Bài tập trắc nghiệm: Tây Tiến - Quang Dũng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 31 Tháng bảy 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,906

    Bài tập Trắc nghiệm Tây Tiến bao gồm hệ thống câu hỏi luyện tập từ cấp độ nhận thức, thông hiểu đến những câu hỏi yêu cầu tư duy cao hơn.. giúp các em học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức bài học, giúp giáo viên có thế kiểm tra được kiến thức tổng quát của học sinh.

    Ngoài các bài tập tự luận, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm còn khiến các em hứng thú hơn với giờ học. Các câu hỏi trong topic bài tập này có thể được sử dụng để làm phiếu kiểm tra 15 phút, kiểm tra bài cũ, hoặc đưa vào các đề thi, kiểm tra giữa kì, cuối kì.

    Bài tập do tác giả biên soạn được đăng duy nhất trên dembuon.vn. Nếu xuất hiện ở những Web khác là sự sao chép mà chưa được cho phép.


    Câu 1: Nhan đề đầu tiên của bài thơ Tây Tiến là:

    A. Đoàn quân Tây Tiến
    B. Nhớ Tây Tiến
    C. Đại đội Tây Tiến
    D. Binh đoàn Tây Tiến

    Câu 2: Đâu không phải là thông tin liên quan đến nhà thơ Quang Dũng:

    A. Quang Dũng (1921 – 1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê Đan Phượng, Hà Tây.
    B. Quang Dũng sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh kể cả trong hoàn cảnh ngục tù.
    C. Ngoài sáng tác thơ, Quang Dũng còn viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc – ông là một nghệ sĩ đa tài.
    D. Quang Dũng trước hết là một nhà thơ có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

    Câu 3: Thông tin đầy đủ và chính xác về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến:

    A. Bài thơ được sáng tác sau khi tác giả rời xa đơn vị cũ. Cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến và viết nên bài thơ này.
    B. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 10 - 1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Bài thơ ra đời nhân sự kiện lịch sử đó.
    C. Bài thơ sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954.
    D. Bài thơ viết năm 1969, thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra rất ác liệt trên con đường chiến lược Trường Sơn.

    Câu 4: Xuyên suốt bài thơ Tây Tiến là bàng bạc nỗi nhớ: nhớ đồng đội, nhớ đồng bào, nhớ về những kỉ niệm... có bao nhiêu từ "nhớ" trong bài thơ này?

    A. 4
    B. 5
    C. 6
    D. 7

    Câu 5: Địa danh Phù Lưu Chanh gợi cho anh (chị) điều gì?

    A. Nơi dừng chân của đoàn binh Tây Tiến
    B. Nơi tác giả nhớ về đơn vị cũ và sáng tác bài thơ Tây Tiến
    C. Nơi các chàng trai Tây Tiến có những đêm liên hoan giao lưu cùng với đồng bào Tây Bắc.
    D. Nơi các chàng trai Tây Tiến nhớ mãi về một thời gian khổ nhưng hào hùng


    Câu 6: Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào năm nào sau đây:

    A. 1946
    B. 1947
    C. 1948
    D. 1949

    Câu 7: Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là:

    A. Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.
    B. Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ quốc.
    C. Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam.
    D. Chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

    Câu 8: Lời giới thiệu nào sau đây về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất:

    A. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh trí thức.
    B. Lính Tây Tiến là nông dân từ khắp mọi miền.
    C. Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
    D. Lính Tây Tiến là thanh niên Việt Nam và một bộ phận thanh niên Thượng Lào.

    Câu 9: Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ "Tây Tiến" là nỗi nhớ. Nỗi nhớ của Quang Dũng hướng về hình ảnh nào sau đây:

    A. Rừng núi Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng trữ tình với những cuộc hành quân gian khổ của lính Tây Tiến.
    B. Cảnh và người Tây Bắc.
    C. Chân dung người lính Tây Tiến.
    D. Cảnh và người Tây Bắc, đoàn quân Tây Tiến với những cuộc hành quân gian khổ, những kỉ niệm kháng chiến, những mất mát hi sinh.

    Câu 10: Cảm hứng chung của bài thơ "Tây Tiến" là:

    A. Bi thương
    B. Hào hùng
    C. Bi hùng
    D. Tự hào

    Câu 11: Bút pháp tiêu biểu của bài thơ "Tây Tiến" là:

    A. Hiện thực.
    B. Lãng mạn.
    C. Trào phúng
    D. Ước lệ

    Câu 12. Dòng nào sau đây khái quát được nội dung của câu thơ: "Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!"

    A. Một câu thơ, gọi về hai nỗi nhớ: nhớ thiên nhiên (sông Mã), nhớ con người (Tây Tiến) - câu thơ thứ nhất vì thế trở thành điểm xuất phát cho mạch cảm xúc lan tỏa khắp bài thơ.
    B. Câu thơ thể hiện nỗi nhớ của Quang Dũng về dòng sông Mã - dòng sông chảy dọc theo địa bàn biên giới Việt - Lào , chảy qua một vùng rộng lớn mênh mông của núi rừng Tây Bắc.
    C. Nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến cất lên thành lời gọi thiết tha, sâu lắng trong câu thơ thứ nhất. Nhà thơ gọi tên đoàn quân Tây Tiến – đoàn quân gắn bó với Quang Dũng suốt gần hai năm ông sống và chiến đấu nơi biên cương xa xôi của Tổ quốc.
    D. Câu thơ là ký ức sâu đậm của Quang Dũng về hình ảnh những người chiến sỹ Tây Tiến trên bước đường hành quân gian khổ mà hào hùng.

    Câu 13: Trong khổ thơ miêu tả bức tranh về cảnh rừng Tây Bắc:


    "Dốc lèn khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
    Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".

    tác giả đã khai thác hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật nào sau đây để tả cảnh:

    A. Từ láy, điệp từ, hình ảnh đối lập, thanh điệu (bằng trắc), nhân hóa.
    B. Ẩn dụ, liệt kê, điệp từ ngữ, dùng từ chỉ địa danh.
    C. Hoán dụ, đối lập tương phản, so sánh, thanh bằng trắc.
    D. Dùng đại từ phiếm chỉ "ai", dùng từ láy, điệp cấu trúc, thủ pháp tăng tiến.

    Câu 14. Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội trong các câu thơ:
    Dốc lên khúc khuỷu [...] ngàn thước xuống
    không gợi lên từ:

    A. Các từ láy giàu tính tạo hình: "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút", điệp từ "dốc", nghệ thuật điệp "Dốc lên ... dốc lên" gợi địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh.
    B. Hình ảnh "súng ngửi trời" thể hiện tầm cao của núi non mà người lính phải vượt qua nhưng cũng có cái hóm hỉnh của người lính trong đó.
    C. Nhịp thơ bẻ đôi "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" gợi tả sự nguy hiểm tột cùng.
    D. Hình ảnh nhân hóa: "cọp trêu người", "thác gầm thét" gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian: "chiều chiều", "đêm đêm" cho ta hiểu những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc.

    Câu 15: Hình ảnh núi rừng Tây Bắc ở đoạn đầu bài thơ "Tây Tiến" có ý nghĩa:

    A. Như một bức tranh giới thiệu cảnh rừng núi Tây Bắc vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình.
    B. Giới thiệu môi trường hoạt động đầy gian nan, hiểm trở của đoàn quân Tây Tiến.
    C. Dựng lên cảnh núi rừng hùng vĩ, hiểm trở, hoang dã đồng thời gợi sự hình dung về những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
    D. Tạo phông nền để làm nổi bật hơn hình ảnh người lính Tây Tiến.

    Câu 16. Nét đặc sắc về nghệ thuật của câu thơ "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm":

    A. Nhịp 4/3, phép tu từ liệt kê, điệp từ "dốc", các từ láy giàu giá trị tạo hình, biểu cảm: "khúc khuỷu", "thăm thẳm"...
    B. Phép tu từ liệt kê, điệp từ "dốc", các từ láy giàu giá trị tạo hình, biểu cảm: "khúc khuỷu", "thăm thẳm", sự xuất hiện dày đặc của các thanh trắc.
    C. Nhịp 4/3, điệp từ "dốc", các từ láy giàu giá trị tạo hình, biểu cảm: "khúc khuỷu", "thăm thẳm", câu thơ đặc biệt với 5/7 thanh trắc như sự tuyệt đối hóa những hiểm trở, gập ghềnh của con đường hành quân.
    D. Phép tu từ phóng đại cường điệu, từ ngữ giàu tính tạo hình: "khúc khuỷu", "thăm thẳm".

    Câu 17. Hình ảnh không xuất hiện trong nỗi nhớ của Quang Dũng về thiên nhiên miền Tây:

    A. Sương miền Tây
    B. Dốc núi miền Tây
    C. Mưa rừng miền Tây
    D. Trái ngọt miền Tây.

    Câu 18: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa", "hội đuốc hoa" đó là hình ảnh:

    A. Đốt đuốc doanh trại mừng ngày chiến thắng thực dân Pháp.
    B. Đốt pháo hoa sau chiến thắng của đoàn quân Tây Tiến.
    C. Đốt đuốc doanh trại để liên hoan văn nghệ giữa bộ đội và nhân dân địa phương.
    D. Đốt đuốc sáng trên đường đi xuyên rừng trong những đêm hành quân không nghỉ.

    Câu 19: Địa danh nào không được nhắc tới trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng?

    A. Nhị Hà
    B. Châu Mộc
    C. Pha Luông
    D. Mai Châu

    Câu 20: Hình ảnh trong câu thơ: "Kìa em xiêm áo tự bao giờ" là hình ảnh của:

    A. Các cô gái Kinh Bắc. B. Các cô gái Hà Nội.
    C. Các sơn nữ miền Tây Bắc. D. Các cô gái Viên Chăn

    Câu 21: Trong bài "Tây Tiến", Quang Dũng có khi nói đến những gian khổ, hi sinh (cái bi) nhưng ngay sau đó lại được nâng đỡ bởi sự hào hùng của tư thế, chí khí, sự tự nguyện hi sinh (cái hùng). Câu thơ nào sau đây thể hiện được điều đó:

    A. Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
    Gục lên súng mũ bỏ quên đời
    B. Rải rác biên cương mồ viễn xứ
    Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh.
    C. Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
    D. Tây Tiến người đi không hẹn ước
    Đường lên thăm thẳm một chia phôi

    Câu 22: Nét bi tráng trong bài thơ "Tây Tiến" thể hiện qua những hình ảnh nào?

    A. Qua tinh thần khắc phục khó khăn thử thách
    B. Qua hiện thực nghiệt ngã
    C. Qua những hi sinh mất mát
    D. Qua những thử thách cam go ác liệt và sự kiêu dũng của người lính Tây Tiến.

    Câu 23: Cảm hứng lãng mạn của bài thơ "Tây Tiến" được thể hiện qua nội dung nào sau đây:

    A. Người lính Tây Tiến quay lưng lại với hiện thực. Họ chìm vào thế giới của mộng mơ
    B. Cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc của tác giả. Phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu, phóng đại, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, cái tuyệt mĩ
    C. Đất và người miền tây đều nên thơ, xinh đẹp, có sức quyến rũ, làm say đắm lòng người
    D. Viết về nỗi nhớ, đặc biệt là nhớ về hình ảnh các thiếu nữ xinh đẹp ở kinh thành nên dễ phát huy cảm hứng lãng mạn.

    Câu 24: Nhận xét nào đúng về giọng điệu của hai câu thơ nói về sự gian khổ, khắc nghiệt của cuộc hành quân: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời":

    A. Giọng điệu khách quan, lạnh lùng, dửng dưng
    B. Giọng điệu vừa xót xa, vừa cứng cỏi, ngang tàng.
    C. Giọng điệu lâm li, chua chát, bi ai.
    D. Giọng điệu đùa vui cố giấu nỗi buồn đau, tê tái.

    Câu 25: Câu thơ "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" diễn tả:

    A. Khát khao mãnh liệt của chàng lính muốn được về gặp người yêu.
    B. Sự yếu lòng của người lính Tây Tiến khi luôn nhớ về người yêu quê nhà.
    C. Diễn tả một cách tinh tế, chân thực tâm trạng nhớ nhà, nhớ người yêu của những chàng lính có tâm hồn lãng mạn, mộng mơ.
    D. Nỗi xót thương của chàng lính Tây Tiến khi người yêu phải mòn mỏi chờ đợi nơi quê nhà.

    Câu 26: Hình ảnh "áo bào" (trong câu thơ: "Áo bào thay chiếu anh về đất") giúp cho ta hiểu thêm điều gì?

    A. Sự lãng mạn của người lính trên chiến trường.
    B. Một cách nói giảm bớt sự thiếu thốn của người lính.
    C. Một cách nói ước lệ về trang phục của người lính Tây Tiến
    D. Thể hiện sự oai phong của người lính khi hi sinh được mặc trên mình chiếc áo sang trọng như của vua chúa.

    Câu 27: Hình ảnh thơ nào sau đây không có trong "Tây Tiến"?

    A. Những ngôi nhà khi ẩn, khi hiện giữa mây trời Tây Bắc
    B. Dòng sông nhẹ trôi, có tiếng sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
    C. Chiếc thuyền độc mộc trôi giữa mùa nước về, những cánh hoa đong đưa mang đầy nỗi nhớ của những người chiến binh
    D. Những chàng trai Tây Tiến nhảy múa cùng những cô gái Tây Bắc áo xiêm lộng lẫy.

    Câu 28: Hai chữ "về đất" trong câu "Áo bào thay chiếu anh về đất" không gợi ý liên tưởng nào sau đây?

    A. Sự hy sinh âm thầm không ai biết đến.
    B. Sự hy sinh của người lính là hóa thân vào non sông đất nước.
    C. Sự thanh thản, ung dung của người lính sau khi tận trung với nước.
    D. Cách nói giảm để tránh sự đau thương.

    Câu 29: Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng?

    A. Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
    B. Bài thơ là một bản quyết tâm thư, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.
    C. Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
    D. Bài thơ là bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

    Câu 30: Dòng nào khái quát đầy đủ vẻ đẹp của người lính Tây Tiến:

    A. Hào hùng và hào hoa, anh hùng và nghệ sĩ.
    B. Lãng mạn mộng mơ dù hoàn cảnh sống và chiến đấu khắc nghiệt.
    C. Người lính đẹp bởi tư thế hiên ngang và tầm vóc có thể sánh ngang tầm với vũ trụ.
    D. Người lính lên đường bảo vệ Tổ quốc với quyết tâm sắt đá, với ý chí quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

    ĐÁP ÁN:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1B; 2B; 3A; 4A; 5B
    6B; 7C; 8A; 9D; 10C
    11B; 12A; 13A; 14D; 15C
    16A; 17D; 18C; 19A; 20C
    21B; 22D; 23B; 24B; 25C
    26B; 27C; 28A; 29D; 30A


    Xem thêm: Bài tập trắc nghiệm: Tây Tiến - Quang Dũng

     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,906

    Trắc nghiệm Tây Tiến

    Quang Dũng (tiếp theo)


    Câu 1: Ý nào sau đây về chưa chính xác về tác giả Quang Dũng?

    A. Quê ở Phượng Trì , Đan Phượng , Hà Tây.
    B. Là nhà thơ – chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
    C. Ngoài làm thơ còn viết văn , vẽ tranh, soạn nhạc.
    D. Là tác giả của nhiều vở kịch hấp dẫn.

    Câu 2: Đặc điểm của thơ Quang Dũng qua bài thơ "Tây Tiến"?

    A. Hài hòa giữa chất cổ điển và tinh thần thời đại.
    B. Hài hòa giữa chất lãng mạn và hiện thực, mang vẻ đẹp trữ tình vừa hào hoa vừa sâu lắng.
    C. Giàu chất trí tuệ và tính triết lí.
    D. Giàu chất sử thi và giọng thơ ân tình ngọt ngào tha thiết.

    Câu 3: Yếu tố nào sau đây chi phối chủ yếu tới nội dung hiện thực của bài thơ " Tây Tiến "?

    A. Tây tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947 mà chiến sĩ phần đông là thanh niên Hà Nội.
    B. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến là biên giới Việt-Lào.
    C. Lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, hi sinh.
    D. Quang Dũng đã làm đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến rồi chuyển sang đơn vị khác.

    Câu 4: Căn cứ vào nội dung có thể chia bài thơ làm mấy phần ?

    A. Hai phần.
    B. Ba phần.
    C. Bốn phần.
    D. Năm phần.

    Câu 5: Nội dung chính của 14 câu đầu bài thơ là gì ?

    A. Nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, mĩ lệ và những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến.
    B. Nhớ về thiên nhiên Tây Bắc mĩ lệ thơ mộng.
    C. Nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội.
    D. Nhớ về đồng đội Tây Tiến với những kỉ niệm thơ mộng nơi núi rừng Tây Bắc.

    Câu 6: Dòng nào dưới đây nói đúng và đủ ý về cách hiểu câu thơ "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi"?

    A. Nhà thơ đã xa rời dòng sông Mã.
    B. Đơn vị Tây Tiến đã xa rời dòng sông Mã.
    C. Nhà thơ đã xa dòng sông Mã và đơn vị Tây Tiến.
    D. Cả sông Mã và đơn vị Tây Tiến đã xa vời đối với nhà thơ, nhưng ông vẫn nhớ về Tây Tiến.

    Câu 7: Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nét nhất cách nói vừa rất tự nhiên, hồn nhiên, vừa đậm chất lính?

    A. Mường lát hoa về trong đêm hơi.
    B. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
    C. Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
    D. Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.

    Câu 8: Câu thơ "Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời" được hiểu là:

    A. Người lính gục ngã, hi sinh
    B. Người lính mệt mỏi chìm vào giấc ngủ ngắn lúc dừng chân.
    C. Người lính mệt mỏi, chùn bước, không muốn tiếp tục cuộc hành quân gian khổ.
    D. A và B.

    Câu 9: "Chiều chiều" và "Đêm đêm" trong câu "Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người" được hiểu là:

    A. Thời gian miên viễn vĩnh hằng
    C. Sự hùng vĩ, kì thú
    B. Sự nguy hiểm rình rập
    D. Sự chồng chất nguy hiểm.

    Câu 10: Phép đối, điệp từ, sử dụng động từ mạnh trong hai câu thơ dẫn ở câu 9 có tác dụng:

    A. Tô đậm sự dữ dội của thiên nhiên
    B. Tô đậm sự dữ dội của thiên nhiên và tinh thần bất khuất của người lính.
    C. Tô đậm vẻ đẹp vừa hào hùng vừa hào hoa của người lính.
    D. Tô đậm hiện thực người lính thường xuyên phải đối diện với nguy hiểm, đồng thời khắc họa vẻ đẹp của tinh thần bất khuất, hào hùng của người lính.

    Câu 11: Hình ảnh trong câu thơ: "Kìa em xiêm áo tự bao giờ" là hình ảnh của:

    A. Người yêu trong tâm tưởng, mong nhớ của lính Tây Tiến
    B. Các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.
    C. "Dáng Kiều thơm" của những kiều nữ Hà Nội chập chờn hiện về trong "đêm mơ" của lính Tây Tiến.
    D. Người sơn nữ mà tình cờ lính Tây Tiến gặp được trên đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc.

    Câu 12: Hình ảnh đoàn binh " không mọc tóc", "xanh màu lá" trong câu: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm" không mang nét nghĩa nào:

    A. Vừa hiểu là người lính cắt tóc vừa để giảm bất tiện trong sinh hoạt, vừa phản ảnh một thực tế - bị rụng tóc vì sốt rét.
    B. Vừa hiểu là màu áo lính, màu là ngụy trang, vừa là nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, sốt rét bệnh tật hành hạ.
    C. Tác giả không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh đã lưu dấu trên chân dung người lính.
    D. Tả dáng vẻ xấu xí, tiều tụy, không còn sức sống của người lính.

    Câu 13: Hai câu thơ " Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" thể hiện nét đẹp nào của người lính?

    A. Chí khí của người lính Tây Tiến.
    B. Đời sống tình cảm của lính Tây Tiến.
    C. Chí khí và tâm hồn đầy cảm xúc của người lính.
    D. Lòng căm thù quân giặc và nỗi buồn nhớ về Hà Nội.

    Câu 14: Hai câu :"Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" biểu đạt:

    A. Hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh.
    B. Cảm giác bi thương bi lụy bao trùm.
    C. Cái bi thương của hiện thực được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn.
    D. Tinh thần bất khuất của người lính.

    Câu 15: Câu thơ: "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" nghĩa đầy đủ là:

    A. Những nấm mồ nằm rải rác nơi biên giới xa xôi.
    B. Những nấm mồ vô danh, không ai biết mà đến nhận.
    C. Những nấm mồ xa xôi, xa quê hương, Tổ quốc.
    D. Những nấm mồ nằm rải rác, cách xa nhau.

    Câu 16: Cụm từ "chẳng tiếc đời xanh" có thể hiểu:

    A. Sự tự nguyện, hiến dâng chẳng tiếc nuối tuổi trẻ của người lính Tây Tiến.
    B. Sự bất cần, ngạo nghễ, không tiếc nuối gì đến tuổi trẻ.
    C. Cách nói phủ định để khẳng định người lính vô cùng tiếc nuối quãng đời đẹp nhất của mình.
    D. Người lính tiếc cho tuổi trẻ của mình nhưng vẫn miễn cưỡng ra đi.

    Câu 17: Hai chữ "về đất" trong câu: "Áo bào thay chiếu anh về đất" không gợi ý liên tưởng nào:

    A. Sự hi sinh âm thầm không ai biết đến.
    B. Sự thanh thản, ung dung của người lính sau khi đã tận trung với nước.
    C. Cách nói giảm để tránh sự đau thương.
    D. Sự hi sinh của người lính là hóa thân vào non sông đất nước.

    Câu 18: Dòng nào chưa nói đúng về nội dung chính ở đoạn thơ thứ 3 của bài Tây Tiến ?

    A. Ngoại hình và đời sống nội tâm của người lính.
    B. Cái tình và cái chí của người lính.
    C. Sự giằng xé giữa lí tưởng cao đẹp và tình cảm sâu nặng của người lính.
    D. Sự hi sinh kiêu hùng của người lính.

    Câu 19: Dòng nào không đúng nói về nội dung bốn câu thơ: "Rải rác biên cương [...] khúc độc hành" trong đoạn ba của bài thơ Tây Tiến ?

    A. Nói về cái cốt cách đa tình của người lính Tây Tiến.
    B. Thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của người lính.
    C. Diễn tả sự hi sinh cao cả , lẫm liệt của người lính.
    D. Khẳng định sự bất tử của người lính đã hi sinh.

    Câu 20: Câu thơ "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" sử dụng biện pháp tu từ nào?

    A. Điệp từ "về"
    B. Phóng đại
    C. Ẩn dụ
    D. So sánh

    Câu 21: Ý nào sau đây nêu đầy đủ nhất nội dung chính của bài thơ "Tây Tiến"?

    A. Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ và lãng mạn của núi rừng Tây Bắc nước ta
    B. Ca ngợi sự hi sinh anh dũng của những người lính Tây Tiến
    C. Ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn, tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến
    D. Thể hiện nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội, những người lính đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc.

    Câu 22: Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Tây Tiến"?

    A. Nhịp thơ biến hóa linh hoạt, giọng điệu cũng theo đó thay đổi, lúc vui vẻ hào hùng, lúc thiết tha bồi hồi...
    B. Bài thơ có sự kết hợp giữa chất triết lý và chất trữ tình.
    C. Ngôn ngữ đa dạng. Sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi không khí cổ kính. Sáng tạo trong hình ảnh thơ. Kết hợp từ độc đáo, dùng những từ mang đậm dấu ấn đời lính khiến lời thơ thêm sinh động, chân thực, gần gũi.
    D. Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, bài thơ đậm chất bi tráng.

    ĐÁP ÁN:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1D; 2B; 3C; 4C; 5A; 6D; 7C; 8D; 9A; 10D; 11B
    12D; 13C; 14C; 15A; 16B; 17A; 18C; 19A; 20C
    21D; 22B
     
    Dana Lê, LieuDuong, Tiên Nhi11 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...