Bình Luận Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính - Phạm Tiến Duật

Thảo luận trong 'Văn Thơ' bắt đầu bởi Trời trong xanh, 22 Tháng chín 2018.

  1. Trời trong xanh

    Bài viết:
    42
    Thời gian ra đời: Kháng chiến chống MỸ, được viết năm 1969, năm 1970 in trong tập Vầng trăng quần lửa.

    Nội dung chính bài thơ:

    Bài thơ khắc họa hình ảnh lạ mắt: Những chiếc xe không kính, nhưng vẫn lao vun vút trong mưa bom bão đạn để đến "miền Nam phía trước" với mong muốn góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Và tác giả làm nổi bật hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn dũng cảm, bất chấp khó khăn, thể hiện niềm lạc quan tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Tinh thần vui vẻ, lạc quan vì niềm tin chiến thắng được thể hiện một cách rõ nét qua khổ cuối:

    "Không có kính rồi xe không có đèn

    Không có mùi rồi thùng xe có xước

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim"

    Nghệ thuật trong bài thơ:

    – Tác giả viết bài thơ theo thể tự do, các câu dài ngắn khác nhau, được gieo vần ở tiếng thơ cuối cùng của dòng thơ.

    – Biểu đạt chủ yếu dùng trong bài thơ là phương thức biểu cảm, có kết hợp thêm yếu tố tự sự vào bài thơ.

    – Giọng điệu trong bài thơ lạc quan, vui vẻ.

    – Tác giả làm nên hình ảnh sinh động của cuộc sống người lính trong chiến trường, ngôn ngữ tự nhiên, có những nét khá giống với văn xuôi.

    => Tất cả các yếu tố nghệ thuật trên góp phần vào thành công của bài thơ tiểu đội xe không kính.

    Không có kính không phải vì xe không có kính

    Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

    Ø Sử dụng cấu trúc câu "hỏi – đáp" mang dáng vẻ của văn xuôi nhưng khi đọc lên ta vẫn thấy nó đầy chất thơ, uyển huyển nhịp nhàng.

    Ø Điệp từ "không", điệp cấu trúc "không có kính" thể hiện sự nhấn mạnh về hiện thực của chiếc xe là không có kính giống như những chiếc xe binh thường khác. Nhưng qua đây cũng thể hiện sự tếu táo lạc quan của những người lính trẻ tuổi, họ không vì chiếc xe không binh thường mà thấy nản lòng chùn bước.

    Ø Điệp từ "bom" nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến trường

    Ung dung buồng lái ta ngồi

    Ø Đảo ngữ. Cụm từ ung dung được đưa lên đầu câu. Nhấn mạnh tư thế ngồi hiên ngang, thoải mái tự do tự tự tại của người lính. Dù con đường đến chiến trường bom đạn mù mịt, cái chết trực chờ bất cứ thời điểm nào nhưng họ không hề sờn lòng hay lo sợ.

    Đoạn dài bắt đầu từ nhìn

    Điệp ngữ nhìn thấy thể hiện rằng người lính chủ động nhìn ngắm khung cảnh xung quang và cảm nhận nó.

    Nhiệp thơ nhanh sối nổi thể hiện sự yêu đời yêu thiên nhiên lạc quan của người lính. Họ đã vượt qua được sự đau thương xót xa khi thấy khung cảnh bị chiến tranh tàn phá để từ trong sự đổ nát ấy nhưng vẫn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên

    Không có kính, ừ thì ướt áo

    Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

    Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

    Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi "

    Ø Điệp từ mưa kết hợp từ tuôn, xối đã vẽ ra cảnh những cơn mưa rừng khủng khiếp và vô cùng đáng sợ. Nhưng căng tôn lên sự lạc quan, gan dạ của người lính. Dù mưa có kinh khủng thế nào họ vẫn" lái"để nhanh chóng đến miền nam thân thương

    Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng

    Nhân hóa gió, gió đã thanh con người có hành động.
     
    Trần Việt Đức thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...