Câu 1: Bằng chứng tiến hóa nào có sức thuyết phục nhất: A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng địa lí - sinh học. C. Bằng chứng sinh học phân tử. D. Bằng chứng phôi sinh học. Câu 2: Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung A. Bằng chứng tế bào học về hệ NST B. Bằng chứng về hiện tượng lại giống C. Bằng chứng phôi sinh học D. Tính phổ biến của mã di truyền. Câu 3: Bằng chứng tiến hóa trực tiếp là A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Bằng chứng tế bào học. C. Bằng chứng giải phẫu học so sánh. D. Bằng chứng hóa thạch. Câu 4: Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng: A. Chân chuột chũi và chân dế dũi. B. Cánh sâu bọ và cánh dơi. C. Tuyến nộc độc của rắn và tuyến nước bọt của các ĐV khác. D. Mang cá và mang tôm. Câu 5: Cho các cặp cơ quan sau: - (1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. - (2) Cánh dơi và chi trước của ngựa. - (3) Gai xương rồng và lá cây lúa. - (4) Cánh bướm và cánh chim. Các cặp cơ quan tương đồng là: A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 6: Cơ quan tương tự là những cơ quan A. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. B. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. Cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì quan hệ càng gần gũi B. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi. C. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì quan hệ càng gần gũi D. Trình tự axitamin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần gũi Câu 8: Nói về bằng chứng phôi sinh học so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau ở giai Đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài. B. Phôi sinh học so sánh chi nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của Các loàiđộng vật. C. Phôi sinh học so sánh chi nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình phát triểnphôi Của các loài động vật. Câu 9: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa xét các phát biểu sau: (1). Bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li là cơ quan tương đồng (2) Bằng chứng nói lên mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài là giải phẫu học so sánh, địa lí sinh Học, tế bào học, sinh học phân tử. (3) Mã di truyền có tính thoái hóa là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất giữa các loài (4) Hóa thạch là một trong các bằng chứng tiến hóa của sinh vật qua các thời gian địa chất Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 10: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây? A. Cánh ong. B. Cánh dơi. C. Cánh bướm. D. Vây cá chép. Câu 11: Để chứng minh giả thuyết ti thể và lục lạp tiến hóa từ vi khuẩn, người ta sử dụng bằng chứng A. Giải phẫu so sánh. B. Sinh học tế bào. C. Sinh học phân tử. D. Hình thái và sinh học tế bào. Câu 12: Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là: A. Loài. B. Cá thể. C. NST. D. Quần thể. Câu 13: Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là A. Nòi. B. Loài. C. Cá thể. D. Quần thể. Câu 14: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dấn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện D. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động Của các nhân tố tiến hóa Câu 15: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể B. Các yếu tố ngẫu nhiên không làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể C. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật D. Tiến hóa nhỏ sẽ xảy ra khi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì từ thế hệ này Sang thế hệ khác Câu 16: Theo quan niệm hiện tại, thực chất của tiến hóa nhỏ: A. Là quá trình hình thành loài mới B. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hóa trên loài C. Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể Câu 17: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền. B. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa. C. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư. D. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa. Câu 18: Đối với tiến hóa, đột biến gen có vai trò tạo ra các A. Kiểu gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. B. Kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, C. Gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn-lọc tự nhiên. D. Alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp cho chọn lọc. Câu 19: Tại sao tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối? A. Vì gen có cấu trúc kém bền vững B. Vì NST thường bắt cặp và trao đổi chéo trong giảm phân C. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn D. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn Câu 20: Nếu một alen trội bị đột biến thành alen lặn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen đó A. Có thể bị chọn lọc tự nhiên đào thải ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết. B. Có thể được tổ hợp với alen trội để tạo nên thể đột biến C. Không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình. D. Có thể được phát tán, nhân rộng ra trong quần thể nhờ quá trình giao phối. Đáp án Câu 1: Lời giải: Bằng chứng sinh học phân tử là dựa trên sự khác biệt về đặc điểm cấu tạo của các phân tử như ADN, ARN hay protein. Bằng chứng này có sức thuyết phục nhất vì cấu tạo của các phân tử này Ở các loài khác nhau thì khác nhau. Đáp án C Câu 2: Lời giải Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung là tính phổ biến của mã di truyền (mọi loài Sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền) Đáp án D Câu 3: Lời giải Bằng chứng tiến hóa trực tiếp nhất là bằng chứng hóa thạch. Đáp án D Câu 4: Lời giải: Tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt của các ĐV khác. Các ví dụ còn lại là các Cơ quan tương tự, chúng chỉ có chức năng giống nhau mà không phải có cùng nguồn gốc. Đáp án C Câu 5: Lời giải Cơ quan tương đồng là những cơ quan có chức năng khác nhau nhưng có cùng nguồn gốc 1. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người 2. Cánh dơi và chi trước của ngựa 3. Gai xương rồng và lá cây lúa Đáp án :D Câu 6: Lời giải: Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận Giống nhau, có hình thái tương tự Đáp án D Câu 7: Lời giải Phát biểu không đúng là A Cơ quan tương tự có nguồn gốc khác nhau nhưng có chức năng gần giống nhau, có nhiều cơ Quan tương tự giông nhan chỉ thể hiện nó cùng sống trong một loại môi trường Câu 8: Lời giải. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình phát Triểnphôi của các loài động vật. Đáp án đúng là D Câu 9: Lời giải Các phát biểu đúng là (1) (2) (4) Câu (3) sai. Tính thoái hóa của mã di truyền không được xét làm bằng chứng Đáp án C Câu 10: Lời giải Cơ quan tương đồng là những cơ quan có chức năng khác nhau nhưng có cùng nguồn gốc Cánh chim là cơ quan tương đồng với cánh dơi (có nguồn gốc chung là chi trước của thú) Đáp án B Câu 11: Lời giải Để chứng minh giả thuyết ti thể và lục lạp tiến hóa từ vi khuẩn người ta so sánh cấu trúc plasmid Trong vi khẩn với ti thể và lục lạp => sinh học phân tử Đáp án C Câu 12: Lời giải: Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là cá thể Đáp án B Câu 13: Lời giải Đơn vị tiến hóa cơ sở là quần thể. Đáp án D Câu 14: Lời giải Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành loài mới→ A sai Chọn A. Câu 15: Lời giải: Phát biểu không đúng là D. Tiến hóa nhỏ chỉ xảy ra khi thàn phần và tỉ lệ kiểu gen trong quần thể bị thay đổi => nếu thành Phần kiểu gen và tần số alen trong quần thể không thay đồi thì quần thể đó không tiến hóa Câu 16: : Lời giải Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hóa nhỏ là: Quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể Còn kết quả mới là hình thành loài mới Đáp án C Câu 17: Lời giải Biến dịtrong quần thểgồm có thường biến, biến dị di truyền (biến dị tổ hợp và đột biến). Thường Biến không tạo nguyên liệu cho tiến hóa, chỉ các biến dị di truyền mới là nguyên liệu tiến hóa Đáp án D Câu 18: Lời giải: Đột biến gen tạo ra các alen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. Chọn D. Câu 19: Lời giải Đáp án D Tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện trong quần Thể giao phối vì mỗi cá thể có rất nhiều gen và quần thể có rất nhiều cá thể → vốn gen trong quần thể rất lớn = > nguồn biến dị di truyền vô cùng phong phú. Chọn D. Câu 20: Lời giải Nếu một alen trội bị đột biến thành alen lặn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen Đó. Có thể được phát tán, nhân rộng ra trong quần thể nhờ quá trình giao phối. Đáp án :D