(Bài tập tình huống) Quản trị học: Nguyên nhân thất bại của Sony

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi An Nam, 25 Tháng ba 2022.

  1. An Nam

    Bài viết:
    185
    Quản trị học

    Bài tập tình huống:


    Sony, đã từng là một hình mẫu cho sự thành công trong kinh doanh và đổi mới, giờ đây đang chật vật đấu tranh cho sự sống còn của mình vì công ty đã không đưa ra những sản phẩm vượt trội và không có lợi nhuận trong nhiều năm. Sony đã bị thất bại từ việc này sang việc khác, từ việc không áp dụng công nghệ mới cho đến việc đối diện với những sự cạnh tranh không dự báo trước được, nhưng vướng mắc lớn nhất là việc các nhà quản trị không có khả năng ứng phó với sự phối hợp kém trong phạm vi tổ chức. Công ty đã tiếp cận được công nghệ để tạo ra máy nghe nhạc giống như iPod trong một thời gian khá lâu trước khi Apple tung ra sản phẩm này trên thị trường. Nhà đồng sáng lập Sony, Akio Morita, đã mường tượng ra một loại thiết bị như vậy vào thập niên 1980s nhưng các bộ phận đã không phối hợp với nhau để đưa ra ý tưởng này vào thực hiện.

    Em hãy phân tích về nguyên nhân thất bại của Sony qua tình huống trên.

    Bài làm:

    Nguyên nhân thất bại của Sony:

    - Không áp dụng công nghệ mới: Thời đại ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống tăng lên, theo đó, nhu cầu của khách hàng về những sản phẩm mới lạ, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ mới cũng tăng lên. Do đó, không áp dụng công nghệ mới lên sản phẩm thì trong mắt khách hàng, chúng chỉ là những sản phẩm đã lỗi thời và không còn được ưa chuộng sử dụng nữa. Do Sony vẫn còn sử dụng công nghệ cũ đã lỗi thời nên cấu trúc tổ chức của công ty sẽ phức tạp, cồng kềnh và khó quản lý. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Sony ngày càng tụt hậu lại phía sau.

    - Phải đối diện với những sự cạnh tranh không báo trước: Thời đại công nghệ phát triển, các công ty điện tử xuất hiện ngày càng nhiều, và điều này khiến cho Sony phải đối mặt với những sự cạnh tranh cực kì khốc liệt của các công ty đối thủ. Các đối thủ cạnh tranh lớn phải kể đến là Apple, Samsung đã phát triển một cách nhanh chóng do bắt kịp được thời đại, ứng dụng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất để tạo ra những sản phẩm mới, nhiều chức năng và được số đông khách hàng ưa chuộng. Do không thể tạo nên những sản phẩm đột phá, Sony đã không thể cạnh tranh lại với những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của mình. Điều này đã giáng một đòn nặng nề khiến Sony khó có thể vực dậy.

    - Tuy nhiên, trong cấu trúc tổ chức của công ty, nhà quản trị phải phát huy tối đa quyền lực và khả năng để đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp cho tổ chức để tổ chức có được khả năng thích ứng, đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như bên trong tổ chức. Theo Harold Koontz (1993) : "Một cơ cấu tổ chức có hiệu lực không bao giờ có tĩnh tại". Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn luôn thay đổi. Một cấu trúc tổ chức tối ưu là cấu trúc tổ chức có khả năng "co giãn", thích nghi với các tình huống trước những yếu tố biến động bên trong cũng như bên ngoài. Do đó, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của một tổ chức, mà cụ thể ở đây là Sony, là do các nhà quản trị của công ty đã không linh hoạt với sự biến động của môi trường bên ngoài, và không có khả năng ứng phó với sự phối hợp kém trong phạm vi tổ chức. Các nhà quản trị của Sony đã không thể tạo nên một môi trường thuận lợi cho các thành viên trong tổ chức, không nắm bắt được khả năng của các thành viên và các bộ phận, không biết cách sắp xếp từng con người, từng bộ phận lại một cách thích hợp. Điều này đã khiến cho không chỉ các cá nhân, các bộ phận riêng lẻ không thể phát huy được tối đa khả năng của mình, mà hơn nữa còn gây ảnh hưởng đến những cá nhân, bộ phận khác trong tổ chức vì sự thiếu ăn ý, không hợp tác với nhau. Sự phối hợp thiếu ăn ý của các thành viên trong một tổ chức sẽ khiến cho tổ chức không thể tạo ra những sản phẩm hoàn thiện và mới mẻ, không thể bắt kịp được thời đại và không thể đứng vững được trước những sự công kích như vũ bão của các đối thủ cạnh tranh. Và tất cả những nguyên nhân này đều xuất phát từ các nhà quản trị không đủ năng lực để điều hành công ty vượt qua những khó khăn để có được một chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Có thể nếu như các nhà quản trị của Sony đủ khả năng thích ứng và linh hoạt trong việc bố trí các nguồn lực trong công ty, chỉ đạo tốt các bộ phận phối hợp với nhau để tạo ra những sản phẩm đi cùng với thời đại, thậm chí đi trước thời đại, thì Sony đã không gục ngã nặng nề và phải chật vật để đấu tranh cho vị trí của mình trên thị trường như bây giờ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...