cô quyến luyến anh không rời, ánh mắt rươm rướm nước chạy theo phía sau xe anh. Xe đi rất xa cô mới miễn cưỡng ngừng lại. Lạc đi chưa bao lâu, cô bé thợ may phát hiện ra cô có thai với anh. Luật lệ hà khắc khiến cô không thể giữ cái thai, nếu ông cô và trưởng thôn biết được sẽ giết cả cô và Lạc. Thế là Mã âm thầm thay người bạn thân của mình chăm sóc cô, giúp cô phá cái thai. Ánh mắt anh buồn rười rượi, đứng trước hiên nhạc kéo một khúc nhạc buồn, bởi anh cũng yêu cô, một tình yêu đến sau không nói thành lời, anh muốn cô được sinh con ra nhưng luật lệ hà khắc không cho phép điều đó. Anh chạy vạy khắp nơi, tìm cách giúp cô bỏ cái thai. Lạc từ thành phố quay về mang rất nhiều quà, anh muốn bù đắp cho cô, cùng cô sống những ngày hạnh phúc. Nhưng anh đã lầm, tình yêu đã không đủ sức níu chân cô, cô bé thợ may ngây thơ quê mùa đã được Balzac khai sáng, anh đâu ngờ cuốn sách của ông đã thay đổi cuộc đời cô, mãi mãi. Cô quyết ra đi để ngắm nhìn những thứ mới lạ, để tìm kiếm vẻ đẹp trong tận đáy tâm hồn, để thoát khỏi cái lạc hậu của gông xiềng phong kiến. Cô ra đi và mãi mãi không về. Kết phim là hình ảnh Mã và Lạc của nhiều năm sau đó, mỗi người đã có cho mình một sự nghiệp, nhưng vẫn luôn nhớ về cô bé thợ may năm nào, trong hồi ức của họ, những ngày tháng ba người ngồi bên nhau đọc sách nơi làng quê hoang vắng kia là khoảng thời gian đẹp nhất đời người. Đây là một bộ phim nặng về chính trị, phản ảnh hiện thực bấy giờ một cách sâu sắc. Nó mang một màu sắc u buồn, nhưng đâu đó vẫn có sự vươn lên không ngừng của những trái tim khao khát yêu thương. Nếu tình yêu của Lạc dành cho cô bé thợ may là thứ tình cảm vô tư, ngây dại, thì tình yêu của Mã dành cho cô lại là thứ tình yêu âm thầm lặng lẽ, bẽn lẽn mà đậm sâu. Còn cô bé thợ may hệt như con chim non bị nhốt trong củi sắt, mơ ước một lần được đập cánh giữa bầu trời. Bộ phim này hết sức nhẹ nhàng, không có các tình tiết gay cấn, hệt như một dòng nước phẳng lặng từ từ tưới mát tâm hồn của mỗi người. Nó không làm ai rơi nước mắt, không khiến ai phải đau lòng. Nhưng có lẽ khi xem xong bạn sẽ phải suy ngẫm nhiều về nó. À bật mí thêm là vai cô bé thợ may do nữ diễn viên gạo cội- Châu Tấn thủ vai. Ai cũng biết rồi, Châu Tấn diễn xuất thì chỉ có đỉnh thôi. Fan Châu Tấn thì xem ngay và liền nha. Mãi yêu Mình là Lam Bình, cảm ơn bạn đã đọc bài viết nha