[Bài Thơ] Bái Tân Nguyệt (Vái Trăng Mới) - Lý Đoan

Thảo luận trong 'Thơ Ca' bắt đầu bởi Mộng Nguyệt Cầm, 11 Tháng một 2022.

  1. Mộng Nguyệt Cầm Mộng Nguyệt Cầm

    Bài viết:
    8

    Bái tân nguyệt


    Tên dịch nghĩa: Vái trăng mới

    Tác giả: Lý Đoan

    Ngôn ngữ: Chữ Hán

    Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt

    Thời kỳ: Trung Đường


    拜新月

    開帘見新月,

    即便下階拜.

    細語人不聞,

    北風吹裙帶.


    Phiên âm:

    Bái tân nguyệt


    Khai liêm kiến tân nguyệt,

    Tức tiện há giai bái.

    Tế ngữ nhân bất văn,

    Bắc phong xuy quần đái.


    Dịch nghĩa:

    Bái tân nguyệt


    Mở rèm thấy trăng vừa mới nhú

    Liền bước xuống thềm vái trăng

    Lầm rầm khấn không ai nghe thấy

    Gió bấc thổi dải quần bay lên

    Dịch thơ (Bản dịch của Ngô Tất Tố) :

    Ánh trăng vừa lọt trước rèm

    Thấy trăng liền xuống dưới thềm chắp tay

    Lầm rầm khấn chẳng ai hay

    Một luồng gió bấc thổi bay dải quần.


    Chú thích:

    Lý Đoan 李端 tự Chính Kỷ 正己, người đất Triệu, đỗ tiến sĩ năm Đại Lịch thứ 5.

    Cảm nhận:

    Vầng trăng thượng huyền giữa ngày đông giá lạnh được đứng ở vị thế trân quý. Thực chất, trong thơ cổ, "nguyệt" đã là một vật tượng trưng mang phẩm chất sang trọng. Bởi vậy, lắm kẻ sĩ "đàm dữ nguyệt", "tửu dữ nguyệt", "khán nguyệt", "vọng nguyệt".. Nhưng "bái nguyệt" thì có lẽ hiếm gặp. Lại không phải là bái viên nguyệt, mà là bái tân nguyệt. Tấm trăng mùa đông từ đó cũng quý ở chỗ tân. "Tân nguyệt" mang ý nghĩa của sự khởi đầu. Đỗ Phủ từng treo một tấm "tân nguyệt" – biểu trưng về những tháng ngày mới tươi đẹp, dẫu có xuất hiện cũng đầy nuối tiếc trong bài thơ "Động phòng". Bài thơ lấy cảm hứng nơi phòng the của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi sau khi họ bỏ chạy. Chốn khuê phòng đã và vẫn rực rỡ như vậy mà đôi lứa nay đâu? Nhưng với Lý Đoan, "tân nguyệt" ngoài dấu hiện cho một khởi đầu, có lẽ còn mang chút sắc màu linh ứng, bởi vậy trong cảnh thơ mới thấy tiếng "tế ngữ", tưởng động mà không động.

    Các nhà thơ Đường nổi tiếng khác đặt trăng ở vị trí bằng hữu, riêng Lý Đoan đưa trăng lên tới chỗ kính phụng (kiến – bái). Ngọn bắc phong thổi bay dải là dẫu là thanh / động cũng cốt để hướng tới cái lặng / tĩnh của "tế ngữ" hoặc cũng có thể hiểu là cách đối ứng của nguyệt trước sự trọng khẩn của lòng người. Lý Đoan bái tân nguyệt dễ khiến người ta nghĩ tới Cao Bá Quát bái hoa mai (Thập tải luân giao cầu cổ kiếm – Nhất sinh để thủ bái hoa mai).
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...