Bài tập Đột biến p2

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngudonghc, 17 Tháng mười một 2020.

  1. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    21/. Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến gen nào?

    A T G X T T G X

    * * *>

    T A X G A A X G

    A. Đảo vị trí giữa các cặp nuclêôtit.

    B. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X.

    C. Thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.

    D. Thay thế cặp A - T bằng cặp T - A.

    22/. Hiện tượng được xem là cơ chế của đột biến gen:

    A. ADN tự nhân đôi vào kỳ trung gian của quá trình phân

    Bào. B. Nhiễm sắc thể được phân ly trong nguyên phân.

    C. Gen tổ hợp trong quá trình thụ tinh

    D. Rối loạn tự nhân đôi của ADN.

    23/. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do..

    A. Mất đoạn nhiễm sắc thể 21.

    B. Đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường.

    C. Đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y.

    D. Đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.

    24/. Một gen bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit. Số liên kết Hyđrô sẽ thay đổi là:

    A. Giảm 6 hoặc 9.

    B. Giảm 6 hoặc 9 hoặc 7.

    C. Tăng 6 hoặc 7 hoặc 8 hoặc 9

    D. Giảm 6 hoặc 7 hoặc 8 hoặc 9

    25/. Một gen bị đột biến làm phân tử prôtêin giảm 1 axit Amin và các a xít amin còn lại không thay đổi so với prôtêin bình thường. Gen đã xảy ra đột biến..

    A. Mất 3 cặp nuclêôtit ở trong gen.

    B. Mất 3 cặp nuclêôtit trong một bộ ba.

    C. Mất 3 cặp nuclêôtit của ba bộ ba liên tiếp.

    D. Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba kết thúc.

    26/. Căn cứ để phân đột biến thành đột biến trội hay lặn là

    A. Đối tượng xuất hiện đột biến.

    B. Hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến.

    C. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp sau.

    D. Cơ quan xuất hiện đột biến

    27/. Một mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

    * * *A T X X G T A A G G..

    Sau đột biến trình tự nuclêôtit mạch gốc là

    * * *A T G X G T A A X G..

    Đột biến trên thuộc dạng..

    A. Thay thế cặp nuclêôtit.

    B. Thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.

    C. Thay thế cặp nuclêôtit khác loại.

    D. Đảo vị trí cặp nuclêôtit.

    28/. Mạch gốc của gen bị đột biến mất một bộ ba ở khoảng giữa. Sau đột biến, chuỗi pôlypeptit được điều khiển tổng hợp so với gen bình thường sẽ:

    A. Không thay đổi số lượng axit amin.

    B. Tăng 1 axit amin.

    C. Giảm 1 axit amin.

    D. Tăng 2 axit amin.

    29/. Sau đột biến, chiều dài số của gen không thay đổi nhưng số liên kết hydrô giảm 1, đây có thể là dạng đột biến gì:

    A. Thêm một cặp nuclêôtit.

    B. Mất một cặp nuclêôtit.

    C. Thay thế một cặp nuclêôtit.

    D. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.

    30/. Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một prôtêin

    Có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen xảy ra là:

    A. Thay thế một cặp nuclêôtit.

    B. Mất một cặp nuclêôtit.

    C. Thêm một cặp nuclêôtit.

    D. Đảo cặp nuclêôtit.

    31/. Đột biến đảo vị trí hai cặp nu của gen có thể làm phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đó có thể thay đổi tối đa:

    A. 1 a. Amin

    B. 2 a. Amin

    C. 3 a. Amin

    D. 4 a. Amin

    32/. Gen A có khối lượng phân tử bằng 450000 đơn vị cacbon và có 1900 liên kết hydrô. Gen A bị thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X trở thành gen a, thành phần nuclêôtit từng loại của gen a là:

    A. A = T = 349 ; G = X = 401

    B. A = T = 348 ; G = X = 402.

    C. A = T = 401 ; G = X = 349

    D. A = T = 402 ; G = X = 348.

    33/. Một gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 axit amin, trong gen có tỷ lệ A/G = 2/3. Nếu sau đột biến, tỷ lệ A/G = 66, 85%. Đây là đột biến:

    A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

    B. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.

    C. Thay thế 2 cặp A-T ở 2 bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp G-X.

    D. Thay thế 2 cặp G-X ở 2 bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp A-T.

    34/. Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 ađênin và 250 timin. Gen đó bị đột biến mất một cặp G -X thì số liên kết hydrô của gen đột biến sẽ bằng:

    A. 2344

    B. 2345

    C. 2347

    D. 2348

    35/. Một gen có 1200 nu và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 Avà có G= 3/2 A. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:

    A. A=T= 220 và G=X= 330.

    B. A=T= 330 và G=X=220.

    C. A=T = 340 và G=X =210.

    D. A=T = 210 và G=X= 34

    36/. Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin. Do đột biến chiều dài của gen giảm 10, 2 ăngstrong và kém 7 liên kết hydrô. Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung

    Cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là:

    A. A= T=1074 ; G=X=717

    B. A= T =1080 ; G = X=720

    C. A= T=1432 ; G =X=956

    D. A= T =1440 ; G =X =960

    38/. Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14

    Nuclêôtit, số liên kết hyđrô bị phá huỷ trong quá trình trên là:

    A. 13104. B. 11417. C. 11466. D. 11424.

    39/. Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0, 51 micrômét

    Và có A/G = 2/3. Dạng đột biến ở gen nói trên là:

    A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T

    B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X

    C. Mất một cặp A - T D. Thêm một cặp G - X

    40/. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu giảm phân I làm xuất hiện dạng đột biến nào sau đây?

    A. Đa bội.

    B. Lặp đoạn NST.

    C. Đảo đoạn NST.

    D. Thay cặp nuclêôtit.
     
    Love cà phê sữa thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...