Bài tập về cấu trúc gen và đột biến gen 1

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Kim Tha, 25 Tháng bảy 2022.

  1. Kim Tha

    Bài viết:
    2
    Câu 1: Một gen có chiều dài 5100 Ă có tổng số nucleotit là?

    Giải:

    Ta có chiều dài là L=N\2 x 3, 4 (Ă)

    => N = 5100 x 2: 3, 4 = 3000

    Vậy tổng số nu trong gen là 3000.


    Câu 2: Mạch thứ nhất của gen có 10% A, 20% T ; mạch thứ hai có tổng số nucleotit G với X là 910. Chiều dài của gen là?


    Giải:

    Ta có số nu loại G là: G = G2 + X2 = 910

    Tỉ lệ số nu loại A là: %A = %T = (10% + 20%) : 2 = 15%

    Tỉ lệ số nu loại G là: %G = %X = 50% -15% = 35%

    Tổng số nu: N = 910: 35 x 100 = 2600

    Chiều dài gen là: L = 2600: 2 x 3, 4 = 4420 (Ă).


    Câu 3: Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa X với A bằng 10% và giữa G với X bằng 20% số nucleotit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có G = 300 nucleotit và hiệu số giữa A với G bằng 10% số nucleotit của mạch. Chiều dài của gen bằng.


    Giải:

    Số nu trên mạch 1 = số nu trên mạch 2 = Y

    Mạch 1:

    X1 - A1 = 10% số nu của mạch = 0, 1 Y

    G1 - X1 = 0, 2m

    Mạch 2:

    G2 = 300

    A2 - G2 = 10% số nu của mạch = 0, 1 Y

    Theo nguyên tắc bổ sung: A2 = T1 và G2 = X1

    => X1 = 300 và T1 - X1 = 0, 1Y, X1 - A1 =0, 1Y

    => T1 - A1 = 0, 2Y = G1 - X1

    => T1 + X1 = A1 + G1

    Mà Y = A1 + T1 + G1 + X1

    => T1 + X1 = 0, 5Y

    => X1 = 0, 2Y

    Mà X1 = 300 vậy Y = 1500

    Vậy mỗi mạch của gen có 1500 nu

    => Chiều dài gen = 1500 x 3, 4 = 5100 (Ă) = 0, 51 mm.


    Câu 4: Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclếôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch.


    Giải:

    Tổng số nu của 1 mạch gen = 425/0, 34 = 1250 nu

    Số nu của gen 1250.2 = 2500

    A + T = 40%. 2500 = 1000

    => A = T = 1000/2 = 500 nu

    => G = X = 2500/2 – 500 = 750 nu

    Mạch 1 có: T1 = 220 => A1 = 500 -220 = 280 nu

    X1 = 20%. 1250 = 250 nu => G1 = 750 – 250 = 500 nu

    Theo NTBS: A1 = T2 = 280 nu

    T1 = A2 = 220 nu

    G1 = X2 = 500 nu

    X1 = G2 = 250 nu.


    Câu 5: Trên một mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit G, T, X lần lượt là 20%, 15%, 40%. Số

    Nuclêôtit loại A của mạch là 400 nuclêôtit. Xác định số nuclêôtit của gen.


    Giải:

    *Tính %A trên mạch đơn: %A = 100% - (20% + 15% + 40%) = 25%. %A = [A :(N/2) ] *100%

    => N/2 = (A * 100) /A%

    => N/2 = (400 * 100) /25 = 1600

    => N = 2 * 1600 =3200


    Câu 6: Trên một mạch đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit A1 = 25%, T1 = 15%. Số nuclêôtit

    loại G của gen là 600 nuclêôtit. Xác định số nuclêôtit của gen.

    Giải:

    *Tính %G của gen:

    %A = (%A1 + %A2) /2 = 20% A% + G% = 50%

    => G% = 30%

    *Tính số nuclêôtit của gen: %G = G/N*100%

    =>N = G/G%*100% = 600/30*100 = 2000.


    Câu7: Trên một mạch của gen có chứa 2579 liên kết hóa trị (HT) giữa các đơn phân. Tính số nuclêôtit, số

    Chu kì xoắn, khối lượng phân tử của gen nói trên.


    Giải:

    *Tính số nuclêôtit của gen (N) :

    Một mạch của gen có: HT = N/2 – 1 => N/2 = HT + 1

    =>N = 2 * (HT + 1) = 2 * (2579 + 1) = 5160

    *Số chu kì xoắn: C = N/20 = 5160/20 = 258

    *Khối lượng phân tử: M = N*300 = 5160 * 300 = 1548.103 đvC


    Câu 8: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 Ađênin và 120 Timin.

    1. Tính số liên kết hiđrô của gen.

    2. Tính chiều dài gen.

    3. Tính số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản 3 lần.


    Giải:

    1. Theo NTBS, %G+%A = 50% => %A = 30%

    Theo bài ra A1 = T2 = 150; T1= A2 = 120

    => A = T = A1+ A2= 270 Ao 30%

    => N = 270 x 100: 30 = 900

    => G=X = 180.

    - Số liên kết hyđrô = 2A+3G = 270 x 2 +180 x 3 = 1080


    2. Lgen = 900: 2x3, 4 = 1530A0.

    3. Số nuclêôtit trong các gen con = 23 x 900 = 7200.

    Câu 9: Trong tế bào nhân sơ, xét một gen dài 4080 A0, có 560 Ađênin. Mạch đơn thứ nhất của gen có 260 Ađênin và 380 Guanin, gen này phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp 600 Uraxin.

    1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.

    2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của gen.

    3. Tính số lượng nuclêotit từng loại trên mARN do gen phiên mã.


    Giải:

    1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.

    - N = = 4080x2/3, 4 = 2400

    - A = T = 560 => G = X = (2400 -2x560) : 2 = 640.

    2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của gen.

    Theo NTBS, A1 = T2 = 260

    G1 = X2 = 380.

    X1 = G2 = Ggen - G1= 640 - 380 = 260.

    T1 = A2 = A - A1 = 560 - 260 = 300.

    Do Umtcc = Agốc= 600 => mạch 2 là mạch gốc.

    3. Tính số lượng nuclêotit từng loại trên mARN do gen phiên mã.

    Do mạch 2 là mạch gốc nên trên mARN có

    A = Tgốc = 260; U = Agốc = 300; G = Xgốc = 380; X = Ggốc = 260.


    Câu 10: Một gen có chiều dài là 5100 A0, số nuclêôtit loại Adenin chiếm 20%. Hãy xác định: Số lượng từng loại nuclêôtit trên gen. Số liên kết hydro của gen. Số nucleoti trên mARN do gen phiên mã. Số chu kỳ xoắn của gen. Số bộ ba mã hóa (Triplet) trên gen.


    Giải:

    1. Số nuclêôtit của gen (N) N = 3000 (nu) => ()

    Số nuclêôtit từng loại (A, T, G, X)

    Theo NTBS => %A=%T =20% => A = T = 3000.20% = 600 (nu)

    %G = %X = 50% -20% = 30% => G = X= 3000.30% =900 (nu)

    2. Số liên kết hyđrô trên gen = 2A + 3G = 3000.

    3. Số nuclêôtit trên mARN = 1500

    4. Số chu kỳ xoắn =150.

    5. Số bộ ba mã hóa = 500.


    Câu 11: Phân tử mARN trưởng thành được tạo ra chứa 20%U, 10%A, 40%X và 450G. Các đoạn intron bị cắt bỏ có tổng chiều dài là 30, 6µm, trong đó có tỉ lệ G = 2U = 3X = 4A.

    1. Tính số nuclêôtit trên gen tổng hợp mARN trên.

    2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử mARN sơ khai tương ứng.

    3. Tính tỷ lệ mỗi loại nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen.


    Giải:

    1. Tính số nuclêôtit trên gen tổng hợp mARN trên.

    %U + %A + %X + %G = 100% => %G = 30%.

    => Số nuclêôtit trên mARN = 450x100/30 = 1500.

    Số nuclêôtit trên đoạn bị cắt bỏ là 306000/3, 4 = 90.000.

    => Số nuclêôtit trên gen là 1500x2 + 90.000x2 = 93.000 (nu)

    2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử mARN sơ khai tương ứng.

    Số nuclêôtit từng loại trên các đoạn intron là:

    G = 43200; U = 21600; X = 14400; A = 10800

    Số nuclêôtit từng loại trên mARN trưởng thành:

    A = 150; U = 300; X = 600; G = 450.

    Số nuclêôtit từng loại trên mARN sơ khai

    A = 10800 + 150 = 10950;

    U = 21600 + 300 = 21900;

    X = 600 + 14400 = 15000;

    G = 43200 + 450 = 43650;

    3. Số lượng nuclêôtit trên mạch mã gốc = N/2 = 91500.

    A = rU = 21900 => %A = 21900/91500*100 = 23, 9

    T = rA = 10950 => %T = 10900/91500*100 = 11, 9

    G = rX = 15000 = %G = 15000/91500*100 = 16, 4

    X = rG = 100 -%A-%T-%G-%X = 47, 8


    Câu 12: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là


    Giải:

    Gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô => 2A + 3G = 2128 (1)

    Theo bài ra: A1 = T1; G1 = 2A1; X1 = 3T1

    => G = G1 + X1 = 5A1 (2)

    => A= A1 + T1 = 2A1 (3)

    Từ (1) (2) (3) => 4A1 + 15A1 = 2128 => A1 = 112.

    => A = 2A1 = 224.


    Câu 13: Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.

    II. Mạch 1 của gen có (T + X) / (A + G) = 19/41.

    III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3.

    IV. Mạch 2 của gen có (A + X) / (T + G) = 5/7.


    Giải:

    Ta có G = 20%. 1200.2 = 480 nu => A = 1200 – 480 = 720 nu

    Theo NTBS: A = T = 720 nu

    G = X = 480 nu

    Mạch 1 có: T1 = 200 => A1 = 720 -200 = 520 nu

    X1 = 15%. 1200 = 180 nu => G1 = 480 – 180 = 300 nu

    Theo NTBS: A1 = T2 = 520 nu

    T1 = A2 = 200 nu

    G1 = X2 = 300 nu

    X1 = G2 = 180 nu

    Xem xét các phát biểu:

    I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26 => Sai

    Vì 520/300 ≠ 15/26

    II. Mạch 1 của gen có (T + X) / (A + G) = 19/41 => đúng

    Vì (T1 + X1) / (A1 + G1) = (200+180) / (520+300) = 380/820 = 19/41

    III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3=> đúng

    Vì A2/X2 = 200/300 = 2/3.

    IV. Mạch 2 của gen có (A + X) / (T + G) = 5/7 => đúng

    Vì (A2 + X2) / (T2 + G2) = (200+300) / (520+180) = 500/700 = 5/7

    Vậy II, III, IV đúng.


    Câu 14: Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hyđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen b.


    Giải:

    – Đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X.

    – Gen B: 2A+3G = 1670 => A = (1670-3G) /2 = (1670-3×390) /2 = 250.

    Vậy, gen b có: A = T = 249; G = X = 391.


    Câu 15: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi.


    Giải:

    – Ta có A=T = 30% => G =X = 20% => A = 1, 5G

    – 2A+ 3G = 3600 => 2×1, 5G+ 3xG = 3600 => G=600 =X; A = T =900.

    – Gen d có A = T = 899; G = X = 600.


    Câu 16: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu và gen sau đột biến.

    Giải:

    Gen ban đầu


    – Ta có 2A+3G =4800; => 2A + 3x2A = 4800 => A = T = 600; G = X = 1200.

    Gen sau đột biến

    – Số Nuclêôtit gen đột biến = 108.104: 300 = 3600.

    – Gen đột biến có 2A + 3G = 4801; 2A+ 2G = 3600.

    => G = 4801-3600 = 1201; A = T = 599.


    Câu 17: Gen A dài 4080Ao bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng


    Giải:

    N = 2l/3, 4=2400

    Nếu bình thường, khi tự nhân đôi môi trường cung cấp = N = 2400; thực tế 2398 => mất 2 cặp.

    Câu 18: Gen A dài 4080Ao bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng


    Giải:

    N = 2l/3, 4=2400

    Nếu bình thường, khi tự nhân đôi môi trường cung cấp = N = 2400; thực tế 2398 => mất 2 cặp.
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...