BÀI TẬP ĐỌC HIỂU Phần I: Cho đoạn trích "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên:" Má! Mà! ". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr. 196) 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích. - ->Đoạn văn trên được rút từ tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Hai nhân vật được người kể chuyện nhắc đến là anh sáu và bé Thu. 2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" - -> Khởi ngữ trong câu: Còn anh. 3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy? - -> Vì đứa con của nhân vật "anh" đó là "con bé không hề nhận ra cha của mình, khiến cho một người cha như" anh "phải đau đớn và hụt hẫng tột cùng. Phần II: Cho đoạn trích: Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo: " Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã: "Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái." (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011) 1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó. - -> Những câu thơ trên được trích trong: "Bài thơ về những tiểu đội xe không kính" do Phạm Tiến Duật sáng tác vào năm 1969. 2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ? - -> Từ "không" giúp ý của câu thêm nổi bật. Phần III: Cho câu thơ sau: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ, Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân." (Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - -> Năm 1969, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, dất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được khánh thành, tác giả từ miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ "Viếng lăng Bác" được sáng tác trong dịp đó. Câu 2: Từ "mặt trời" ở câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Phép tu từ này có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao? - -> Đây là trường hợp khôg phải nghĩa gốc phât triển thành nghĩa chuyển, không phải ẩn dụ từ vựng. Đây là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh này, nó là ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác là mặt trời, vì theo tác giả, giữa Bác Bồ và mặt trời đều có những nét tương đồng. Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có những câu thơ xuất hiện hình ảnh "mặt trời" qua cách sử dụng phép tu từ tương tự. Chép những câu thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm. - -> Những câu thơ xuất hiện hình ảnh "mặt trời" : "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng" (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm) Phần VI: Cho đoạn trích sau: "Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ." (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) Câu 1: Nhân vật "anh" và "con bé" trong đoạn trích trên là những ai? Tại sao trong đoạn trích trên, nhân vật con bé còn "ngơ ngác, lạ lùng" nhưng đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi "Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa"? Câu 2: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu "Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh."? - -> Thành phần tình thái: Chắc chắn, nghĩ rằng. Câu 3: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Theo em, chi tiết "vết thẹo dài bên má phải" của nhân vật "anh" trong truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề? Phần V. Cho đoạn văn sau: * * * Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém. A. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? - -> Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm: "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm. B. Tìm các khởi ngữ có trong đoạn văn. C. Từ lời bàn của tác giả trong văn bản trên, em thu hoạch được gì về phương pháp đọc sách cho riêng mình? - -> Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc vừa suy ngẫm, nhất là với những cuốn sách có giá trị. Không nên đọc sách một cách tràn lan, cần đọc có trọng tâm, có hệ thống và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện âm thầm và gian khổ, cần phải được tích luỹ lâu dài. Ngoài ra, đọc sách còn là cách để bản thân có thể rèn luyện tâm tính, học cách làm người.