Bài tập môn Logic hình thức có đáp án Trường đại học Nội vụ phân hiệu miền Trung Học phần: Logic hình thức Câu 1: Cho định nghĩa khái niệm sau: Luận ba đoạn nhất quyết đơn là suy luận gián tiếp trong đó gồm có hai tiền đề và một kết luận là phán đoán đơn. A/ Phân tích kết cấu logic của định nghĩa khái niệm trên. B/Tìm mối quan hệ và mô hình hóa mối quan hệ giữa các thuật ngữ. C/ Phán đoán trên là một phán đoán phức, gồm có mấy phán đoán đơn? Phân tích kết cấu logic của các phán đoán đơn. D/ Thực hiện tính đẳng trị trong định nghĩa khái niệm trên. Câu 2: Thực hiện phép đối lập vị từ thông qua chuyển hóa và đảo ngược: A/ Sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội là người chăm chỉ học tập. B/ Sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội không tích cực tham gia phong trào xã hội. Bài làm: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần trả lời để có thể nhìn thấy nội dung ẩn ở đây. Để xem được đáp án thì nhấn "LIKE/THÍCH" (góc bên phải). Nếu bạn chưa là thành viên của diễn đàn, hãy đăng ký làm THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC ở đây: Đăng Ký Hãy nâng cấp lên làm THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC (theo gói 1xu có sẵn) để có thể LIKE/ THÍCH bài viết, xem hướng dẫn ở đây: Chú ý - Hướng dẫn cách tự nâng cấp lên thành viên chính thức Hãy theo dõi Gill để biết thêm nhiều nội dung liên quan nhé!
ĐỀ 1: Nhấn vào dòng chữ "Bấm để xem" để xem được nội dung! Bấm để xem Câu 1: "Sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội có kỹ năng soạn thảo văn bản tốt." S: Sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội Từ nối: Là P: Người có kỹ năng soạn thảo văn bản tốt. Phán đoán tiền đề là phán đoán A Bước 1: CH: Sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội không thể không là người có kỹ năng soạn thảo văn bản tốt. Bước 2: ĐN: Một số người không có kỹ năng soạn thảo văn bản tốt không là sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Câu 2: 2.1 Kết cấu của luận ba đoạn trên: Bước 1: Kết luận là: Khái niệm chung không là khái niệm đơn nhất. Bởi vì mệnh đề đứng sau cụm từ: Cho nên. S: Khái niệm chung P: Khái niệm đơn nhất Bước 2: Ta có tiền đề là: Tiền đề lớn: Khái niệm đơn nhất là khái niệm mà ngoại diên chỉ chứa một đối tượng. Bởi vì nó chứa thuật ngữ lớn (chứa P). Tiền đề nhỏ: Khái niệm chung không là khái niệm mà ngoại diên chỉ chứa một đối tượng. Bởi vì nó chứa thuật ngữ nhỏ (chứa S). Bước 3: M: Khái niệm mà ngoại diên chỉ chứa một đối tượng. Bước 4: Luận ba đoạn hoàn chỉnh: Khái niệm đơn nhất là khái niệm mà ngoại diên chỉ chứa một đối tượng. Khái niệm chung không là khái niệm mà ngoại diên chỉ chứa một đối tượng. Khái niệm chung không là khái niệm đơn nhất. 2.2 Phương thức và loại hình của luận ba đoạn trên là: - Phương thức: A-E-E - Loại hình: P____M S____M S____P 2.3 Tính chu diên của các thuật ngữ: S+ P+ M+ 2.4 Quan hệ giữa: - S và P: Quan hệ mâu thuẫn - S và M: Quan hệ đồng nhất - P và M: Quan hệ mâu thuẫn Mô hình hóa quan hệ: 2.5 Luận ba đoạn trên đúng về mặt Logic vì: Phán đoán tiền đề là phán đoán chân thực. Không vi phạm nguyên tắc nào của logic.
ĐỀ 2: Nhấn vào dòng chữ "Bấm để xem" để xem được nội dung! Bấm để xem Câu 1: Đất nước Việt Nam không thể đi lên, nếu những chủ nhân tương lai của đất nước không có trình độ tri thức tốt. Ta đặt: "Đất nước Việt Nam không thể đi lên" – a "Nếu những chủ nhân tương lai của đất nước không có trình độ tri thức tốt" – b Khi đó: "Đất nước Việt Nam không thể đi lên, nếu những chủ nhân tương lai của đất nước không có trình độ tri thức tốt." – b →a. Kết luận: 7a →7b: Nếu đất nước Việt Nam có thể đi lên thì những chủ nhân tương lai của đất nước có trình độ tri thức tốt. 7b ˅a: Những chủ nhân tương lai của đất nước có trình độ tri thức tốt hoặc đất nước Việt Nam không thể đi lên. 7 (b˄7a) : Không thể nói rằng những chủ nhân tương lai của đất nước không có trình độ tri thức tốt và đất nước Việt Nam có thể đi lên. Câu 2: "Người quản trị giỏi là người có tư duy logic tốt ' vì vậy, ông Dung không là người quản trị giỏi." - Bước 1: Kết luận là: Ông Dung không là người quản trị giỏi. Bởi vì mệnh đề đứng sau cụm từ vì vậy. S: Ông Dung P: Người quản trị giỏi Bước 2: Ta có tiền đề lớn là: Tiền đề lớn: Người quản trị giỏi là người có tư duy logic tốt. Bởi vì nó chứa thuật ngữ lớn (chứa P) Bước 3: Tiền đề còn thiếu là tiền đề nhỏ. Bước 4: M: Người có tư duy logic tốt. Bước 5: Tiền đề nhỏ: Ông Dung không là người có tư duy logic tốt. Bước 6: Luận ba đoạn hoàn chỉnh: Người quản trị giỏi là người có tư duy logic tốt. Ông Dung không là người có tư duy logic tốt. Ông Dung không là người quản trị giỏi. Quan hệ giữa: S và P: Quan hệ tách rời. S và M: Quan hệ tách rời. P và M: Quan hệ bao hàm. Mô hình hóa: S + P+ M+
ĐỀ 3: Nhấn vào dòng chữ "Bấm để xem" để xem được nội dung! Bấm để xem Câu 1: "Phán đoán đơn nhất là phán đoán mà ngoại diên của chủ ngữ chỉ có một đối tượng". S: Phán đoán đơn nhất Từ nối: Là P: Phán đoán mà ngoại diên của chủ ngữ chỉ có một đối tượng. Phán đoán tiền đề là phán đoán A. CH: Phán đoán đơn nhất không thể không là phán đoán mà ngoại diên của chủ ngữ chỉ có một đối tượng. ĐN: Phán đoán mà ngoại diên của chủ ngữ chỉ có một đối tượng không thể không là phán đoán đơn nhất. ĐLVT: Phán đoán mà ngoại diên của chủ từ không chỉ có một đối tượng không là phán đoán đơn nhất. Câu 2: A. - Ngoại diên: Vô số - Nội hàm: Phán đoán mà ngoại diên của chủ ngữ chỉ có một đối tượng. B. Kết cấu logic của phán đoán: "Phán đoán đơn nhất" – khái niệm được định nghĩa (Dfd) "Phán đoán mà ngoại diên của chủ ngữ chỉ có một đối tượng" – khái niệm để định nghĩa (Dfn) C/ Quan hệ giữa: S và P: Quan hệ đồng nhất. Mô hình hóa quan hệ: Bước 1: Phán đoán tiền đề là phán đoán A. Bước 2: Theo hình vuông logic xây dựng các phán đoán còn lại là: Phán đoán (E) : Phán đoán đơn nhất không là phán đoán mà ngoại diên của chủ ngữ chỉ có một đối tượng. Phán đoán (I) : Một số phán đoán đơn nhất là phán đoán mà ngoại diên của chủ ngữ chỉ có một đối tượng. Phán đoán (O) : Một số phán đoán đơn nhất không là phán đoán mà ngoại diên của chủ ngữ chỉ có một đối tượng. Bước 3: Ta có phán đoán tiền đề là phán đoán chân thực (C) Theo hình vuông logic ta có: Phán đoán (E) : Phán đoán giả dối (G) Phán đoán (I) : Phán đoán (C) Phán đoán (O) : Phán đoán (G) Câu 3: Luận đề: Những lợi ích cực tốt từ rau cần. Luận cứ: Rau cần có tính bình, giúp bổ máu, hạ huyết áp, tốt cho hệ tiêu hóa. Thành phần dinh dưỡng của rau cần có nhiều chất xơ, vitamin P, C, abumin, đường, canxi, phốt pho, sắt, axit hữu cơ và nhiều khoáng chất khác. Rau cần có lợi ích: Hạ huyết áp, giúp giải độc cơ thể, cải thiện chứng thiếu máu, giúp giảm ho, viêm phế quản. Luận chứng: Suy diễn.