TỔNG HỢP CÂU HỎI SINH THÁI CÓ ĐÁP ÁN Câu 1 . Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Có 4 loại môi trường là môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật. II. Các loài sinh vật và quan hệ giữa các loài sinh vật được gọi là nhân tố sinh thái hữu sinh. III. Khí hậu và các tác nhân vật lí, hóa học thì được xếp vào nhân tố vô sinh. IV. Các nhân tố sinh thái có tác động tổng hợp lên đời sống sinh vật. V. Sinh vật có giới hạn sinh thái càng rộng thì thường có vùng phân bố rđng. VI. Tập hợp toàn bộ các giới hạn sinh thái của loài thì gọi là ổ sinh thái của loài đó. Một nơi ở có 10 loài thì có 10 ổ sinh thái. A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Trả lời: Lấy hết Câu 2. Khi nói về nhân tố sinh thái vô sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió là các nhân tố sinh thái vô sinh. II. Các loài chim dựa vào ánh sáng để định hướng bay khi di cư từ Bắc bán cầu xuống Nam bán cầu. III. Sự phân tầng ở các quần xã chủ yếu là do tác động của nhân tố sinh thái ánh sáng. IV. Dựa vào nhu cầu ánh sáng, người ta chia thực vật thành nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. V. Các loài động vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường. VI. Các loài động vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể được duy trì ổn định, không thay đổi theo nhiệt ộ môi trường. VII. Các loài sinh vật khác nhau thì có giới hạn sinh thái là khác nhau. A. 4. B. 7. C. 6. D. 5. Trả lời: Lấy hết Câu 3 . Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các cá thể cùng loài thường có xu hướng hỗ trợ nhau để săn mồi, sinh sản, chống điều kiện bất lợi. II. Khi mật độ cá thể tăng cao, nguồn sống khan hiếm thì gia tăng cạnh tranh cùng loài. III. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong, tăng tỉ lệ xuất cơ, giảm mật độ cá thể. IV. Cạnh tranh cùng loài trở thành động lực để thúc đẩy loài tiến hóa. V. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường. VI. Khi nguồn sống khan hiếm thì các cá thể cùng loài sẽ tăng cạnh tranh; tăng tỉ lệ xuất cư; tăng tỉ lệ tử vong; giảm tỉ lệ sinh sản; giảm kích thước quần thể; giảm tuổi thọ sinh thái; giảm tuổi thọ quần thể, giảm tỉ lệ con non. A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Trả lời: Lấy hết Câu 4 . Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các đặc trưng của quần thể đều không ổn định, thay đổi theo điều kiện môi trường. II. Tỉ lệ đực/cái của quần thể phản ánh khả năng sinh sản của quần thể. III. Độ đa dạng về loài; loài ưu thế, loài đặc trưng, sự phân tầng.. không phải là đặc trưng của quần thể. IV. Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất, vì nó ảnh hưởng lớn đến các đặc trưng khác. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Trả lời: Lấy hết Câu 5. Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tuổi bình quân của tất cả các cá thể trong quần thể sinh vật được gọi là tuổi quần thể. II. Tuổi thọ thực tế của 1 cá thể được gọi là tuổi sinh thái của cá thể đó. III. Tuổi thọ có thể đạt được của 1 cá thể được gọi là tuổi sinh lí của cá thể đó. IV. Nếu quần thể có mật độ cá thể quá cao thì nhóm tuổi trước sinh sản thường chiếm tỉ lệ thấp hơn nhóm tuổi đang sinh sản. V. Cấu trúc nhóm tuổi của quần thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường, tùy vào từng mùa trong năm. VI. Nếu quần thể có nhóm tuổi đang sinh sản ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đó sẽ tăng số lượng (đang phát triển). A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Trả lời: Lấy hết Câu 6. Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trong một môi trường, thường chỉ có một loài sinh sống. II. Quan hệ giữa các loài sinh vật là thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. III. Nhiệt độ môi trường là nhân tố sinh thái vô sinh. IV. Khi có một nhân tố sinh thái nào đó nằm ngoài giới hạn sinh thái của loài thì các cá thể của loài sẽ bị chết. A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: II, III và IV đúng → Đáp án C. I sai. Vì mỗi môi trường sống thì có nhiều loài. Ví dụ ở môi trường nước có hàng trăm loài. Câu 7. Khi nói về ổ sinh thái của loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hai loài sống ở trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái giao nhau. II. Sự trùng lặp về ổ sinh thái dinh dưỡng sẽ gây ra cạnh tranh giữa các loài. III. Cạnh tranh khác loài thường dẫn tới làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài. IV. Các loài sống trong một môi trường và cùng sử dụng một loài khác làm thức ăn thì sẽ cạnh tranh với nhau. A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: I, II và III đúng → Đáp án C. IV sai. Vì khi cùng ăn một loài khác nhưng có thể có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, cùng ăn cây dẽ nhưng loài côn trùng ăn lá; loài sâu đục thân thì ăn thân, loài chim thì ăn quả. Câu 8 . Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường không tiêu diệt vật chủ. II. Ở quan hệ vật ăn thịt – con mồi, vật ăn thịt thường không thể tiêu diệt hết con mồi. III. Ở quan hệ cđộng sinh, nếu khi tách 2 loài sống riêng rẽ thì cả hai cùng có hại. IV. Ở quan hệ hội sinh, loài có lợi thường là loài có kích thước cơ thể nhỏ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: Lấy hết Câu 9. Khi nói về lưới thức ăn và chuỗi thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thực vật luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1; động vật ăn tạp có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. II. Trong một lưới thức ăn, một loài sinh vật luôn tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. III. Trong lưới thức ăn, chỉ phản ánh mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật. IV. Hệ sinh thái dưới nước thường có chuỗi thức ăn ngắn hơn chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: I và II đúng → Đáp án B. III sai. Vì lưới thức ăn và chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật và vật kí sinh – vật chủ. IV sai. Vì HST dưới nước thì sinh vật tiêu hao năng lượng ít hơn sinh vật sống trên cạn nên hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng ở HST dưới nước thường cao hơn trên cạn. Do đó, chuỗi thức ăn của HST dưới nước thường dài hơn trên cạn. Câu 10. Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trong tất cả các hệ sinh thái, năng lượng luôn được truyền một chiều từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề. II. Các loài có tổng sinh khối bằng nhau thì sẽ cùng bậc dinh dưỡng với nhau. III. Ở các hệ sinh thái tự nhiên, toàn bộ năng lượng hoạt động của hệ ều có nguồn gốc từ mặt trời. IV. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, thường chỉ có khoảng 70% năng lượng được chuyển lên bậc tiếp theo. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: I và III đúng → Đáp án B. II sai. Vì tổng sinh khối của loài phụ thuộc vào kích thước cơ thể và tổng số cá thể của quần thể. Hai loài có tổng sinh khối khác nhau nhưng vẫn có thể thuộc hai bậc dinh dưỡng khác nhau. IV sai. Vì chỉ có khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc tiếp theo; 70% năng lượng bị tiêu hao dưới dạng nhiệt năng. Câu 11. Khi nói về bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Một lưới thức ăn thường chỉ có tối đa 7 bậc dinh dưỡng. II. Toàn bộ sinh vật sản xuất luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1. III. Động vật bậc thấp thì được xếp vào bậc dinh dưỡng thấp, động vật bậc cao thì thuộc bậc dinh dưỡng cao. IV. Tổng năng lượng của bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn lớn hơn tổng năng lượng của bậc dinh dưỡng cấp 2. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: I, II và IV đúng → Đáp án C. III sai. Vì trong chuỗi thức ăn, có nhiều loài động vật bậc thấp nhưng lại sống kí sinh nên vẫn được xếp vào bậc dinh dưỡng cao. Câu 12. Khi nói về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quá trình chuyển hóa vật chất và quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra đồng thời với nhau. II. Trong quá trình chuyển hóa, vật chất bị thất thoát còn năng lượng được quay vòng và tái tạo trở lại. III. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, cả năng lượng và vật chất đều bị thất thoát khoảng 90%. IV. Vật chất và năng lượng được chuyển hóa theo chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Trả lời: I và IV đúng → Đáp án C. Sự chuyển hóa vật chất được thực hiện theo chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề. Sự chuyển hóa năng lượng được thực hiện gắn liền với chuyển hóa vật chất. Câu 13 . Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia? I. Trùng roi và ruột mối. II. Giun kí sinh trong cơ thể người và người. III. Hải quỳ và cua. IV. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm. V. Cây nắp ấm bắt ruồi và ruồi. VI. Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Trả lời: Có 2 mối quan hệ không gây hại cho loài tham gia → Đáp án A Xét các mối quan hệ của đề bài: I là mối quan hệ cộng sinh → không gây hại cho loài tham gia II và VI là mối quan hệ kí sinh gây hại cho cơ thể vật chủ III không gây hại cho loài tham gia IV là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm trong đó hoạt động sống của loài này vô tình gây hại cho các loài xung quanh V là mối quan hệ vật ăn thịt con mồi gây hại cho con mồi Câu 14 . Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải xác chết thành chất hữu cơ đơn giản và chất vô cơ. II. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường. III. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp và nhóm sinh vật phân giải. IV. Chỉ có các loài động vật mới được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. A. 1. B. 2. C. 3 D. 4 Trả lời: I, II, IV đúng → Đáp án C. III sai. Vì một số vi sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất, có các loài vi sinh vật được xếp và nhóm sinh vật phân giải. Câu 15. Khi nói về chu trình nitơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nitrit hóa là quá trình oxy hóa NH4+ trong đất thành NO2. II. Quá trình cố định đạm - chuyển nitơ tự do trong khí quyển thành nitơ dạng hợp chất. III. Amôn hóa là quá trình phân giải hợp chất hữu cơ thành NH4. IV. Quá trình phản nitrat hóa đã giải phóng nitơ từ các hợp chất hữu cơ. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Trả lời: I, II và III đúng → Đáp án B. III sai. Vì quá trình phản nitrat hóa là quá trình biến nitrat thành N2. Câu 16. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thường sẽ có nhiều loài ưu thế và nhiều loài đặc trưng. II. Loài ưu thế là loài có tính chất hoạt động mạnh, đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của quần xã. III. Ở các quần xã khác nhau, sự phân tầng thường khác nhau. IV. Ở trên cạn, rừng mưa nhiệt đới thường là quần xã có độ phân tầng mạnh nhất. V. Sự phân tầng luôn dẫn tới làm giảm cạnh tranh khác loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống từ môi trường. A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Trả lời: II, III, IV và V đúng → Đáp án D. I sai. Vì độ đa dạng của quần xã không liên quan đến loài đặc trưng. Câu 17. Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiên tự nhiên, khí hđậu.. hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. II. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường ã có quần xã sinh vật từng sống và thường dẫn ến hình thành một quần xã ổn định. III. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. IV. Nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta có thể khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. V. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. VI. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Trả lời: I, III, IV, V và VI đúng → Đáp án D. II sai. Vì diễn thế nguyên sinh diễn ra ở môi trường chưa có sinh vật. Câu 18. Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 185 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 12 cá thể/ ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tại thời iểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 2220 cá thể. II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/ năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250. III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/ năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 13, 23 cá thể/ha IV. Sau 1 năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Trả lời: I, III và IV đúng → Đáp án D. Áp dụng công thức tính số lượng cá thể sau n năm: N = No × (1 + r) ^n (tương tự công thức tính lãi kép trong toán học) ; r = (tỷ lệ sinh +tỷ lệ nhập cư) – (tỷ lệ tử + tỷ lệ xuất cư) : Tỷ suất gia tăng tự nhiên. Mật độ = N/S (S là diện tích). I đúng. Vì cuối năm 2012 tổng số cá thể là: 185 ×12 = 2220. II sai. Vì sau 1 năm, số cá thể của quần thể là: 2220× (100% + (12% - 9%) ≈ 2287 cá thể. III đúng. Vì sau 2 năm quần thể có mật ộ là 2220 × (1+0, 15−0, 1) ^2/185 = 13, 23 cá thể/ha. IV đúng. Vì sau 1 năm tổng số lượng cá thể giảm chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong. Câu 19 . Giả sử ở loài A, kích thước tối thiểu của quần thể là 35 cá thể. Nếu không xảy ra di cư, nhập cư thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Một quần thể của loài này có 120 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 90 cá thể bị chết. Một thời gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong. II. Một quần thể của loài này chỉ có 25 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì quần thể sẽ tăng trưởng và mậ độ cá thể sẽ tăng lên. III. Một quần thể của loài này có 55 cá thể. Nếu môi trường được bổ sung thêm nguồn sống thì sẽ tăng kích thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường. IV. Một quần thể của loài này có 200 cá thể. Nếu xuất hiện các loài ăn thịt sử dụng các cá thể của quần thể làm thức ăn thì thường sẽ làm tuyệt diệt quần thể. V. Một quần thể của loài này chỉ có 15 cá thể thì sự hỗ trợ cùng loài thường giảm. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Trả lời: I, III và V đúng → Đáp án A. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì sự tồn tại và phát triển. Nếu kích thước giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ đi vào diệt vong. I đúng. Vì khi quần thể có 30 cá thể (dưới thước tối thiểu) thì quần thể sẽ đi vào tuyệt diệt. II sai. Vì quần thể chỉ có 25 cá thể (kích thước dưới mức tối thiểu) thì cho dù môi trường được bổ sung nguồn sống cũng không làm tăng kích thước quần thể. III đúng. Vì quần thể có 55 cá thể (kích thước trên tối thiểu) thì môi trường thuận lợi sẽ làm tăng kích thước quần thể. IV sai. Vì xuất hiện các loài ăn thịt thì sẽ điều chỉnh kích thước quần thể nhưng thường sẽ thiết lập trạng thái cân bằng, ít khi xảy ra trường hợp vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn quần thể con mồi. V đúng. Vì quần thể có 15 cá thể (kích thước trên tối thiểu) thì sự hỗ trợ cùng loài thường giảm.