Bài Tập phương pháp giải nhanh hóa học phương pháp 1

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi quanbnvn, 4 Tháng bảy 2021.

  1. quanbnvn

    Bài viết:
    5
    CHUYÊN ĐỀ: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH HÓA HỮU CƠ

    PHƯƠNG PHÁP 1: BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ

    I. VÍ DỤ

    1. Xác định CTPT

    Ví dụ 1 (ĐH12B) : Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hơi hợp chất hữu cơ X (chỉ gồm C, H, O) cần vừa đủ 110 ml khí O2 thu được 160 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch H2SO4 đặc (dư), còn lại 80 ml khí Z. Biết các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là

    A. C4H8O2 B. C4H10O C. C3H8O D. C4H8O

    Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) với 450 ml khí O2 (lấy dư). Sau phản ứng thu được các chất đều ở thể khí có thể tích 700 ml, sau khi qua dung dịch H2SO4 đặc còn 400 ml và sau khi qua KOH còn 100 ml. Xác định công thức phân tử của X, biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện.

    A. C3H8O2B. C3H6O C. C3H6O2 D. C4H8O

    Ví dụ 3 (CĐ13-NC) : Hỗn hợp X gồn hai anđêhit no, đơn chức, mạch hở (tỉ lệ mol 3: 1). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần vừa đủ 1, 75 mol khí O2, thu được 33, 6 lít khí CO2 (đktc). Hai anđêhit trong X là:

    A. HCHO và CH3CHO B. HCHO và C2H5CHOC. CH3CHO và C3H7CHO D. CH3CHO và C2H5CHO

    Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toản 0, 1 mol anđehit đơn chức X cần dùng vừa đủ 12, 32 lít khí O2 (đktc), thu được 17, 6 gam CO2, X là anđehit nào dưới đây?

    A. CH=C-CH2-CHO. B. CH3-CH2-CH2-CHO. C. CH2=CH-CH2-CHO. D. CH2=C=CH-CHO.

    Ví dụ 5 (CĐ13) : Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X cần vừa đủ 8, 96 lít khí O2 (đktc) thu được 6, 72 lít khí CO2 (đktc) và 7, 2 gam H2O. Biết X có khả năng phản ứng với Cu (OH) 2. Tên của X là

    A. propan-1, 3-điol B. glixerol C. propan-1, 2-điol D. etylen glicol.

    2. Tính toán

    Ví dụ 1 (ĐH07B) : Đốt cháy hoàn toàn 0, 1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0, 3 mol CO2 và 0, 2 mol H2O. Giá trị của V là

    A. 11, 2. B. 8, 96. C. 6, 72. D. 4, 48

    Ví dụ 2 (CĐ13) : Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6 và C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0, 96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba (OH) 2 0, 05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    A. 9, 85 B. 7, 88 C. 13, 79 D. 5, 91

    Ví dụ 3 (ĐH09A) : Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21, 2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0, 1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:

    A. 20, 40 gam. B. 18, 96 gam. C. 16, 80 gam. D. 18, 60 gam.

    Ví dụ 4 (ĐH13B) : Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2, 24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là

    A. 8, 8 B. 6, 6 C. 2, 2 D. 4, 4.

    Ví dụ 5 (ĐH12A) : Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1, 344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2, 016 lít O2 (đktc), thu được 4, 84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là

    A. 1, 62. B. 1, 80. C. 3, 60. D. 1, 44

    Ví dụ 6 (ĐH09A) : Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11, 7g H2O và 7, 84 lit khí CO2 (đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là

    A. 46, 15% B. 35, 00% C. 53, 85% D. 65, 00%

    Ví dụ 7 (CĐ07) : Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7, 84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9, 9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là

    A. 84, 0 lít. B. 70, 0 lít. C. 78, 4 lít. D. 56, 0 lít.

    Ví dụ 8: Tiến hành cracking ở nhiệt độ cao 5, 8 gam butan. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6 và C4H10. Đốt cháy hoàn toàn X trong khí oxi dư, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm sinh ra qua bình đựng H2SO4 đặc. Độ tăng khối lượng của bình H2SO4 đặc là

    A. 9, 0 gam. B. 4, 5 gam. C. 18, 0 gam. D. 13, 5 gam.

    II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

    Bài 1: (ĐH12B) Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6, 72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

    A. 3, 36 B. 11, 20 C. 5, 60 D. 6, 72

    Bài 2 (ĐH11A) : Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15, 68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8, 96 lít khí O2 (đktc), thu được 35, 2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là

    A. 0, 3. B. 0, 8. C. 0, 2. D. 0, 6.

    Bài 3 (ĐH11A) : Trung hòa 3, 88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5, 2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3, 88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là

    A. 4, 48 lít. B. 3, 36 lít. C. 2, 24 lít. D. 1, 12 lít.

    Bài 4 (ĐH10A) : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3, 808 lít khí CO2 (đktc) và 5, 4 gam H2O. Giá trị của m là

    A. 4, 72 B. 5, 42 C. 7, 42 D. 5, 72

    Bài 5 (ĐH10B) : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11, 2 lít khí CO2 và 12, 6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là

    A. 14, 56 B. 15, 68 C. 11, 20 D. 4, 48

    Bài 6: Hỗn hợp A gồm etan, etilen, axetilen và butađien-1, 3. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A. Cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi dư, thu được 100 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi sau phản ứng giảm 39, 8 gam. Trị số của m là

    A. 13, 8 gam. B. 37, 4 gam. C. 58, 75 gam. D. 60, 2 gam.

    Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng dùng vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 10, 08 lít CO2 (đktc) và 12, 6 gam H2O. Giá trị của V là

    A. 17, 92 lít. B. 4, 48 lít. C. 15, 12 lít. D. 25, 76 lít.

    Bài 8: Đốt cháy một hỗn hợp hidrocacbon X thu được 2, 24 lít CO2 (đktc) và 2, 7 gam H2O. Thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là

    A. 2, 80 lít B. 3, 92 lít. C. 4, 48 lít. D. 5, 60 lít.

    Bài 9: Chia hỗn hợp gồm: C3H6, C2H4, C2H2 thành 2 phần bằng nhau:

    - Đốt cháy phần 1 thu được 2, 24 lít khí CO2 (đktc).

    - Hiđro hóa phần 2 rồi đốt cháy hết sản phẩm thì thể tích CO2 (đktc) thu được là:

    A. 2, 24 lít. B. 1, 12 lít. C. 3, 36 lít. D. 4, 48 lít.

    Bài 10: X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0, 05 mol X cần 5, 6 gam oxi, thu được hơi nước và 6, 6 gam CO2. Công thức của X là

    A. C2H4 (OH) 2 B. C3H7OH. C. C3H6 (OH) 2 D. C3H5 (OH) 3

    Bài 11: Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18, 5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16, 5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.

    A. C2H6. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H2.

    Bài 12: Cho 0, 5 lít hỗn hợp gồm hiđrocacbon và khí cacbonic vào 2, 5 lít oxi (lấy dư) rồi đốt. Thể tích của hỗn hợp thu được sau khi đốt là 3, 4 lít. Cho hỗn hợp qua thiết bị làm lạnh, thể tích hỗn hợp khí còn lại 1, 8 lít và cho lội qua dung dịch KOH chỉ còn 0, 5 lít khí. Thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện. Tên gọi của hiđrocacbon là:

    A. propan. B. xiclobutan. C. propen. D. xiclopropan.

    Bài 13: Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 rượu A và B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1, 76 gam CO2. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và CO2 tạo ra là:

    A. 2, 94 gam. B. 2, 48 gam. C. 1, 76 gam. D. 2, 76 gam.

    Bài 14: Chia hỗn hợp 2 anđehit no đơn chức thành 2 phần bằng nhau: Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0, 54g H2O. Phần 2 cộng H2 (Ni, to) thu được hỗn hợp A. Nếu đốt hoàn toàn A thì thể tích khí CO2 thu được (đktc) là:

    A. 0, 112 lít. B. 0, 672 lít. C. 1, 68 lít. D. 2, 24 lít.

    Bài 15: Cho hỗn hợp khí X gồm CH3CHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất. Đốt cháy hết hết Y thu được 11, 7 gam H2O và 7, 84 lít CO2 (đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là:

    A. 63, 16%. B. 46, 15%. C. 53, 85%. D. 35, 00%.

    Bài 16: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). CTPT của X là:

    A. C4H10O. B. C4H8O2. C. C4H10O2. D. C3H8O.

    Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon trong 0, 5 lít hỗn hợp của nó với CO2 bằng 2, 5 lít O2 thu được 3, 4 lít khí. Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1, 8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0, 5 lít khí. Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của hiđrocacbon là:

    A. C4H10. B. C3H8. C. C4H8. D. C3H6.

    Bài 18: Đốt 0, 15 mol một hợp chất hữu cơ thu được 6, 72 lít CO2 (đktc) và 5, 4 gam H2O. Mặt khác đốt 1 thể tích hơi chất đó cần 2, 5 thể tích O2. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của hợp chất đó là:

    A. C2H6O2. B. C2H6O. C. C2H4O2. D. C2H4O.

    Bài 19: X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0, 05 mol X cần 5, 6 gam oxi, thu được hơi nước và 6, 6 gam CO2. Công thức của X là:

    A. C2H4 (OH) 2. B. C3H7OH. C. C3H6 (OH) 2. D. C3H5 (OH) 3.

    Bài 20: Phân tích 1, 5 gam chất hữu cơ X thu được 1, 76 gam CO2; 0, 9 gam H2O và 112 ml N2 đo ở 0oC và 2 atm. Nếu hóa hơi cũng 1, 5 gam chất Z ở 127oC và 1, 64 atm người ta thu được 0, 4 lít khí chất Z. CTPT của X là:

    A. C2H5ON. B. C6H5ON2. C. C2H5O2N. D. C2H6O2N.

    Sưu tầm
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...