Bài tập Luật doanh nghiệp - Tình huống có đáp án phần 2

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hannah Luu, 7 Tháng bảy 2025 lúc 11:56 PM.

  1. Hannah Luu

    Bài viết:
    7
    Bài tập Luật doanh nghiệp - tình huống có đáp án phần 1

    (Bài tập Luật doanh nghiệp - tình huống có đáp án phần 2, 3, 4.. Hannah đăng tiếp theo ở phần "Trả lời" phía dưới, mọi người kéo xuống cuối trang để xem các tình huống tiếp theo nhé).

    Tình huống:

    Thảo, Thành, Chiến (họ không bị cấm thành lập doanh nghiệp) cùng với bà Lâm (Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH Mỹ Lâm bàn bạc, thống nhất cùng đầu tư vốn để thành lập công ty cổ phần (CTCP) Vì Dân. Theo thỏa thuận, công ty TNHH Mỹ Lâm góp ngôi nhà trị giá 5 tỷ đồng làm trụ sở công ty, các thành viên còn lại mỗi người góp 2 tỷ đồng. Thành hiện là chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Thịnh Vượng, đồng thời là Phó giám đốc (PGĐ) công ty TNHH Mỹ Lâm. Các thành viên sáng lập dự kiến bầu Thành làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (CT HĐQT) và bà Lâm làm Tổng giám đốc (TGĐ) CTCP Vì Dân, nhưng không thống nhất được có thành lập hay không thành lập ban kiểm soát để tiết kiệm chi phí quản lý. Căn cứ pháp luật Việt Nam hiện hành, hãy cho biết:

    1. CTCP Vì Dân được thành lập thì ai là cổ đông sáng lập của công ty?

    2. CTCP Vì Dân có bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát không? Vì sao?

    3. Thành có thể là CT HĐQT và bà Lâm có thể là TGĐ CTCP Vì Dân được không? Vì sao?

    Trả lời:

    Câu 1. CTCP Vì Dân được thành lập thì ai là cổ đông sáng lập của công ty?


    Tại khoản 3, khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

    "3. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

    4. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng công ty cổ phần."

    Tại Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định:

    "Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

    1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập . Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.

    2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp."


    Theo thông tin trong tình huống, CTCP Vì Dân là CTCP mới thành lập, theo quy định tại khoản 1 Điều 120 LDN 2020 nêu trên, thì CTCP Vì Dân phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập.

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 4, và khoản 2 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020, để trở thành cổ đông sáng lập, phải đáp ứng đủ 03 điều kiện:

    1) Sở hữu ít nhất 01 cổ phần phổ thông

    2) Ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập CTCP

    3) Cùng với các cổ đông sáng lập khác đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

    Vậy, trong 04 thành viên trên (Thành, Thảo, Chiến, Công ty TNHH Mỹ Lâm) chỉ cần đáp ứng đủ 03 điều kiện này đều có thể trở thành Cổ đông sáng lập của CTCP Vì Dân (tối thiểu 03 thành viên).

    [​IMG]

    (Nguồn ảnh: Quocluat.vn - Quy trình thủ tục chung để thành lập một công ty mới kể từ 01/06/2025)

    Câu 2. CTCP Vì Dân có bắt buộc thành lập ban kiểm soát không? Vì sao?

    Tại Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

    "Điều 137. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

    1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

    A) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

    Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đôngcác cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

    B) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành."


    CTCP Vì Dân có 04 cổ đông, trong đó cổ đông là tổ chức (Công ty TNHH Lâm Mỹ) sở hữu 45, 45% số cổ phần của công ty (góp 5 tỷ trong tổng vốn góp 11 tỷ). Nếu tổ chức công ty theo mô hình quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 137 LDN nêu trên, thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

    Nếu CTCP Vì Dân có ít nhất 20% số thành viên HĐQT là thành viên độc lập và lựa chọn tổ chức công ty theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 LDN nêu trên, thì không cần Ban kiểm soát, lúc này các Thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát.

    Như vậy, dù CTCP Vì Dân lựa chọn tổ chức công ty theo mô hình nào trong 02 mô hình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 137 LDN 2020 nêu trên, thì đều không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

    Lưu ý: Nếu CTCP Vì Dân là tổ chức tín dụng thì bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

    Tại khoản 1 Điều 40 Luật các tổ chức tín dụng 2024 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng như sau:

    " Điều 40. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng

    1. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc). "

    Tóm lại, chỉ cần CTCP Vì Dân không phải là tổ chức tín dụng, thì không bắt buộc có Ban kiểm soát.

    Câu 3. Bà Lâm có thể là TGĐ, anh Thà nh có thể là CT HĐQT CTCP Vì Dân được không? Vì sao?

    - Đối với bà Lâm:


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Mọi người cần trao đổi thêm các bài tập, các tình huống pháp luật thực tế về Luật doanh nghiệp, Hình sự, Thừa kế, Lao động, Đất đai, Sở hữu trí tuệ, Dân sự, Hợp đồng.. Hãy gửi câu hỏi ở comment hoặc ở Box Hỏi - đáp. Tôi sẽ cố gắng phản hồi một cách đầy đủ và nhanh nhất có thể.

    Hannah!
     
    MTrang1102 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng bảy 2025 lúc 6:11 PM
  2. Đăng ký Binance
  3. Hannah Luu

    Bài viết:
    7
    Bài tập luật doanh nghiệp - tình huống có đáp án phần 2

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tình huống:

    Bà Hoa, bà Hương, bà Hồng và ông Xuân cùng nhau thỏa thuận góp vốn thành lập công ty TNHH Hương Hoa Hồng có trụ sở đặt tại quận 7, TP. HCM; ngành nghề kinh doanh là mua bán các loại bánh kẹo; vốn điều lệ là 01 tỷ đồng. Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 10/01/2021. Cơ cấu góp vốn giữa các thành viên Công ty theo thỏa thuận như sau:

    Bà Hoa góp 500 triệu đồng bằng tiền mặt (chiếm 50% vốn điều lệ) ;

    Bà Hương góp một xe ô tô tải cũ được định giá 200 triệu đồng (chiếm 20% số vốn điều lệ) ;

    Bà Hồng góp vốn là một kho chứa hàng được định giá 200 triệu đồng (chiếm 20% số vốn điều lệ) ;

    Ông Xuân góp 100 triệu đồng tiền mặt (chiếm 10% số vốn điều lệ).

    Theo thỏa thuận và được quy định tại Điều lệ công ty, bà Hoa làm Chủ tịch Hội đồng thành viên (CT HĐTV), bà Hương làm Giám đốc (GĐ) và là người đại diện theo pháp luật của công ty, bà Hồng làm Phó giám đốc (PGĐ) công ty. Điều lệ công ty không có nội dung khác với quy định của Luật doanh nghiệp (LDN) hiện hành.

    Sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh thì đến đầu tháng 06/2022 xảy ra mâu thuẫn giữa CT HĐTV (bà Hoa) và GD công ty (bà Hương). Với tư cách là CT HĐTV và là thành viên có phần vốn góp nhiều nhất trong công ty, bà Hoa đã ra quyết định cách chức Giám đốc công ty của bà Hương, đồng thời bổ nhiệm bà Hồng làm Giám đốc công ty. Bà Hương không đồng ý với quyết định trên, tiếp tục giữ con dấu. Sau đó, lấy danh nghĩa là Giám đốc công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty, Bà Hương đã ký hợp đồng vay tiền trị giá 850 triệu đồng với một công ty đối tác (biết rằng tổng giá trị tài sản của công ty được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm này là 1, 5 tỷ đồng). Tranh chấp phát sinh.

    Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, Hãy giải quyết các vấn đề pháp lý sau:

    1. Việc góp vốn và xác lập tư cách thành viên công ty của bà Hoa, bà Hương, bà Hồng và ông Xuân có đúng quy định pháp luật không? Giải thích?

    2. Quyết định cách chức Giám đốc công ty và bổ nhiệm Giám đốc mới của CT HĐTV công ty có đúng quy định pháp luật không? Giải thích?

    3. Hợp đồng vay tiền mà bà Hương nhân danh công ty ký với công ty đối tác có đúng quy định pháp luật không? Giải thích?

    Đáp án:

    Câu 1. Việc góp vốn và xác lập tư cách thành viên công ty của bà Hoa, bà Hương, bà Hồng và ông Xuân có đúng quy định pháp luật không? Giải thích?

    Tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

    "Điều 34. Tài sản góp vốn

    1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam .


    2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật."

    Bà Hoa và ông Xuân góp vốn bằng tiền mặt - là Đồng Việt Nam; bà Hương và bà Hồng góp vốn bằng tài sản lần lượt là ô tô tải và kho chứa hàng - là tài sản định giá được bằng Đồng Việt Nam. Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 LDN 2020 nêu trên, việc góp vốn thành lập công ty TNHH Hương Hoa Hồng như vậy là đúng quy định pháp luật.

    Căn cứ khoản 1 Điều 54 LDN 2020 quy định về cơ cấu công ty TNHH như sau:

    "Điều 54. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc."

    Như vậy, xét về cơ cấu công ty thì công ty TNHH không bắt buộc có Phó Giám Đốc. Tuy nhiên, việc có Phó Giám Đốc hay không thì tùy từng công ty sắp xếp và căn cứ vào Điều lệ công ty, vào tình hình thữc tiễn của mỗi công ty đó. Và việc bổ nhiệm này do Hội đồng thành viên quyết định. Nên việc xác lập tư cách PGĐ của bà Hồng và việc xác lập tư cách thành viên của bà Hoa, bà Hương và ông Xuân đều đúng quy định của pháp luật.

    Bên cạnh đó, để trở thành Giám đốc công ty, bà Hương cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn làm Giám đốc công ty TNHH quy định tại khoản 1, Điều 64 LDN 2020. Cụ thể:

    "Điều 64. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc

    1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

    2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

    3. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ."


    Câu 2. Quyết định cách chức Giám đốc công ty và bổ nhiệm Giám đốc mới của CT HĐTV công ty có đúng quy định pháp luật không? Giải thích?

    Tại điểm c, khoản 2 Điều 59 LDN 2020 quy định như sau:

    " Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên

    2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:

    C) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;"


    Theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 59 LDN 2020 nêu trên, trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, thì việc bãi nhiệm, bổ nhiệm Giám đốc công ty TNHH phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên.

    Trong tình huống trên, " Điều lệ công ty TNHH Hương Hoa Hồng không có nội dung khác với quy định của LDN hiện hành", tức có thể hiểu là các vấn đề của công ty Hương Hoa Hồng quy định tại khoản 2 Điều 59 LDN 2020 đều được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Vậy, việc bà Hoa lấy tư cách là "CT HĐTV và là thành viên có phần vốn góp nhiều nhất trong công ty" đã bãi nhiệm chức vụ Giám đốc của bà Hương, và bổ nhiệm Giám đốc mới là bà Hồng mà chưa thông qua Hội đồng thành viên là vượt thẩm quyền, trái quy định của pháp luật.

    Câu 3. Hợp đồng vay tiền mà bà Hương nhân danh công ty ký với công ty đối tác có đúng quy định pháp luật không? Giải thích?

    Tại điểm d khoản 2 Điều 55 LDN 2020 quy định:

    "Điều 55. Hội đồng thành viên

    2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:

    d) Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty ;

    đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;"

    Trong trường hợp này, Hợp đồng vay tiền mà bà Hương nhân danh công ty ký với công ty đối tác có trị giá 850 triệu đồng; mà tổng tài sản của công ty được ghi nhận trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty là 1, 5 tỷ đồng. Vậy, hợp đồng vay này có giá trị 56, 67% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty.

    Điều lệ công ty Hương Hoa Hồng không có nội dung khác so với quy định của LDN hiện hành, nên tức là công ty cũng áp dụng mức tỷ lệ là 50% như quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 55 LDN 2020.

    Vậy nên, Hợp đồng vay 850 triệu đồng (có trị giá 56, 67% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty) trước khi được ký kết thì phải có sự thông qua của Hội đồng thành viên (quy định tại điểm d khoản 2 Điều 55 LDN 2020). Việc Bà Hương nhân danh công ty ký với công ty đối tác Hợp đồng vay trị giá 850 triệu đồng khi chưa có sự thông qua của Hội đồng thành viên là vượt thẩm quyền, trái quy định của pháp luật.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng bảy 2025 lúc 5:12 PM
Trả lời qua Facebook
Đang tải...