Bài Tập Trắc Nghiệm Về Quần xã sinh vật

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngudonghc, 1 Tháng tám 2021.

  1. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    Chương II. Quần xã sinh vật

    (Từ bài 40 đến 41 chương trình chuẩn)

    Gợi ý trắc nghiệm

    Câu 1. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

    A. Cạnh tranh cùng loài

    B. Khống chế sinh học

    C. Cân bằng sinh học

    D. Cân bằng quần thể

    Câu 2. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là:

    A. Cân bằng sinh học

    B. Cân bằng quần thể

    C. Khống chế sinh học.

    D. Giới hạn sinh thái

    Câu 3. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

    A. Giới động vật

    B. Giới thực vật

    C. Giới nấm

    D. Giới nhân sơ (vi khuẩn)

    Câu 4. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là

    A. Cá cóc B. Cây cọ C. Cây sim D. Bọ que

    Câu 5. Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là:

    A. Tôm nước lợ B. Cây tràm C. Cây mua D. Bọ lá

    Câu 6. Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?

    A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết -> Rừng thưa cây gỗ nhỏ -> Cây gỗ nhỏ và cây bụi -> Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế -> Trảng cỏ

    B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết →Cây gỗ nhỏ và cây bụi →Rừng thưa cây gỗ nhỏ →Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế →Trảng cỏ

    C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết Rừng thưa cây gỗ nhỏ Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế →Cây gỗ nhỏ và cây bụi →Trảng cỏ

    D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế  Rừng thưa cây gỗ nhỏ →Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Trảng cỏ

    Câu 7. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

    A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh

    B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

    C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.

    D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

    Câu 8. Tính đa dạng về loài của quần xã là:

    A. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài

    B. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

    C. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

    D. Số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

    Câu 9. Quần xã sinh vật là

    A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

    B. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau

    C. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

    D. Một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

    Câu 10 . Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

    A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

    B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

    C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

    D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

    Câu 11. Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là

    A. Phân tầng thẳng đứng

    B. Phân tầng theo chiều ngang

    C. Phân bố ngẫu nhiên

    D. Phân bố đồng đều

    Câu 12. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim "xỉa răng" hộ là biểu hiện quan hệ:

    A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Hợp tác D. Kí sinh

    Câu 13. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?

    A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

    B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

    C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mốim

    D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

    Câu 14. Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ:

    A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Kí sinh D. Úc chế cảm nhiễm

    Câu 15. Một quần xã ổn định thường có

    A. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp

    B. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao

    C. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao

    D. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp

    Câu 16. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:

    A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

    B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

    C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

    D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

    Câu 17. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài:

    A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

    B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

    C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

    D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

    Câu 18. Con mối mới nở "liếm" hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim

    Phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

    A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Hợp tác D. Kí sinh

    Câu 19. Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:

    A. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác

    B. Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

    C. Kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm

    D. Cộng sinh, hội sinh, kí sinh

    Câu 20. Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:

    A. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác

    B. Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

    C. Kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.

    D. Cộng sinh, hội sinh, kí sinh

    Câu 21. Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để "đi nhờ", thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của:

    A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Hợp tác D. Kí sinh

    Câu 22 . Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:

    A. Giun sán sống trong cơ thể lợn

    B. Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng

    C. Khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh

    D. Thỏ và chó sói sống trong rừng.

    Câu 23. Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

    A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.

    B. Do nhu cầu sống khác nhau

    C. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài

    D. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng

    Câu 24. Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần xã được gọi là:

    A. Đặc điểm của quần xã

    B. Đặc trưng của quần xã

    C. Cấu trúc của quần xã

    D. Thành phần của quần xã

    Câu 25. Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:

    A. Diễn thế nguyên sinh

    B. Diễn thế thứ sinh

    C. Diễn thế phân huỷ

    D. Biến đổi tiếp theo

    Câu 26. Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là:

    A. Diễn thế nguyên sinh

    B. Diễn thế thứ sinh

    C. Diễn thế phân huỷ

    D. Biến đổi tiếp theo

    Câu 27. Diễn thế sinh thái là:

    A. Quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường

    B. Quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường

    C. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường

    D. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

    Câu 28. Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là:

    A. Diễn thế nguyên sinh

    B. Diễn thế thứ sinh

    C. Diễn thế phân huỷ

    D. Diễn thế nhân tạo

    Câu 29. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có hại là mối quan hệ nào?

    A. Quan hệ cộng sinh B. Quan hệ hội sinh

    C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

    Câu 30. Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là:

    A. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường

    B. Nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác.

    C. Nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y

    D. Sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt "chấy rận" để ăn

    Câu 31. Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn "thuỷ triều đỏ" ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh.

    Hiện tượng này gọi là quan hệ:

    A. Hội sinh B. Hợp tác C. Úc chế - cảm nhiễm D. Cạnh tranh

    Câu 32. Hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật?

    A. Quan hệ sinh vật kí sinh – sinh vật chủ

    B. Quan hệ cộng sinh

    C. Quan hệ hội sinh

    D. Quan hệ hợp tác

    Câu 33. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?

    A. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người

    B. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã

    C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu

    D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã

    Câu 34. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?

    A. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.

    B. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định

    C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định

    D. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái

    Câu 35. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?

    A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn

    B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng

    C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

    D. Hình thành quần xã tương đối ổn định.

    Câu 36. Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là:

    A. Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế

    B. Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt

    C. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế

    D. Sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng một 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...