Bài mình tự viết không phải sưu tầm nhé! * * * Phân tích Viếng lăng Bác. Puskin từng viết: "Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây có sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút". VàViễn Phương, ông đã không ngần ngại thổ lộ những tâm tư, tình cảm của lòng mình để chắp bút viết nên những tiếng thơ khắc khoải. Với "Viếng lăng Bác" ông đã thể hiện tất cả sự chân thành về long thành kính và niềm xúc động xâu sắc của nhà thơ, cũng như của mọi người đối với Bác Hồ Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông mang hơi thở của sự dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. "Viếng lăng Bác" là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy, cũng là hồn thơ nổi tiếng khiến ông có được vị trí trong lòng độc giả. Một năm sau khi đất nước được giải phóng, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, trong một lần ra Bắc, thăm lăng Bác, nhà thơ đã biểu lộ cảm xúc chân thành, dào dạt của mình và nhân dân miền Nam dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc khi Người đã đi xa qua bài thơ "Viếng lăng Bác". Thi phẩm được sáng tác vào tháng 4/1976, in trong tập thơ "Như mây mùa xuân" (1978). Bài thơ mở đầu với thứ âm hưởng thật tự nhiên, như một lời bộc bạch nhẹ nhàng, một lời thông báo reo vui: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" Cặp từ xưng hô đậm chất Nam Bộ "Con – Bác" sao mà gần gũi, thân thiết như những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung bữa cơm và cùng dìu dắt lẫn nhau đi qua những nắng gió cuộc đời. Tựa như mối liên kết giữa Bác và miền Nam, không có khoảng cách vời vợi xa xôi, không có bức tường hay ranh giới nào giữa vị lãnh tụ và dân thường. Đối với Bác, miền Nam yêu quý luôn ở trong tim. Đối với miền Nam, Người là anh, là bác, là cha Với Viễn Phương, với hàng triệu người dân của mảnh đất hình chữ S này, Bác mãi sống trong trái tim chúng ta. Đây hẳn là lí do mà tác giả sử dụng từ "thăm", một cách nói giảm nói tránh đầy tinh tế. Mang theo cả trái tim miền Nam đang từng ngày mong mỏi, thiết tha hướng về Bác Hồ, mang theo nỗi niềm của một người con dành cho cha, Viễn Phương đến thăm Người, một chuyến thăm từ miền Nam. Chuyến thăm từ mảnh đất "đi trước về sau", chịu bao nỗi đau chia cắt dưới gót giày của kẻ xâm lân. Trong niềm vui, niềm hân hoan, rạo rực vì được viếng lăng Bác đang dào dạt dâng lên, nhà thơ xúc động ngắm nhìn quang cảnh trước lăng Bác: "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp, mưa sa, đứng thẳng hàng". Từ xa, nhà thơ đã nhận ra trước hết, qua làn sương trắng, hình bóng yêu thương, quen thuộc của hàng tre Việt Nam, được miêu tả qua những từ láy "xanh xanh", "bát ngát". Thán từ "Ôi!" dùng để bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, tha thiết khi nhìn thấy hàng tre đĩnh đạc, uy nghiêm không khác gì những anh chiến sĩ trung kiên ngày đêm đứng gác, canh giữ cho giấc ngủ an lành, bình yên của Bác Hồ kính yêu. Hẳn rằng, cũng như mọi người dân Việt Nam, trong tâm khảm nhà thơ, cây tre đã trở thành tri âm tri kỉ đời đời gắn bó, thân thuộc với quê hương làng xóm. Tre là biểu tượng cao đẹp nhất, là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất con cháu Lạc Hồng. Dáng dấp tre hiên ngang, bất khuất, thách thức cả "bão táp mưa sa" gợi tư thế quật cường, mạnh mẽ của một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới. Chính quốc gia ấy đã ghi tạc tên mình trong những trang sử chói lọi, hùng tráng, như một thần thoại oanh liệt. Tre không cao lớn, tre chẳng phải loài cây đáng giá ngàn vàng, nhưng tre mãi vững vàng trước bão giông. Như Bác Hồ ta suốt đời sống giản dị, chẳng khoa trương mà cứ lặng lẽ, kiên cường tranh đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Mạch cảm xúc của Viễn Phương ngày càng xao động khi hòa nhập trong dòng người vào thăm lăng Bác. Bao suy tưởng của ông cũng được thắp sáng qua những dòng thơ: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" Mặt trời chính là nguồn sáng bất tận của vũ trụ, nó không thể thiếu trên trái đất này được. Bác cũng vậy, Bác cũng không thể thiếu trong con đường cứu nước trường kì của dân tộc. Nếu ánh sáng của mặt trời soi sáng đường đi, giúp sinh vật phát triển, lớn lên còn mặt trời trong lăng kia đã soi sáng cho cách mạng Việt Nam, soi sáng cho tâm can lòng người, chính mặt trời ấy đã cứu biết bao sinh mệnh trước chiến tranh đau thương, và ánh dương ấy dẫn ta đến niềm vui, hạnh phúc.. Với nghệ thuật liên tưởng, ẩn dụ đặc sắc, Viễn Phương đã khéo léo ví Bác như một mặt trời chân lí "rất đỏ". Người xuất hiện như một vầng dương bừng sáng giữa rặng núi xa xăm, mang đến những giọt nắng ban mai xua tan đi đám mây đen mù mịt, tăm tối bao trùm lên chữ S, sưởi ấm đêm đông lạnh lẽo, đớn đau. Dưới sự soi đường, dẫn lối của ánh sáng cách mạng mà Bác mang đến, những đời nô lệ câm lặng, những kiếp người lầm than đang thoi thóp trong bàn tay quân thù đã đứng lên với gạy tre, giáo mác, cuốc, gươm mà anh dũng bẻ gãy đi mọi cùm gông, xiềng xích, khép lại quá khứ. "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân." Điệp từ "Ngày ngày" được nhắc đi nhắc lại như khắc sâu một quy luật đều đặn, một vòng tuần hoàn của thời gian. Ngày ngày, những dòng người trầm lặng gác lại mọi lo toan, công việc để đến thăm Bác, mang theo hành lí là tình cảm thương nhớ khôn nguôi, lòng yêu quý, kính trọng không gì có thể xóa mờ, che lấp được. Ở đây "bảy mươi chín mùa xuân" không những chỉ tuổi của Bác mà tác giả còn nhấn mạnh một điều rằng trong bảy mươi chín mùa xuân ấy Bác đã không ngừng cống hiến hết mình để mang tới biết bao mùa xuân ấm êm hạnh phúc cho muôn dân và giờ đây dòng người kia muốn tỏ lòng biết ơn tới Bác bằng những bông hoa tươi thắm nhất Niềm xúc động nghẹn ngào đã chiếm lĩnh mạch suối tâm tưởng của thi sĩ khi ông đứng trước linh cữu của vị lãnh tụ: "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền" Với cách nói giảm nói tránh "giấc ngủ bình yên" để tránh đi nỗi đau mất mác trong tâm niệm của nhà thơ, của con người Việt Nam. Bác đã ra đi nhưng công lao, sự nghiệp, nhân cách của người vẫn luôn ở lại mãi trong tim mỗi người con đất Việt, trong mọi thế hệ. "Vầng trăng" là ánh sáng của tâm hồn Bác, dịu dàng, đầy nhân hậu. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem mà là ẩn ý của Viễn Phương. Những ước nguyện trên không hạn hẹp trong phạm vi" của riêng ông "hay" của riêng ai "mà đó là ước nguyện của toàn dân, của những người con đang chảy trong tim dòng máu Việt Nam anh hùng. Hình thức nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn đã góp phần làm sáng tỏa, nổi bật lên những đường nét của nội dung mà" Viếng lăng Bác "muốn truyền tải. Viễn Phương đã vận dụng tài tình các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ, ẩn dụ, từ láy, từ cảm thán.. Ngôn ngữ xuyên suốt thi phẩm thật bình dị, hồn nhiên, trang trọng và giàu cảm xúc, khơi gợi nơi lòng người những âm vang thổn thức. Hình ảnh sáng tạo, có chọn lọc, vừa thực, vừa liên tưởng, mang đậm ý nghĩa biểu trưng. Thể thơ 8 chữ, gieo vần linh hoạt, nhịp chậm, thể hiện sự nghiêm trang, thành kính. Giọng thơ đồng điệu với tình cảm, cảm xúc của tác giả, vừa nghiêm trang, vừa sâu lắng, vừa đau xót thiết tha, xen lẫn niềm xúc động nghẹn ngào. " Viếng lăng Bác "ngời sáng trong vườn địa đàng thơ ca nhờ giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết mà lắng đọng nơi hồn người cùng hình ảnh, ngôn ngữ chọn lọc, giản dị, trang trọng và giàu cảm xúc. Bài thơ như sự tinh đọng của thứ quả chín tròn mọng, ngọt ngào, như sự sung mãn thơm tho của những vạc hoa đẹp ngát hương. Thi phẩm là lời tưởng niệm chân thành, là tấm lòng thành kính của tác giả nói riêng và triệu triệu người con đất Việt nói chung dành cho vị cha già dân tộc. Tiếng thơ trầm lắng, da diết ấy cứ vấn vương mãi với đời, để lại trong bến tâm hồn người đọc niềm xúc động nghẹn ngào cùng nỗi nhớ thương trong cái buồn man mác:" Bác đã đi rồi sao Bác ơi". Ngâm khẽ tiếng thơ, ta thầm biết ơn những năm tháng hy sinh của Người để dành trọn cho ta hòa bình, độc lập.