Review Sách Balzac Và Cô Bé Thợ May Trung Hoa - Đới Tư Kiệt

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi SeaPearl1311, 16 Tháng một 2023.

  1. SeaPearl1311 Núi, nước và mây trời...

    Bài viết:
    15
    Sách và Người

    Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa là quyển tiểu thuyết đầu tay của Đới Tư Kiệt, được Gallimard xuất bản năm 2000 tại Pháp và nhanh chóng trở thành tác phẩm bán chạy nhất với năm giải thưởng. Không dừng lại ở đó, trong vai trò đạo diễn, ông đã dùng ngôn ngữ điện ảnh để xây dựng nên một bộ phim tuyệt vời. Và hôm nay, qua lăng kính ngôn ngữ văn chương, chúng tôi phân tích tác phẩm bằng 10 câu hỏi.

    Tóm tắt

    Từ giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Trung Quốc, Đới Tư Kiệt đã tạo ra một câu chuyện đầy bất ngờ về khả năng phục hồi tinh thần của con người. Sự thức tỉnh thuộc chiều kích lãng mạn và sức mạnh kỳ diệu của cách kể chuyện đã diễn tả điều đó.

    Trong cao trào của cuộc cách mạng Văn hóa, hai cậu bé nọ (nằm trong số hàng trăm ngàn người) bị đày đi "cải tạo" ở nông thôn. Người kể chuyện và người bạn thân nhất của anh ta, Lạc, phải sống và làm việc ở một ngôi làng hẻo lánh dưới chân núi Phượng Hoàng. Họ được giao nhiệm vụ đẩy xe phân lên xuống những con đường quanh co. Gia tài để giải trí của họ bao gồm một cây vĩ cầm và sách. Chẳng bao lâu, họ gặp cô con gái xinh đẹp của một người thợ may ở địa phương. Nhưng đó là khi cả hai phát hiện kho tàng tri thức ẩn giấu trong các bản dịch sách kinh điển phương Tây. Vì vậy việc cải tạo của họ đi đến bước ngoặt đáng ngạc nhiên nhất. Trong khi khéo léo che giấu "kho báu bị cấm" của mình, các chàng trai tìm thấy đường đến thế giới mà họ tưởng đã mất mãi mãi. Và sau khi nghe những lời kể đầy quyến rũ và cũng nguy hiểm của họ về Balzac, ngay cả cô bé thợ may Trung Hoa cũng biến đổi theo.

    Tác phẩm bày ra các điểm nhìn: 1. Chủ đề tư tưởng, 2. Không khí "Văn cách", 3. Nhân vật "sách". Chúng ta sẽ tìm hiểu chúng ngay sau đây.

    [​IMG]

    Bình phẩm

    1. Tại sao Đới Tư Kiệt lại dẫn tên các tác giả nổi tiếng vào Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa?

    Đới nhắc đến nhiều tác giả phương Tây trong cuốn tiểu thuyết này nhưng Balzac mới là người nổi bật nhất. Bởi vì cái tên Balzac xuất hiện trong tựa đề. Và Đới viết về quá trình một cô gái trẻ mở mang đầu óc. Trong khi người kể chuyện thu mình, đứng ở phía sau, cô bé thợ may Trung Hoa tiến lên phía trước, vị thế của cô không ngừng tăng lên. Đới quan tâm Balzac vì phong cách hiện thực và thế giới quan nhân văn của ông. Điều này hoàn toàn phù hợp với phong cách riêng của Đới và bản chất của câu chuyện được kể: Mang tính giáo dục. Ngoài ra Đới còn chú ý Romain Rolland, người đã viết cuốn sách yêu thích của Mã, Jean-Christophe. Tác phẩm này được nhấn mạnh vì triết lý của chủ nghĩa cá nhân. Nó phản ánh sự phát triển trí tuệ của nhân vật tôi. Cụ thể nó thể hiện rõ nét ở cách người kể chuyện (Đới) diễn tả sự áp bức chính trị đã diễn ra như thế nào? Tuy nhiên không như các tác giả khác viết về Văn cách. Đới chỉ cho thấy đường lối ấy khôi hài và đầy mâu thuẫn.

    Khi họ đến nhà của cô bé thợ may, Lạc lên cơn sốt rét. Cô bé thợ may cắt ngang màn kể chuyện của Lạc và Mã. Cô kéo Lạc vào giường của mình, nơi có mùng ngăn muỗi. Cô kêu Mã đi hái thuốc cùng mình. Trở lại ngôi nhà, cô nghiền cây thuốc thành dạng như cao dán. Sau đó, cô bôi vào cổ tay Lạc và dùng vải băng lại.

    Khi nói đến các vấn đề thực tế như điều trị bệnh sốt rét, cô bé thợ may có kiến thức hơn nhiều so với Lạc. Cô cũng cho thấy tình yêu dành cho Lạc khi chăm sóc anh. Không giống như lãnh đạo lạnh lùng và tham lam, cô đối xử với Lạc và Mã bằng lòng tốt.

    Trưởng làng xăm xoi cây đàn vi - ô - lông. Lạc bảo rằng Mã sẽ chơi một bản nhạc. Ông hỏi bản nhạc đó tên gì? Lạc nhanh trí bảo rằng "Mozart đang nghĩ về Mao chủ tịch". Ông gật gù và đồng ý cho Mã chơi nhạc ngay. Và những người dân ở đó có vẻ thích thú.

    Một đêm khi không ngủ được, Lạc kêu Mã chơi một bài hát Tây Tạng. Nhưng nó đã được viết lại để ca ngợi Mao chủ tịch. Chi tiết này và chi tiết trên nói rất khéo về sự kiểm duyệt tẻ nhạt của Trung Quốc thời bấy giờ. Nghệ thuật chỉ được "đóng mộc" khi minh họa suy nghĩ và tác phong của Mao.

    Lạc và Mã được trưởng làng cho phép xuống thị trấn coi "xi-nê" rồi về kể lại cho ông nghe. Ông là kẻ hâm mộ trịch thượng của tài kể chuyện (1) và ông sẽ thét ra lửa mỗi khi nghe / thấy những thứ liên quan đến tư sản. Nhưng ông lại thích người khác dùng cái tài kể chuyện truyền thống để thuật lại nội dung phim chiếu bóng. Ông cũng mê cái đồng hồ báo thức hình con gà của Lạc lắm. Khi hai người bận việc ông giao, ông trở thành chủ nhân quyền quy nhất của chiếc đồng hồ. Nhờ nó, ông tha hồ lên giọng nhắc nhở dân làng về giờ giấc.

    Việc trưởng làng cho hai người làm nghệ thuật dân gian (ứng tấu và ứng khẩu) cho thấy lãnh đạo đương thời quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Nhưng họ không tiện / không đủ năng lực để tìm hiểu nên cần có người "truyền miệng". Nhờ vậy, Lạc và Mã có phút giây thư giãn, giải khuây sau bấy lâu bị tách biệt, "đói kiến thức".

    Hai chàng trai ấy còn cho đồng hồ chạy sớm một tiếng để được nghỉ ngơi. Họ làm vậy vừa để vừa lòng dân làng (chăm chỉ mỗi ngày) vừa để nghịch ngợm. Dường như theo lý thuyết của họ, họ bị giáng cấp khi trở thành nông dân nghèo, chứ không phải thăng tiến. Họ dẫn ra tính chân thật của người nông dân để cho thấy chính trị đã lợi dụng mọi hạng người. Và chánh quyền đang cố gắng phức tạp hóa vai trò của người nông dân để họ chỉ nghĩ về đồng rộng, lên mặt với người cải tạo.

    Dân làng tự bao đời chỉ dựa vào tiếng gà gáy, độ cao của mặt trời, cái lạnh của đêm để cảm nhận thời gian. Đới nói về cái đồng hồ, để giúp ta suy nghĩ về lối sống quốc tế, hiện đại. Dẫu trưởng làng có gắt gao, to tiếng, dân làng vẫn sống lối cũ bí ẩn, chậm rãi. Bên ngoài, dẫu Văn cách có dữ dội bao nhiêu vùng núi Phụng Hoàng ấy vẫn lặng lẽ, xa lạ.

    Cha mẹ của Lạc bị đấu tố vì hai tội: Tiết lộ bí mật quốc gia và nhắc đến tên cặn bã nhất trên Trái Đất (1). Họ đã nói về việc mình từng trị đau răng cho vợ chồng Mao Chủ tịch và Tưởng Giới Thạch. Và họ bị kết án một cách nhảm nhí.

    Mao có vị trí tối thượng bởi người ta tôn sùng cá tính của ông. Bởi không biết gì nên họ đưa ông lên tầm anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, "anh hùng" và dân thường ai cũng có thể bị đau răng. Đới viết rất nhẹ nhàng nhưng khiến Mao phải bẽ mặt và tức giận. Trưởng làng đau răng đến sưng vù mặt. Và cũng lúc đó ông phát hiện Mã phản động vì dám kể chuyện về một tên Bá tước Tây dương. Ông biết cha của Lạc là một nha sĩ lừng danh nên ông nhờ Lạc giúp. Và ông sẽ tha bổng cho Mã. Mẹ của "Bốn Mắt" nổi bật với danh hiệu "nữ thi sĩ chịu chi". Bà dùng tiền để làng chóng công nhận con trai bà hoàn thành tốt cải tạo. Hơn thế nữa, chủ bút tờ báo văn nghệ Quốc gia cũng phải "mềm lòng" vì sự kí thác khôn khéo, thu xếp gọn phải của bà. Sau khi thoát khỏi chốn heo hút, con trai bà sẽ làm việc ở tòa soạn và chuyên viết bài về ca dao dân ca miền núi.

    Qua đây ta có thể thấy luật chỉ dành cho dân đen. Ý muốn của chính quyền hơn cả luật. Chỉ cần ca ngợi Mao và đọc Mao tuyển, người dân sẽ được tuyên dương nhiệt liệt. Điều này đặt ra chuyện ai sợ chết phải mang bộ mặt giả dối. Và người bình thường sẽ có bức chân dung tự họa đáng thương như vậy.

    2. Người kể chuyện và Lạc đã thay đổi nhận thức như thế nào?

    Cả hai cậu bé (tuổi mới lớn) đều có thời gian "cải tạo" ở trên núi Phụng Hoàng. Nhưng họ chọn cho mình con đường trưởng thành khác nhau. Mã trở nên lãng mạn hơn nhờ đọc sách và chơi nhạc. Bởi cảm hứng nghệ thuật dạt dào ấy đưa anh vào cõi tưởng tượng tự do.

    Lạc "giao" cô bé thợ may Trung Hoa cho Mã. Anh ta "hình dung" bạn mình như đang chỉ huy một đội quân thường trực. Và anh được giao trọng trách bảo hộ người chị dâu "khỏi tình cảnh ảm đạm, khô cằn như sa mạc". Khả năng phân biệt đúng sai của anh ấy bị ảnh hưởng bởi việc đọc hiểu. Sau khi tiếp xúc với Romain Rolland, nhân vật tôi bắt đầu suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần độc lập. Nhìn chung, bản chất trầm ngâm của người kể chuyện chỉ thể hiện sâu sắc khi kinh nghiệm sống của anh mang lại ý tưởng mới. Lưu dường như học được nhiều hơn thông qua mối quan hệ với cô bé thợ may Trung Hoa. Khi cô rời xa anh, anh trở nên yếm thế. Anh bỏ rơi những cuốn sách đã cho cô động lực rời xa anh.

    Lạc và Mã có tính cách khác biệt nhau. Lạc như một người đàn ông của hành động. Nhân vật tôi như một người đàn ông của suy nghĩ. Và hai hình thái ấy được tăng cường khi họ phải chịu đựng tổn thương.

    Phần lớn cuộc cách mạng Văn hóa diễn ra trong khung cảnh đấu tố. Cha mẹ của Lạc đã từng trải qua. Điều này tác động mạnh đến tâm trí của Lạc. Anh có thể trải qua hụt hẫng, kinh hoàng vì cảm thấy bản thân bất lực hoàn toàn trước chính sách độc tài. Lẽ đó, ngay từ khi còn tuổi thiếu niên anh đã chín chắn hơn Mã.

    Lạc và Mã phải cải tạo ở nơi hiểm trở. Việc đó khiến họ cảm thấy xa lạ, hoang mang. Nhờ vậy, hai chàng trai phải tự học cách trải nghiệm, đương đầu với mọi việc. Leo núi, phải leo bằng chân, cuộc sống bắt đầu với công việc khó khăn, mang tính thử thách.

    Nhân vật "sách" bị đốt.. Ngọn lửa bốc lên, cuồng nộ trong gió và nuốt chửng tất cả những vết thương của đời người.. Có vẻ, sách cũng như con người, đều nhạy cảm như nhau.. Hành động đó chứng minh cho một sự tuyệt vọng trước thời cuộc. Lạc và Mã muốn thay đổi cô bé thợ may (nhân vật mặt nạ, nói cụ thể tên tục của cô và kể chuyện đời cô để hướng đến muôn người như cô). Họ mong cô hiểu được những bất cập của cuộc cách mạng Văn hóa và góp tuổi trẻ vào công cuộc đẩy lùi cái xấu xa bên trong nó chứ không phải chỉ để đổi đời và thỏa mãn cái tôi riêng như cô. Tuy sách cổ vũ con người hành động tích cực với ý chí. Nhưng hành động đó phải hướng đến cái chung (vận mệnh của cả dân tộc). Tiếng đàn vĩ cầm của Mã trong lúc đốt "sách" cất lên như để truy điệu, thể hiện thái độ tôn kính và thành khẩn trước những tượng đài tư tưởng về số phận, bức tranh nghệ thuật vĩ đại. Tất cả được soi chiếu vào đời thường, được gói trong các con chữ và nỗi hoài vọng đặt trên vai người trí thức.

    Việc Mã viết đoạn yêu thích của cuốn sách dịch Balzac bên trong chiếc áo khoác vô cùng lý thú. Bởi sách cũng như một trang phục. Mỗi ngành nghề trong xã hội được phân định thông qua bộ đồng phục và lương tâm nghề nghiệp của họ. Điều này cũng cho thấy kiến thức cũng có thể được xem như một vẻ đẹp vĩnh cửu. Con người mang ơn vì mọi thứ trên thế giới này đều được tạo ra từ nó. Con người tiến bộ khi hiểu lễ, lịch sử. Việc biết dùng quần áo đắp thân cho thấy điều đó. Và khi ta thừa nhận ảnh hưởng, ta như mặc áo lên người.

    3. Người kể chuyện, Lạc và cô bé thợ may Trung Hoa đã học gì cùng nhau?

    Khi hai nhân vật nam gặp cô bé thợ may Trung Hoa, Lạc và Mã ngay lập tức bị vẻ đẹp của cô "nhấn chìm". Tuy nhiên, họ cũng cho rằng cô cần phải "văn minh" trước khi trở thành một người tình. Lạc nhiệt tình theo đuổi mục tiêu này bằng cách đọc Balzac cho cô bé thợ may Trung Hoa nghe, dạy cho cô phương ngữ thành phố và cho cô thấy thời trang có tầm ảnh hưởng quốc tế thế nào? Rõ ràng, những bài học này ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của cô. Và cuối cùng, cô bé thợ may Trung Hoa đã chốt hạ điều cô học được: Vẻ đẹp của một người phụ nữ nên được trân trọng. Nói cách khác, cô đã nhận ra giá trị tiềm năng của chính mình. Từ đó ta có thể thấy, cô học từ những cuốn sách nhiều hơn những gì Lạc đã chỉ. Điều này cho Lưu một bài học: Tình yêu lãng mạn không được định nghĩa bằng việc chia ly hay ân ái. Cuối cùng, người kể chuyện, người hay suy tư nhất trong ba người, hiểu được sức mạnh của tình yêu và sắc đẹp. Và cả hai có thể được khám phá như nhau trong đời người và nghệ thuật. Mã kể câu chuyện này dựa trên nỗ lực liên hệ / tìm tòi của mình. Anh cho thấy mình đã bị ảnh hưởng bởi bạn bè của mình. Ở đoạn kết, việc cô bé thợ may đi tìm chân trời mới đã làm sáng tỏ điều đó.

    4. Đới xây dựng hai nhân vật chính?

    Hai nhân vật chính cho phép Đới làm nổi bật hai nét tính cách chính của một con người. Nhờ đó, ông có thể dễ dàng phát triển cấu trúc của cuốn tiểu thuyết. Người kể chuyện có đủ kiên nhẫn để quan sát hành động của Lạc - thường bốc đồng và khoa trương. Đới làm vậy để độc giả tập trung suy nghĩ: Lựa chọn của Lưu dẫn đến hậu quả gì? Hơn nữa, nó cho phép Đới khám phá cách tiếp cận nghệ thuật thông qua việc sáng tác và lí luận. Người kể chuyện vào vai nhà phê bình. Lạc hóa thân thành nhân vật trình diễn. Khi bắt đầu, Mã dường như coi mình thua kém Lạc, người hướng ngoại nhiều hơn. Tuy nhiên, ta cần trình bày rõ hơn ở vấn đề tiếp theo.

    5. Cuốn tiểu thuyết này nói gì về thực tiễn Văn cách? Cách Đới nhắn gửi thông điệp này?

    Nhìn chung, cuốn tiểu thuyết quan tâm đến các mối quan hệ của con người hơn là các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, Đới rất tinh tế khi nói về việc vi phạm nhân quyền hay hậu quả của việc cải tạo. "Cơn đại họa" này đã khiến thanh thiếu niên rời xa gia đình mình, bắt ép họ phải lao động vất vả và gieo vào đầu họ nỗi ám ảnh khi vi phạm đường lối. Tuy nhiên, thời gian sống trên núi cũng giúp người kể chuyện và Lạc: Biết cách đối diện thực tế, có trách nghiệm hơn đối với các mối quan hệ. Cuối cùng, Đới gợi ý rằng trong quá trình Mã kể chuyện và Lạc trải nghiệm có cả mặt tiêu cực và tích cực. Anh ta nhấn mạnh điều này bằng cách cho thấy cách Lạc "cải hóa" cô bé thợ may phản tác dụng vì cô bỏ rơi anh lên thành phố. Đây là một ví dụ hoàn hảo về cách Đới xem xét các câu hỏi chính trị trong tiểu thuyết. Ông kiểm tra hành vi và các mối quan hệ của con người thông qua phản ứng của họ.

    Và các chi tiết ấn tượng khác, chúng ta đã trình bày ở các phần trên. Vì vậy, phần viết này không nhắc lại nữa.

    6. So sánh các nhân vật đến từ thành phố và dân làng

    Các nhân vật thành phố như người kể chuyện, Lạc và Bốn Mắt rất khác dân làng. Mặc dù họ chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở, nhưng họ vẫn hiểu biết nhiều hơn dân làng. Vì vậy họ coi thường phong tục nguyên thủy và mức sống thấp trên núi. Tuy nhiên, Mã và Lạc cuối cùng nhận ra rằng họ có nhiều điểm chung với dân làng. Tất cả họ đều bị trưởng làng "cưỡng bức". Hầu hết dân làng thể hiện sự nhiệt tình khi nghe âm nhạc cổ điển và những câu chuyện tương đồng với tình cảnh của họ. Cuối cùng, Đới chứng minh rằng sự khác biệt giữa làng quê và thành phố là không đáng kể so với những phẩm chất chung kéo mọi người lại gần nhau. Chỉ cần người ta sẵn sàng nhìn nhau bằng cách sống và cách yêu.

    Trưởng làng không biết Mozart, không biết đàn vi - ô - lông. Vì vậy trò bịp của Lạc mới phát huy tác dụng. Nhưng phản ứng đầu tiên của họ khi nghe Mozart cho thấy nghệ thuật phương Tây (âm nhạc và văn học) có sức hấp dẫn trên toàn cầu.

    Vào thời Văn cách chủ nghĩa cộng sản tôn sùng người nông dân nghèo và tri thức đối đầu với điều này. Vì vậy dân làng mỉa mai Lưu và Mã. Qua chi tiết trên, Đới cho ta thấy hậu quả của việc phân chia văn hóa vì mục tiêu chính trị của ông.

    7. Tại sao các chuỗi giấc mơ của người kể chuyện có ý nghĩa?

    Mã có ba chuỗi giấc mơ lớn: Anh ta đột nhập vào nhà của Bốn Mắt, cô bé thợ may rơi khỏi vách đá và những người thực thi Văn cách tấn công anh ta trước khi anh ta được cô bé thợ may giải cứu. Anh sợ hãi / lo lắng cho tương lai. Điều đáng chú ý là những người phụ nữ tốt bụng đều có mặt. Trong giấc mơ đầu tiên, mẹ của Bốn Mắt mỉm cười với Mã khi anh lấp ló ngoài lán. Những giấc mơ chắc chắn cho thấy bản chất chiêm nghiệm của người kể chuyện, cũng như khả năng nhận thức của anh ta. Việc Lạc gạt bỏ những giấc mơ cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa họ. Nỗi sợ hãi của người kể chuyện về việc sống dưới tác động "búa rìu" của Văn cách cho ta thấy cách dập tắt các cuộc nổi dậy hay nhất là khống chế tâm lý.

    8. Người kể chuyện và cô bé thợ may xuống bệnh viện thị trấn tìm cách phá thai

    Chi tiết này Đới thêm vào như để khám phá mức độ đàn áp và nỗi sợ Văn cách. Theo nhiều cách, người kể chuyện nhận ra anh ta vẫn may mắn hơn nhiều người. Cảnh sát hay cán bộ cũng có thể mất việc vì những vi phạm nhỏ. Công nhân nhà máy bị mất ngón tay. Và nỗi sợ hãi đến từ một số người và cả con cái của họ nữa. Những con người đó, họ luôn luôn để tâm trí của mình bám sát gót chân và cứ mãi áp bức gia đình những người bị đánh đổ. Chỉ cần một người trong gia đình sơ sót dù nhỏ nhất trong hành động hay lời nói về những gì liên quan đến Mao, Cộng sản hay Tây phương thì tai họa sẽ ập đến cho cả gia đình.

    Anh nghĩ về ba mẹ của mình nếu họ bắt gặp anh và cô ấy ở nhà thương huyện. Anh biết họ sẽ ném cho anh và cả cô ấy nữa một cái nhìn kinh hoàng và tồi tệ hơn cả nỗi ánh ảnh cách mạng văn hóa. Và anh cũng sẽ rõ những gì xảy đến tiếp theo: Họ sẽ không cho anh cơ hội giải thích nào cũng như không bao giờ nhìn mặt anh nữa. Thật điên rồ, nhưng giới tri thức tư sản mà người cộng sản đã giáng cho bao nhiêu gian khổ, về mặt đạo đức cũng không kém khắt khe như những người ngược đãi họ.

    Tự hỏi, họ tiến bộ hay những sách họ đọc mới thực sự tiến bộ, rõ ràng họ gặp rắc rối với việc tiếp nhận tư tưởng của nhân loại vì cái gốc Nho của dân tộc đã bén rễ quá sâu vào quan niệm luân lí nhân đức, thuần phong mĩ tục của họ. Ấy thế họ cứ lẩn quẩn với vết thương chẳng thể lành được của chính mình và sống mãi trong thứ ánh sáng le lói của những ngọn đèn dầu đợi ngày rạng.

    Việc không ai sẵn sàng giúp người kể chuyện tiết lộ nỗi kinh hoàng đã thấm vào đầu anh. Chính nó khiến người ta sống ích kỉ. Đới dùng câu chuyện nhỏ để vẽ lên một bức tranh lớn hơn ở đây. Và ta có thể cảm nhận bầu không khí của Văn cách qua đoạn này.

    9. Tại sao cô bé thợ may bỏ đi ở cuối tiểu thuyết?

    Cô ra đi vì đã hiểu vẻ đẹp của một người phụ nữ mạnh mẽ nhường nào. Có thể cô nghĩ, tình cảm chỉ mang tính nhất thời. Cô ấy muốn vẻ đẹp của mình tỏa sáng ở thành phố. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó lớn hơn nhiều. Cô bé thợ may là nạn nhân ở nông thôn dưới các chính sách của Mao. Cô có rất ít cơ hội để phát triển bản sắc và giá trị cá nhân. Thay vào đó, dân làng bị buộc phải làm việc theo mô hình hợp tác xã, không thể đặt câu hỏi cho chế độ độc tài / lãnh đạo. Việc bảo thủ này biểu hiện thành những tình huống như cô thiếu hiểu biết khi để mang bầu. Vấn đề này giúp ta hiểu những thách thức của sự đàn áp. Cuối cùng, khi cô nhận ra mình đáng thương nhường nào. Cô quyết định tuyên bố danh tính của mình bằng cách rời khỏi làng. Cuộc trốn chạy của cô là một tuyên bố của chủ nghĩa cá nhân. Cô đang chống lại cộng đồng đàn áp cô.

    10. Tại sao Lạc là nhân vật duy nhất trong tiểu thuyết có tên riêng?

    Bằng cách đặt tên cho Lạc, Đới phân biệt anh với các nhân vật khác mà anh gặp. Điều quan trọng cần lưu ý là trong một số bản dịch của cuốn tiểu thuyết, người kể chuyện cũng có một cái tên - Mã. Cho dù ta có chấp nhận tên người kể chuyện là Mã hay không, rõ ràng anh ta vẫn ở vị trí trung tâm. Đới cho Lạc cái tên để anh nổi bật hơn các nhân vật khác và đảm bảo rằng người đọc sẽ xem anh như một nhân vật chính bên cạnh người kể chuyện. Điều này có ý nghĩa đối với Lạc và thái độ của người kể chuyện đối với dân làng. Bởi người dân vùng núi Phụng Hoàng xem họ như kẻ ngoại lai "chúng ta so với họ". Thật thú vị, Bốn Mắt nằm giữa khu vực có tên và không có tên. Mặc dù Bốn Mắt về mặt kỹ thuật phù hợp với nhân vật (bị cận nặng). Nhưng nó không phải là tên thật của anh. Việc đặt tên này chỉ có ý nghĩa bởi vì Bốn Mắt là một thanh niên khác đến từ thành phố. Do đó anh có thể chia sẻ nỗi niềm nhất định với người kể chuyện và Lạc. Nhưng anh không phải là một người bạn thực sự của họ. Bốn Mắt vẫn sợ Lạc và Mã tố cáo anh tàng trữ sách cấm. Anh vẫn luôn cố gắng giữ hình tượng tốt bụng với dân làng. Nhưng vẫn nghi kị hai người đồng hành của mình. Dẫu cho Lạc và Mã giúp đỡ anh rất nhiều khi anh bị đuôi con trâu quất cho vỡ kính.

    Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa để lại nỗi ám ảnh, trăn trở về câu chuyện con người cá nhân và những vấn đề lớn lao của lịch sử. Các nhân vật trong truyện cứ mãi lẩn thẩn giữa hai chiều ngược nhau của cuộc sống.. Và khi họ quyết định rẽ vào một hướng, thì tâm trí lại thấp thỏm trông ngóng câu chuyện tiếp theo, rồi hồi quang về câu chuyện trong quá khứ với chủ đề được chọn để phản ánh không khí của một thời đại lịch sử, dưới góc nhìn "sức mạnh của các quyển sách tốt".
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng một 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...