Bài văn phân tích tác phẩm Một góc phù sa - Nguyễn Minh Khiêm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi AiroiD, 25 Tháng tư 2025 lúc 10:30 PM.

  1. AiroiD

    Bài viết:
    78
    Đề: Anh/chị hãy phân tích bài thơ "Một góc phù sa" của Nguyễn Minh Khiêm bằng bài văn khoảng 800 chữ.

    Bài làm tham khảo

    Một trong những đề tài không bao giờ cũ trong thi ca là chủ đề về quê hương, có thể thấy ở bất kì thời đại nào cũng có không ít tác phẩm viết về nơi xưa chốn cũ. Là một trong những cây viết nổi trội của nền văn học Việt Nam, các sáng tác của Nguyễn Minh Khiêm giàu cảm xúc và giàu chất suy tư về cuộc sống, con người. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của người nghệ sĩ ấy là bài thơ "Một góc phù sa" - một bài thơ hay về quê hương đã khơi gợi nhiều cảm xúc cho người đọc..

    Bài thơ được viết theo thể tự do. Cảm hứng chủ đạo cho tác phẩm là nỗi nhớ về quê hương cội nguồn của nhân vật trữ tình. Bài thơ mang đến những hình ảnh bình dị, thân thuộc của vùng quê Việt Nam, gắn liền với dòng sông Mã và cuộc sống của người dân lao động.

    Khổ thơ đầu tiên hiện lên với hình ảnh quê hương là nơi con người được sinh ra và lớn lên:



    "Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã

    Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

    Làng cong xuống dáng vẻ tre già trước tuổi

    Tiếng gọi đò khuya sạt cả dôi bờ".

    "Nắm nhau tôi chôn" cho thấy quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi con người được sinh ra, gắn liền với sự lớn lên, trưởng thành của con người. "Góc phù sa sông Mã" gợi lên hình ảnh miền đất màu mỡ, trù phú bên dòng sông Mã. Hình ảnh ẩn dụ "Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi" thể hiện sự cổ kính, thân thuộc của ngôi làng, cho thấy hình ảnh ngôi làng gắn liền với hình ảnh của tre. Đây là hình ảnh gần gũi, từ lâu tre đã là biểu tượng quen thuộc của mỗi làng quê Việt Nam. Câu thơ "tiếng đò khuya sạt cả đôi bờ" sử dụng biện pháp nói quá để gợi độ vang của tiếng đò khuya. Đó là âm hưởng của quê hương, tha thiết đầy vang vọng đủ sức gợi nhắc người con đi xa trở về. Tất cả là những hình ảnh, âm thanh quen thuộc của làng quê, là những điều thân thương luôn hiện hữu trong tâm trí nhà thơ.

    Khổ thơ thứ hai là tiếp nối về hình ảnh quê hương:



    "Con hến, con trai một đời nằm lệch

    Lấm láp đất bùn đứng thẳng của nghiêng

    Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

    Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng"

    "Con trai, con hến" gợi lên liên tưởng từ những hình ảnh thực ở miền đất bên cạnh sông Mã. Có thể nói, lớp bùn đất của quê hương đã nhào nặn nên hình dáng của con người, sự vật nơi đây. Vẻ đẹp của con người hiện lên qua hai câu thơ sau "Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

    Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng". Người mẹ hiện lên qua giọt "mồ hôi" cho thấy tác giả trân trọng, thấu hiểu với nỗi vất vả, cực nhọc, tảo tần của người mẹ. "Để ngoài câu hát" và "giấc mơ" cho thấy sự lạc quan, yêu đời của những người lao động. "Ngọt hơi thở láng giềng" thể hiện nét đẹp tình làng nghĩa xóm, láng giềng thân thuộc như anh em một nhà.

    Khổ thơ tiếp theo là sự liên tưởng về những hình ảnh của làng quê để suy ngẫm về con người của nhà thơ:

    'Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

    Cả những khi rổ rá đội lên đầu

    Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

    Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau. "

    " Hạt thóc củ khoai "vốn có được từ đất quê hương, là những thứ bé, không đáng là bao. Dẫu có đặt hạt thóc, củ khoai vào" rổ ra đội lên đầu "thì cũng không thay đổi thân phận, con người dù ở đâu thì vẫn là của quê hương." Chiếc liềm nhỏ "," chấu "," rơm, rạ "là đặc trưng của làng quê nông thôn khi vào vụ gặt. Hình ảnh" rơm, rạ "bó lại là khi những vụ mùa đã qua, hạt thóc đem về và rơm rạ cũng theo người nông dân về nhà.

    Khổ thơ thứ tư là vẻ đẹp của quê hương trong dân gian:

    " Đất điểm chỉ dấu chân khuyềnh đạp sóng

    Dô tả dô tà xô vẹo sườn đê

    Gỡ huyền thoại nghìn năm trong mắt lưới

    Tục ngữ ca dao lột mưa nắng lại về "

    " Dấu chân khuyềnh đạp sóng "là hình ảnh lúc con người đối mặt với khó khăn, sóng gió ở sông ở biển. Cụm từ" dô tả dô ta "được đưa vào trong thơ là điều đặc biệt. Đây là âm hưởng của những điệu hò dân ca của người dân miền biển, vang lên một cách đầy sức sống. Biện pháp nói quá" vẹo sườn đê "thể hiện sức mạnh lao động đầy lạc quan của con người, chiến thắng sức mạnh của thiên nhiên. Phép nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ tiếp theo. Hình ảnh mắt lưới đánh cá như chứa đựng trong đó vẻ đẹp của huyền thoại trở về giữa đời thường. Trong câu hò, lời hát có cả tục ngữ, ca dao vì vậy mà những câu ca dân gian đã trở về trong cuộc sống lao động vất vả đời thường của người nông dân. Có thể khẳng định rằng, đó là sức mạnh của văn học dân gian.

    Khổ thơ thứ năm là những chiêm nghiệm, suy ngẫm của nhà thơ về quê hương:

    " Tôi kết lại làm ván thuyền vượt biển

    Tóc rụng bàn tay chưa chạm bến quê nhà

    Câu thơ chín trong màu rơm màu rạ

    Thơm con sông gầy nuôi một góc phù sa! "

    Nhân vật trữ tình thể hiện sự nâng niu, gìn giữ những kỉ niệm với quê hương để tạo ra sức mạnh vượt qua khó khăn, trở ngại trong cuộc sống bằng hình ảnh thơ rất đẹp" ván thuyền vượt biển ". Đó là những kỉ niệm, là tình cảm tha thiết với quê hương được đúc kết lại để thôi thúc con người trở về với" bến quê nhà ". Quê hương còn là ngọn nguồn nuôi dưỡng cảm hứng thi ca trong con người. Mỗi câu thơ đều mang vẻ đẹp, mang hương thơm bình dị đặc trưng của quê hương với những sắc màu đầy sức sống của rơm rạ." Thơm con sông gầy nuôi một góc phù sa "là hình ảnh con sông quê hương đã chắt chiu tinh túy để làm nên một vùng đất màu mỡ, giàu sức sống nuôi dưỡng sự sống của con người. Hình ảnh ẩn dụ về dòng sông quê hương, phù sa của quê hương nuôi dưỡng, làm giàu đẹp cho đời sống tâm hồn của con người.

    Thể thơ tự do được hiện đại hóa bằng cách chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên ở mỗi khổ thơ. Bài thơ có ít dấu câu như muốn thể hiện rằng mỗi khổ thơ là một nỗi niềm, suy ngẫm của tác giả về quê hương xứ sở. Có thể thấy, bài thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh thơ mang đậm chất làng quê thân thuộc như" con hến, con trai ", tiếng" gọi đò "," rơm, rạ ".. vừa bình dị gần gũi, vừa gợi lên ý nghĩa tượng trưng cho hình hài của quê hương, của con người. Các bptt được sử dụng để gợi lên bức tranh về cuộc sống con người quê hương. Từ đó, nhà thơ muốn khẳng định quê hương rất giàu giá trị văn hóa, con người sinh ra và lớn lên ở quê hương, khát khao được trở về và hành trình trở về quê hương đối với nghệ sĩ cũng là hành trình trở về với cội nguồn, với ngọn nguồn của cảm hứng sáng tác.

    Tóm lại," Một góc phù sa"thể hiện tình yêu, sự gắn bó, nỗi nhớ tha thiết của người con đối với quê hương. Bài thơ còn là những chiêm nghiệm, triết lí về mối quan hệ giữa con người với cội nguồn, khát vọng được trở về quê hương. Tác phẩm khơi gợi cho người đọc những cảm xúc sâu lắng về tình cảm đối với quê hương của mỗi người.
     
    Mẩu TũnTiên Nhi thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...