Bài tập tiếng việt về liên kết lớp 9

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Kim Ha Neul, 6 Tháng bảy 2021.

  1. Kim Ha Neul

    Bài viết:
    96
    LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

    Câu 1: Hãy chỉ ra phương tiện liên kết trong đoạn văn sau:

    "Hẳn không có ai làm thơ như Bác. Thơ tứ tuyệt mà đến câu thứ ba vẫn chưa tìm ra thơ. Nhưng khi câu cuói cùng đột ngột vút lên một cách vô cùng sảng khoái thì toàn bộ bài thơ lại bộc lộ rất rõ tâm trạng náo nức rất vui của bác Hồ trong không khí chiến thắng của dân tộc, mùa xuân 1968.

    Cho nên thơ Bác vừa rất dễ lại vừa rất khó. Đối với người đọc cũng thế, đối với nhà thơ cũng vậy." (Nguyễn Đăng Mạnh)

    Câu 2:

    Hãy chỉ ra phép thế trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó:

    "Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã sông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm." (Nguyễn Đình Thi)

    Câu 3: Các câu trong đoạn văn dưới liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Hãy chỉ ra các từ ngữ có tác dụng liên kết.

    (1) Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. (2) Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. (3) Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. (4) Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. (5) Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

    (Sầu riêng – Mai Văn Tạo)

    Câu 4: Xác định phép liên kết hình thức trong đoạn văn sau:

    Vì ông lão yêu làng tha thiết nên vô cùng căm uất khi nghe tin làng mình theo giặc (1). Hai tình cảm tưởng chừng mâu thuẫn ấy đã dẫn đến một sự xung đột nội tâm dữ dội (2). Ông Hai dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù (3). Đây là một nét mới trong tình cảm của người nông dân thời kì chống Pháp (4). Tình cảm yêu nước rộng lớn hơn đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê (5). Dù đã xác định như thế nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình yêu đối với quê hương; vì thế mà ông xót xa, cay đắng (6).
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...