Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Học - Chuyên Đề Động Vật

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngudonghc, 6 Tháng bảy 2021.

  1. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    Câu 1: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, có bao nhiêu phát biểu sai?

    I. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim.

    II. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.

    III. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

    IV. Loài có khối lượng cơ thể lớn thì có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ.

    A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.


    Câu 2: Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.

    II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.

    III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.

    IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

    A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

    Câu 3: Cho các phát biểu sau đây:

    I. Khi tâm nhĩ phải co bóp nó đẩy máu vào tâm thất phải.

    II. Diễn biến của hệ tuần hoàn nhỏ diễn ra theo thứ tự: Tim → động mạch phổi giàu CO2 →

    Mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi giàu O2 → tim.

    III. Sự tăng dần huyết áp trong hệ mạch là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

    IV. Ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu vì tim chỉ có 2 ngăn.

    Số phát biểu đúng là:

    A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

    Câu 4: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau?

    I. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.

    II. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

    III. Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.

    IV. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

    V. Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.

    Có bao nhiêu kết luận không đúng?

    A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

    Câu 5: Khi nói về hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.

    II. Máu đi từ động mạch sang mao mạch và theo tĩnh mạch trở về tim.

    III. Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình hoặc cao.

    IV. Tốc độ máu chảy trong mạch nhanh.

    A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

    Câu 6: Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Huyết áp tâm thu đạt được ứng với lúc tim co, huyết áp tâm trương đạt được ứng với lúc tim dãn.

    II. Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.

    III. Khi tim nhập nhanh và mạch co thì huyết áp tăng, khi tim đập chậm và mạch dãn thì huyết áp giảm.

    IV. Trình tự hoạt động của một chu kì tim là pha cô tâm thất, pha co tâm nhĩ, pha dãn chung.

    V. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch

    A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

    Câu 7: Cho biết định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người:

    I. Áp lực của máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp.

    II. Trong suốt chiều dài của hệ mạch, huyết áp tăng dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch.

    III. Tim đập nhanh, mạnh thì huyết áp tăng và ngược lại.

    IV. Ở người cao tuổi sự đàn hồi mạch máu giảm, huyết áp dễ tăng cao

    V. Để giảm huyết áp đối với người huyết áp cao cần có chế độ ăn uống phù hợp, luyện tập thể dục, thể thao đầy đủ, hạn chế căng thẳng.

    Số đáp án đúng về huyết áp là:

    A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

    Câu 8: Có bao nhiêu phát biểu sau đúng khi nói về hoạt động của hệ mạch?

    I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.

    II. Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm.

    III. Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của

    Mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

    IV. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

    A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

    Câu 9: Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Khi cơ thể mất máu, huyết áp giảm.

    II. Tăng nhịp tim sẽ làm tăng huyết áp.

    III. Tâm nhĩ co sẽ đẩy máu vào động mạch.

    IV. Loài có kích thước cơ thể càng lớn thì có nhịp tim càng chậm.

    A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

    Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về huyết áp?

    I. Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch.

    II. Huyết áp gồm huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) và huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn).

    III. Huyết áp phụ thuộc vào lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu.

    IV. Huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất là mao mạch.

    A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

    Câu 11: Những nguyên nhân nào sau đây làm huyết áp giảm dần trong hệ mạch?

    I. Do lực ma sát của máu với thành mạch.

    II. Do lực ma sát giữa các phân tử máu với nhau.

    III. Do sự co bóp của tim ngày càng giảm.

    IV. Do độ dày của thành mạch giảm dần từ động mạch đến mao mạch.

    Số đáp án đúng là:

    A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

    Câu 12: Xét các đặc điểm sau:

    I. Máu được tim bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể

    II. Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu dịch mô.

    III. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

    IV. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào sau đó trở về tim.

    V. Máu chảy trong động mạch, dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

    Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?

    A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

    Câu 13: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

    I. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

    II. Huyết áp phụ thuộc vào thế tích máu và độ đàn hồi của thành mạch máu.

    III. Huyết áp phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch máu.

    IV. Huyết áp ở người trẻ thường cao hơn người già.

    A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.


    Câu 14: Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút. Giả sử các pha của chu kì tim lần lượt chiếm tỉ lệ là: 1: 3: 4. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha co tâm thất, sau đó là pha co tâm nhĩ và cuối cùng là pha dãn chung

    II. Thời gian của một chu kì tim là 0, 0833 giây.

    III. Tổng thời gian tâm nhĩ và tâm thất co bằng với thời gian pha dãn chung

    IV. Thời gian tâm nhĩ và tâm thất nghỉ ngơi lần lượt là 0, 0729 giây và 0, 0521 giây.

    A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

    Câu 15: Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền.

    II. Vận tốc máu trong hệ mạch không liên quan tới tổng tiết diện của mạch mà liên quan tới

    Chênh lệch huyết áp giữa hai đầu mạch.

    III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

    IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co.

    V. Trong suốt chiều dài của hệ mạch thì huyết áp tăng dần.

    VI. Sự tăng dần huyết áp là do ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với

    Nhau khi vận chuyển.

    A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

    Câu 16: Xét các đặc điểm sau:

    I. Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể

    II. Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu-dịch mô.

    III. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

    IV. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào, sau đó trở về tim.

    V. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

    Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?

    A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.


    Câu 17: Khi nói về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.

    II. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình.

    III. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

    IV. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

    A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

    Câu 18: Cho các phát biểu sau:

    I. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn.

    II. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi xa.

    III. Máu tiếp xúc trực tiếp và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.

    IV. Điều hóa phân phối máu đến cơ quan nhanh.

    V. Đáp ứng nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

    Có bao nhiêu đặc điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là đúng?

    A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

    Câu 19: Hệ tuần hoàn kín tiến hóa hơn hệ tuần hoàn hở ở điểm nào?

    I. Cấu tạo hệ tim mạch phức tạp và hoàn chỉnh hơn.

    II. Tốc độ máu nhanh hơn.

    III. Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh hơn.

    IV. Có dịch mô, nhờ đó đáp ứng trao đổi chất và trao đổi khí nhanh và hiệu quả hơn.

    Số phương án đúng là:

    A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

    Câu 20: Cho các nhận định sau về hoạt động của tim và hệ mạch:

    I. Huyết áp tối đa đạt được lúc tâm thất co, huyết áp tối thiểu đạt được lúc tâm thất dãn.

    II. Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.

    III. Khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, khi tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm.

    IV. Trình tự hoạt động của một chu kì tim là pha co tâm thất, pha co tâm nhĩ, pha dãn chung.

    V. Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian hoạt động.

    Số nhận định không đúng là?

    A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

    Câu 21: Khi nói về tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co trước tâm nhĩ để đẩy máu đến tâm nhĩ

    II. Ở người, máu trong động mạch chủ luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi.

    III. Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép.

    IV. Ở các loài côn trùng, máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi

    A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.


    Câu 22: Khi nói về hoạt động của hệ mạch trong hệ tuần hoàn của người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Máu di chuyển càng xa tim thì tốc độ lưu thông của máu càng chậm.

    II. Máu di chuyển càng xa tim thì áp lực của máu lên thành mạch càng giảm.

    III. Vận tốc máu phụ thuộc chủ yếu vào tổng thiết diện của mạch máu.

    IV. Nếu giảm thể tích máu thì sẽ làm giảm huyết áp.

    A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.


    Câu 23: Xét các loài: Châu chấu, thủy tức, cá rô phi, ếch đồng, gà, thỏ. Khi nói về tuần hoàn của các loài này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Có 2 loài có tim 4 ngăn.

    II. Trong 6 loài này, có 50% số loài có hệ tuần hoàn kép.

    III. Cả 6 loài đều có hệ tuần hoàn, trong đó có 2 loài có hệ tuần hoàn hở.

    IV. Ở châu chấu, do chưa có mao mạch nên máu được đổ trực tiếp vào xoang cơ thể.

    A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

    Câu 24: Khi nói về tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Một chu kì tim luôn có 3 pha, trong đó nhĩ co bơm máu vào động mạch phổi, thất co bơm máu vào động mạch chủ.

    II. Hệ dẫn truyền tim gồm 4 bộ phận, trong đó chỉ có nút xoang nhĩ mới có khả năng tự động phát nhịp.

    III. Giả sử trong một phút có 75 nhịp tim thì nút xoang nhĩ phát nhịp 75 lần.

    IV. Nếu nút xoang nhĩ nhận được kích thích mạnh thì cơ tim sẽ co rút mạnh hơn lúc bình thường.

    A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.


    Câu 25: Khi đề cập đến vận tốc máu và tương quan của huyết áp và tổng tiết diện của mạch, có bao nhiêu phát biểu đúng?

    I. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, vận tốc máu sẽ lớn.

    II. Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và nhỏ nhất trong mao mạch.

    III. Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn

    Mạch.

    IV. Càng xa tim huyết áp càng tăng, tốc độ chảy máu càng lớn.

    A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

    Câu 26: Khi nói về sự biến đổi của vận tốc máu trong hệ mạch, xét các kết luận sau:

    I. Vận tốc máu cao nhất trong động mạch chủ, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tiểu mạch chủ.

    II. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

    III. Vận tốc máu cao nhất ở tĩnh mạch, thấp nhất ở động mạch và có giá trị trung bình ở mao mạch.

    IV. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch và duy trì ổn định ở tĩnh mạch và mao mạch.

    Trong các kết luận trên, có số kết luận không đúng là:

    A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

    Câu 27: Trong các loài động vật được cho dưới đây, có bao nhiêu loài động vật có tim 4 ngăn

    nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn chỉnh?

    I. Ếch. II. Thằn lằn. III. Chim đà điểu. IV. Cá sấu. V. Rắn. VI. Trâu.

    A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

    Câu 28: Biết rằng số nhịp tim (nhịp/ phút) của 4 loài động vật A, B, C, D lần lượt là 600; 48;
    200; 25. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

    I. Loài A có thời gian chu kì tim cao nhất.

    II. Loài D có kích thước cơ thể nhỏ nhất.

    III. Trình tự từ động vật có tỉ lệ diện tích bề mặt/ thể tích cơ thể cao nhất đến thấp nhất là A-C-B-D.

    IV. Trình tự từ động vật có tổng lượng máu nhiều nhất đến ít nhất là D-B-C-A.

    A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

    Câu 29: Trong các loài sau đây:

    I. Tôm. II. Cá. III. Ốc sên. IV. Ếch. V. Trai. VI. Bạch tuột. VII. Giun đất.

    Có bao nhiêu loài động vật có hệ tuần hoàn hở?

    A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

    Câu 31: Trong các loài sau đây:

    I. Tôm. II. Cá. III. Ốc sên. IV. Ếch. V. Trai. VI. Bạch tuột. VII. Giun đất.

    Có bao nhiêu loài động vật có hệ tuần hoàn kín?

    A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

    * * *


    ĐÁP ÁN

    1. c
    2. c
    3. b
    4. b
    5. a
    6. a
    7. a
    8. a
    9. d
    10. d
    11. d
    12. a
    13. d
    14. b
    15. d
    16. d
    17. d
    18. c
    19. a
    20. d
    21. b
    22. c
    23. a
    24. b
    25. a
    26. d
    27. c
    28. c
    29. a
    30. d
     
    chiqudoll, Lam Thủy, ZoeTT2 người khác thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...