Bài kết thúc môn nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam - ThhienNg

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thuhienhlu, 13 Tháng chín 2021.

  1. thuhienhlu * ^^ *

    Bài viết:
    16
    Tên: Bài kết thúc môn nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam

    Tác giả: ThhienNg

    Thể loại: Bài luận

    Mô tả:


    ĐỀ BÀI:

    Câu 1 (3 điểm) : Anh (chị) hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam? Câu 2 (3 điểm) : Anh (chị) hãy xây dựng một bài thuyết minh giới thiệu về loại hình diễn xướng dân gian tiêu biểu của quê hương hoặc địa phương mình đang sống? Câu 3 :(4 điểm) từ những kiến thức đã học và sự quan sát thực tiễn đời sống, anh chị hãy đánh giá về việc khai thác, phát huy giá trị của nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam trong hoạt động kinh doanh du lịch hiện nay?

    BÀI LÀM

    Câu 1: khái niệm về nghệ thuật diễn xướng dân gian: Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là sản phẩm vật thể hay phi vật thể) chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mĩ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc của con người, khán giả thưởng thức nghệ thuật. Nghệ thuật là những cái hay, cái đẹp để khán giả chiêm nghiệm và ngưỡng mộ bởi kỹ năng, trình độ, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường. Theo nghĩa này thì đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật hay một nghệ sỹ cụ thể. Hát, nói (tức là xướng) biểu hiện lời ca thành làn điệu, giọng điệu, cách nói, biểu hiện của âm thanh Trình diễn (phần diễn) Thể hiện điệu bộ, cử chỉ, phong cách, cấu trúc không gia n biểu diễn.. Kết hợp với phần xướng, phần này giúp cho những giá trị trong lời ca được biểu hiện ra, gây hiệu quả thẩm mỹ Âm nhạc: Tuy tương đối độc lập nhưng tính liên kết, phối hợp cao, có giá trị hỗ trợ, làm tang them hiệu quả của quá trình diễn xướng. Nghệ thuật diễn xướng dân gian với những đặc trưng là: Tính nguyên hợp: Theo nghĩa rộng, tính nguyên hợp là "nguyên" là gốc, là khởi nguồn "hợp" là sự liên kết, sự dính liền nhau ngay từ ban đầu của các loại hình khác nhau trong sáng tạo văn hóa. Đây chính là đặc tính chỉ xuất hiện ở giai đoạn sớm nhất trong sự phát triển của các hiện tượng văn hóa - nghệ thuật. Tính nguyên hợp trong nghệ thật diễn xướng dân gian thể hiện ở chỗ trong suốt quá trình ra đời và tồn tại chưa từng tách rời các hoạt động của đời sống, từ hoạt động nhận thức đến hoạt động tâm linh, từ lao động sản xuất đến sinh hoạt nghi lễ và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, tiếng hát, vũ đạo, tạo hình, thể hiện ở sự nhất nguyên các dạng thức văn hóa tinh thần như tín ngưỡng, tôn giáo, tập quán.. nghệ thuật diễn xướng dân gian phản ánh nhiều phương diện khác nhau trong đời sống xã hội cùng lúc, đồng thời để cảm nhận được những giá trị đó thì cần cảm thụ bằng tất cả giác quan cùng lúc. Và cần có sự kết hợp giữa lời ca, tiếng hát, điệu múa.. trong diễn xướng. Tính tập thể: Tập thể ở đây chính là nhân dân, nghệ thuật diễn xướng dân gian ra đời từ trong đời sống sinh hoạt của nhân dân (lao động, vui chơi, hoạt động tâm linh) tồn tại và cùng phát triền qua từng thời kì lịch sử loài người, phản ánh nhu cầu biểu lộ cảm xúc và trao gửi cảm xúc của con người. Nhân dân là người sáng tạo ra, tiếp nhận và lưu truyền nghệ thuật diễn xướng dân gian, đồng thời trong trình diễn cũng cần nhiều cá nhân cùng lúc. Những tác phẩm, loại hình nghệ thuật này không có tác giả, vì đây là sáng tạo tập thể, nhân dân là những người đồng sáng tác, các tác phẩm được truyền tai nhau, lưu truyền rộng rãi trong đời sống lao động. Tính truyền miệng: Xuất phát từ nhân dân, nhân dân truyền lại từ đời này qua đời khác thông qua truyền miệng, tức là người này nói cho người kia, cha mẹ chỉ dạy cho con, nhân dân truyền tai nhau cứ như vậy mà tồn tại cho đến ngày nay. Tính bản địa và vùng miền: Vì những loại hình nghệ thuật diễn xướng này xuất phát từ nhân dân và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng nên sẽ có nhiều biến thể tùy vào từng nét văn hóa riêng của từng địa phương. Là cơ sở để phân vùng và xác định ranh giới giữa các vùng nghệ thuật dân gian, góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật dân gian mỗi dân tộc. Ví như ở Bắc Ninh có dân ca quan họ, Hà Tĩnh có ví- dặm và đờn ca tài tử ở miền nam, đều là nghệ thuật diễn xướng dân gian nhưng ở mỗi vùng miền tùy vào nét văn hóa, lối sống, giọng nói mà hình thành nên những loại hình khác nhau. Tính phi lợi nhuận: Khác với các loại hình khác, diễn xướng dân gian với không gian diễn xướng chính là trong sinh hoạt, lao động xã hội, ở trong các lễ hội, tại đình, chùa, làng.. phục vụ nhu cầu thưởng thức tại chỗ của nhân dân. Là sản phẩm tinh thần của nhân dân lao động và không phải là phương thức để sinh ra lợi nhuận, nó phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân là chủ yếu. Các loại hình diễn xướng khi được đưa lên các kênh truyền thông, sử dụng trong du lịch, quảng bá văn hóa đều không cần trả phí vì nó thuộc quyền sở hữu của mọi người

    Câu 2: Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể phản ánh tình cảm, hiện tượng trong đời sống, múa dân gian là loại hình nghệ thuật được biểu diễn trong quần chúng do những người diễn viên không chuyên biểu diễn. Múa dân gian là một hình thái múa phổ biến trong nhân dân. Thông qua các điệu múa, chúng ta thấy nó mang dấu ấn một cách sinh động cuộc sống lao động, tình cảm quan điểm thẩm mỹ xuất phát từ điều kiện địa lí, xã hội, phong tục tập quán tín ngưỡng dân tộc khác nhau. Nằm ở vị trí đắc địa, là nơi giao thoa văn hóa các vùng miền, Quảng Bình lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc với các lễ hội, văn hóa văn nghệ dân gian, ẩm thực.. Và trong kho tàng dân gian ăm ắp vốn quý của Quảng Bình, vẫn còn đó những phong tục, tập quán, trò chơi, điệu múa ít người biết đến và làm sững sờ, thích thú những ai có cơ hội được tiếp cận. Đó là múa chạy chữ ở Nhân Trạch huyện Bố Trạch. Song hành cùng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, Nhân Trạch (Bố Trạch) là một trong những xã biển hiếm hoi còn giữ hầu như vẹn nguyên các giá trị văn hóa bản sắc cổ truyền của mình. Bên cạnh bảo tồn các phong tục tập quán, truyền thống người Nhân Trạch quyết tâm lưu giữ các lễ hội đặc sắc của làng biển. Được biết, mỗi năm, Nhân Trạch có 5 lễ hội lớn, đó là: Kỵ yên làng vào rằm tháng giêng, cầu ngư vào trung tuần tháng 3 âm lịch, kỵ cậu (thần ngư) vào ngày 15-5 âm lịch, rước sắc làng vào ngày 15-6 âm lịch và trả lễ thần ngư vào rằm tháng 8 âm lịch. Nhưng, hai lễ hội luôn luôn được tổ chức là kỵ yên làng vào rằm tháng giêng và cầu ngư vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Trong các lễ hội này, múa chạy chữ là một phần không thể thiếu, tạo nên nét độc đáo riêng có của xã biển Nhân Trạch. Theo nghệ nhân dân gian Phạm Thị Niếu - người được xem là linh hồn trong các phong trào văn hóa văn nghệ dân gian của Nhân Trạch, cùng với chạy cờ, chèo cạn, thì múa chạy chữ (còn gọi là múa động đăng) là nghi thức không thể thiếu trước khi tiến hành phần lễ trong bất kỳ một lễ hội nào của Nhân Trạch. Hiểu một cách nôm na, múa chạy chữ tức là các thành viên tham gia sẽ vừa múa, vừa sắp xếp thành các chữ Hán "Thiên-Hạ-Thái-Bình". Mục đích của múa chạy chữ là để hầu ngài (thần ngư), hướng về biển và mang nặng tâm linh biển, đồng thời thể hiện tính cộng đồng, sự kết nối gắn bó giữa những người dân vùng biển. Đặc biệt, múa chạy chữ không chỉ cầu cho riêng làng biển Nhân Trạch, mà cho cả "thiên hạ", đất nước đều được yên bình, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây là một điệu múa cổ phức tạp cho nên đòi hỏi người tham gia không chỉ dẻo dai, linh hoạt, mềm mại trong từng điệu múa, mà phải có sức khỏe tốt để đủ sức chạy xếp chữ từ đầu đến cuối. Trước đây, thành viên đội múa chữ phải là "trai tơ, gái trinh" (chưa từng kết hôn), nhưng hiện nay, do hiếm người tham gia, nên đội múa chữ có cả các bà, các mẹ, các chị gái đã lập gia đình. Quá trình tập luyện để xếp được chữ rất công phu và mất nhiều thời gian, do đó, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của cả người tập và người "đạo diễn". Trong các lễ hội, trước khi phần lễ bắt đầu, chạy cờ, hát quạt sẽ được biểu diễn đầu tiên, tiếp đó là múa chạy chữ và chèo cạn. Múa chạy chữ hấp dẫn người xem bởi những điệu múa uyển chuyển, kết hợp với sự di chuyển, sắp xếp chữ linh hoạt, biến hóa và nhất là sự đồng điệu, hòa nhập ăn ý với âm nhạc từ trống, kèn, sanh tiền, xập xèng.. Trong mỗi lễ hội, đội múa không chỉ phụ trách phần múa chạy chữ mà cả hát, múa, hò, chèo cạn.. loại hình nghệ thuật này đã đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng biển, đặc biệt là nỗ lực khôi phục nhiều điệu múa, điệu hò tưởng như đã bị mai một, trong đó có múa chạy chữ. Nét độc đáo của trò diễn này là sự kết kết hợp hát chèo chải cùng các động tác múa tạo nên khúc múa đèn. Khi nhạc điệu cất lên, các chị sẽ đội lên đầu một đĩa đèn vừa hát vừa múa, cuối cùng xếp thành các chữ như: Mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Sau khi xếp chữ xong các đội sẽ lật người xuống, vừa nằm vừa lăn kết thành bông hoa 5 cánh. Ngày nay, nghệ thuật múa chạy chữ ở Quảng Bình nói chung cũng như ở Bố Trạch nói riêng không còn được giới trẻ quan tâm, nhưng các cô, các chị vẫn cố gắng không để truyền thống này bị mai một, vẫn cố lưu giữ nó như một nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của xã Nhân Trạch.

    Câu 3: Ngoài những di sản văn hóa vật thể, Việt Nam còn giàu tiềm năng về các loại hình văn hóa phi vật thể trong đó có các loại hình diễn xướng dân gian đã góp phần thu hút khách du lịch tới tham quan, như nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù Thăng Long, dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, múa rối, múa cung đình, hát ả đào, đờn ca tài tử, dân ca ví - dặm Nghệ Tĩnh.. Đó là các di sản văn hóa độc đáo ở mọi vùng, miền của đất nước, nơi ẩn chứa những giá trị nhân bản sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Đây là lợi thế để ngành du lịch phát huy trong tổ chức hoạt động du lịch nhất là đối tượng có trình độ văn hóa cao. Là những giá trị văn hóa trường tồn của dân tộc, nguồn dinh dưỡng, chất keo kết dính cộng đồng và lực hút hội tụ khách du lịch khắp cả nước và quốc tế. Tính chất của nó đặc biệt do gắn liền với hoạt động con người, tái hiện, tái tạo của bản thân con người trong quá khứ và trong hiện tại làm sống lại lịch sử trong tính toàn vẹn, tính hình tượng cụ thể cảm tính, sinh động của nó, tạo nên môi trường du lịch độc đáo và hấp dẫn kỳ lạ đối với khách du lịch từ nơi xa đến. Đánh giá việc khai thác cũng như thực trạng khai thác nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch ngày nay: Mặt đã làm được: Ngày nay việc đưa các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian vào phát triển du lịch đã được đẩy mạnh và nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và nhà nước. Về phía chính phủ: Với tình hình hiện nay, bên cạnh những chính sách về du lịch và hội nhập quốc tế, những chính sách tặng thưởng, tôn vinh đối với những cá nhân, tập thể có đóng góp đối với nghệ thuật truyền thống. Ưu tiên, tạo điều kiện khai thác các giá trị nghệ thuật diễn xướng vào trong khai thác du lịch, về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong trường văn hóa - nghệ thuật do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã tạo những điều kiện rất thuận lợi về để bồi dưỡng nghề, trang bị học tập, giúp các nghệ nhân trẻ có thể yên tâm phát triển bản thân, gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến khắp mọi nơi. Việc đưa các giá trị nghệ thuật diễn xướng dân gian vào phát triển du lịch đã thu hút được nhiều du khách tham quan, thưởng thức. Nhu cầu du khách nhiều hơn nhất là với đối tượng du khách là những người có trình độ văn hóa cao, mang lại nguồn thu lớn cho du lịch nói riêng và kinh tế nói chung. Điều này cũng tác động tích cực trở lại đối với bảo tồn các loại hình nghệ thuật diễn xướng vì một phần doanh thu sẽ dành cho việc lưu giữ, phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa dân gian này. Các doanh nghiệp du lịch cũng đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất, cũng như về nguồn nhân lực được đầu tư, bổ sung, nên chất lượng nghệ thuật diễn xướng được nâng lên. Nội dung nghệ thuật cũng được đầu tư xây dựng một cách đa dạng, phong phú dễ tiếp cận hơn với du khách. Trong giai đoạn qua, áp dụng nghệ thuật diễn xướng dân gian trong du lịch đã góp phần bảo tồn và phát huy, hơn nữa trong quảng bá du lịch, những giá trị ấy cũng được được nhiều người biết đến, tránh được hiện tượng bị mai một và góp phần truyền bá những nét đẹp văn hóa dân gian Việt Nam. Tuy nghệ thuật truyền thống Việt Nam rất đa dạng và phong phú, cho tới nay mới chỉ có một vài loại hình được đưa vào khai thác du lịch một cách nghiêm túc và hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó là nghệ thuật Múa rối nước. Là loại hình biểu diễn nghệ thuật đặc trưng chỉ có ở Việt Nam, múa rối nước thu hút du khách bởi sự giản dị trong cách tạo ra các nhân vật và trong cách biểu diễn. Chỉ bằng những chất liệu sẵn có trong tự nhiên như tre gỗ, qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã biến hóa thành những chú Cuội, chị Hằng, tứ linh, con mèo, con chuột.. rồi từ đó được khắc họa lại thành những câu chuyện dân gian, những sự tích độc nhất của người Việt. Múa rối nước có một sức hấp dẫn đặc biệt với du khách đến từ nước ngoài. Một loại hình nghệ thuật truyền thống phổ biến khác có thể kể đến là chèo. Chèo là sản phẩm nghệ thuật đặc biệt của người dân Đồng bằng Bắc bộ, thu hút nhiều đối tượng khán giả qua sự khéo léo hóm hỉnh của các nhân vật trong những tác phẩm dân gian, truyện châm biếm hay cả những tác phảm lịch sử. Trong hoạt động du lịch chèo thu hút được rất nhiều các du khách nước ngoài mong muốn tìm hiểu sâu hơn về những nội dung trong văn hóa Việt. Tuy nhiên, ngôn ngữ là một rào cản rất lớn nếu du khách muốn hiểu nội dung và ý nghĩa của một vở chèo nào đó, bởi tiếng Việt vốn dĩ đã khó, chèo lại còn sử dụng rất nhiều từ ngữ và giọng điệu đặc trưng để khắc họa những sắc thái biểu cảm riêng biệt. Chèo cho đến hiện tại vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyên nghiệp hóa để phục vụ khách du lịch. Các loại hình chèo, cải lương, tuồng.. là các loại hình có tính sân khấu cao, mỗi tiết mục có nhiều nghệ sĩ tham gia trình diễn, các gói dịch vụ có thể gồm các trích đoạn nhỏ, dễ hiểu có nhiều động tác múa, giao tiếp bằng các trích đoạn ngắn, đơn giản, có nội dung thú vị, hài hước, trong hoảng thời gian từ 5-10 phút để du khách dễ dàng hiểu được nội dung mà không cần thông qua biên dịch, phiên dịch. Nghệ sĩ tương tác với khách trong các trích đoạn nói trên như thực hiện đóng những vai đơn giản, chụp ảnh cùng nghệ sĩ, có thể cải biên, thay đổi một số nội dung để dễ dàng đưa các loại hình này trở thành nghệ thuật công cộng. Với một số loại hình như chầu văn hay ca trù cần phải xây dựng mô hình biểu diễn đặc biệt, phù hợp tại các không gian đặc thù như đình làng, đền, phủ dành cho những khách du lịch có mong muốn trải nghiệm đặc biệt với loại hình nghệ thuật này. Các vấn đề trong việc khai thác nghệ thuật truyền thống trong hoạt động du lịch nằm ở chỗ: Quy hoạch không đồng bộ, chưa có đủ vốn để đầu tư, chưa quảng bá được hình ảnh, cơ sở vật chất còn hạn hẹp, chưa có chiến lược lâu dài. Đây là thị trường rất tiềm năng nhưng để khai thác được cần có một kế hoạch hợp lý và phương pháp khai thác rõ ràng. Đầu tiền là chưa đáp ứng được khả năng phục vụ du khách. Dù đã mang vào khai thác trong du lịch, tuy nhiên, về mặt cơ sở vật chất, nhân sự hoạt đọng, và nội dung biểu diễn chưa thực sự đa dạng và đáp ứng được nhu cầu của du khách. Nếu như khách du lịch có nhu cầu mà các đơn vị biểu diễn nghệ thuật truyền thống lại không đáp ứng được thì sẽ khó đạt được sự hiệu quả thỏa thuận hai bên. Điều này đòi hỏi các đơn vị cung ứng cần linh hoạt đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách tỏng mọi hoàn cảnh, từ các vấn đề cơ sở vật chất, nhân sự, nội dung phục vụ.. Trong các tour du lịch, chưa đưa loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian trở thành sản phẩm du lịch chủ yếu, vì vậy chưa thực sự đạt được hiệu quả thu hút khách cũng như quảng bá văn hóa Việt. Chưa chú trọng tạo ra những sản phẩm đặc trưng như những tour tham gia chương trình nghệ thuật truyền thống, tour du lịch làng nghề.. Hệ thống sơ sở vật chất chưa đảm bảo. Chưa đáp ứng nhu cầu của du khách ở nhiều điểm du lịch. Ví dụ như nghệ thuật múa rối nước, nhà hát múa rối Thăng Long vẫn giống như một điểm nhất định để xem múa rối nước. Tuy nhiên, đây dường như và rất khó để cho du khách thưởng thức múa rối nước ở một địa chỉ cố định nào khác nằm bên ngoài Hà Nội. Công tác quản lý chưa đảm bảo, đồng thời việc các loại hình diễn xướng đưa vào du lịch sẽ bị tách khỏi môi trường diễn xướng của nó, làm mất đi nét đẹp truyền thống của nghệ thuật diễn xướng dân gian. Công tác quảng bá chưa đạt hiệu quả cao. Ở Việt Nam sự đa dạng hình ảnh về các loại hình nghệ thuật truyền thống còn khá hiếm hoi trong mắt người nước ngoài, đối với du khách Việt cũng chưa thực sự hấp dẫn được họ. Trong công tác quảng bá các loại hình nghệ thuật, vì nó chưa được xây dựng trở thành sản phẩm chính trong tour du lịch nên công tác quảng bá cho loại hình này chưa thực sự hiệu quả, chưa xây dựng được nhiều hình ảnh đẹp trong mắt du khách. Chuyên nghiệp hóa các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống: Hiện nay, nhìn nhận một cách khách quan chỉ có múa rối nước là loại hình nghệ thuật được chuyên nghiệp hóa nhất để phục vụ nhu cầu thưởng thức của du khách quốc tế. Trong khi đó các loại hình còn lại đều hoạt động rất cầm chừng và bị động trong việc khai thác và biểu diễn. Chuyên nghiệp hóa còn ở trình độ của những nghệ nhân và người làm chương trình. Vì vậy ngay từ việc đào tạo chuyên môn, kĩ năng cho các nghệ nhân cũng cần lưu tâm ngay từ đầu. Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng, các loại hình diễn xướng dân gian có thể trở thành nghệ thuật công cộng và phục vụ phát triển sản phẩm du lịch, nhưng không phái bất cứ loại hình dân gian nào cũng có thể trở thành nghệ thuật công cộng. Vì vậy, cần có một hệ tiêu chí để xây dựng diễn xướng dân gian thành nghệ thuật công cộng. Một số phương hướng khai thác các giá trị nghệ thuật diễn xướng trong phát triển du lịch. Phải nắm bắt nhu cầu du khách, xây dựng các chương trình du lịch có sản phẩm đặc trưng là các loại hình nghệ thuật truyền thống. Nâng cao khả năng đáp ứng các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du khách, quảng bá sản phẩm và xây dựng hình ảnh. Chuyên nghiệp hóa các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất làm sao linh hoạt và đầy đủ nhất để sẵn sàng phục vụ số lượng lớn các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, tạo cơ hội cho các đoàn biểu diễn có những địa điểm để chuyên tâm tập luyện và phục vụ du khách.
     
    Thaibinh, LỤC TIỂU HỒNGAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 25 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...