Bài tập đoạn trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 23 Tháng mười một 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Câu 1 :(Nhận biết) Trình bày hiểu biết của anh/chị về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?

    Câu 2 :(Nhận biết) Giới thiệu về đoạn trích "Đất Nước" và trường ca "Mặt đường khát vọng"?

    Câu 3: Trình bày cảm nghĩ của anh/chị về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn:


    Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

    Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể

    Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

    Tóc mẹ thì bới sau đầu

    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

    Cái kèo, cái cột thành tên

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

    Đất Nước có từ ngày đó..

    Bài làm

    1.

    - Những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm là:

    + Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Phong Điền-Thừa Thiên Huế

    + Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng

    + Ông tốt nghiệp đại học Hà Nội khoa Ngữ văn năm 21 tuổi

    + Nguyễn Khoa Điềm tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại chiến trường Trị-Thiên

    + Phong cách nghệ thuật: Sự kết hợp giữa những xúc cảm nồng nàn suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người. Đó là phong cách trữ tình chính luận.

    2.

    - Đoạn trích "Đất Nước" trích ở phần đầu chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng"

    - Tác phẩm trường ca "Mặt đường khát vọng"

    + Hoàn cảnh sáng tác: Viết và hoàn thành ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971. Lay tỉnh ý thức của lớp thanh niên vùng đô thị tạm chiến về trách nhiệm của thế hệ mình với dân tộc.

    + Dung lượng 9 chương

    + Thể loại trường ca

    + Giọng điệu trữ tình chính luận

    3.

    Trong đoạn trích "Đất Nước" Nguyễn Khoa Điềm đã lí giải câu hỏi "Đất Nước có từ bao giờ" qua đoạn thơ:


    "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

    Đất Nước có trong những cái" ngày xửa ngày xưa.. "mẹ thường hay kể

    Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

    Tóc mẹ thì bới sau đầu

    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

    Cái kèo, cái cột thành tên

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

    Đất Nước có từ ngày đó.."

    Đất nước đã có từ rất lâu đời gắn liền với những truyền thuyết, cổ tích. Trước hết sự tích trầu cau gợi lại vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam với tình nghĩa sâu nặng, thủy chung đó cũng là phong tục đẹp của dân tộc ta. Truyền thuyết Thánh Gióng gợi lên lòng yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân. Đất Nước bắt nguồn từ "Miếng trầu bây giờ bà ăn" câu thơ thoáng nhìn có vẻ chứa đầy sự phi lí nhưng thực chất lại hợp lí. Bởi lẽ, đất nước vốn to lớn, kì vĩ, cao cả, thiêng liêng đối lập hoàn toàn với miếng trầu nhỏ bé, dung dị đời thường. Nhưng đất nước của chúng ta là như thế đấy bắt nguồn từ những điều vô cùng nhỏ bé, dung dị. Do đó, đất nước cũng vô cùng gần gũi gắn bó với mỗi chúng ta. "Miếng trầu" chứa đầy đến mấy nghìn năm tuổi trở thành phong tục, văn hóa. Đối lập giữa hai từ "bắt đầu" và "bây giờ" cho thấy bước đi thời gian của đất nước luôn gắn với những truyền thuyết, cổ tích. Đất Nước có từ lâu đời gắn với những thuần phong mỹ tục. "Tóc mẹ thì bới sau đầu" gợi lại những phong tục của người phụ nữ thời ấy thường búi tóc thành cuộc sau đầu. Đó cũng là vẻ đẹp đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam. Búi tóc trở thành niềm tự hào của nhà thơ về nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Bản sắc văn hóa trải dài qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, trăm năm Pháp thuộc nhưng bối tóc ấy vẫn kiên cường ở sau gáy bất chấp sự xâm phạm của văn hóa ngoại lai. Tình nghĩa đậm bền của vợ chồng, của con người dành cho nhau cha mẹ thương nhau bằng "gừng cay muối mặn" coi trọng chữ tín, chữ tinh. "Gừng cay muối mặn" là lấy ý từ câu thành ngữ dân gian ẩn dụ cho những khó khăn, gian khổ đời sống. Dù phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn của cuộc sống bằng tình nghĩa đậm bền chúng ta sẽ vượt qua hết. Càng trong lúc thử thách tình nghĩa vợ chồng càng sâu nặng. Do vậy "gừng cay muối mặn" cũng để chỉ tình nghĩa vợ chồng mặn mà, sâu đậm. Nhà thơ làm nổi bật lên vẻ đẹp phẩm chất của người Việt Nam hôn nhân đậm bền, tình nghĩa sâu nặng. Đất nước có từ lâu đời gắn liền với tiến trình phát triển của cuộc sống đời thường. Con người dần phát triển biết xây dựng những mái nhà vững chắc để che mưa, che nắng thay thế cho những hang động thô sơ tạm bợ. Hình thành nền văn minh nông nghiệp thay thế cho cuộc sống hái lượm bấp bênh. Con người dần phát triển đất nước cũng dần lớn lên. Đất nước có từ ngày đó, Nguyễn Khoa Điềm đã lí giải sự hình thành đất nước bắt nguồn từ những điều thật nhỏ bé. Dung dị đời thường do đó đất nước cũng thật tự nhiên, gần gũi, gắn bó với mỗi chúng ta. Chốt lại, Nguyễn Khoa Điềm đã nhẹ nhàng ghi khắc vào lòng: Đất nước có từ ngày đó.. Ngày đó là ngày nước ta có phong tục, truyền thống, văn hóa và sự phát triển của đời sống nhân dân qua một khoảng thời gian dài.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...