Bài học từ vị thiền sư

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Sưu Tầm, 18 Tháng bảy 2021.

  1. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    665
    Đứng trước những thị phi nhân ngã, người thường dễ mất bình tĩnh, chạy Đông chạy Tây để phân bua hư thật, tìm cách đáp trả hơn thua cho đến cùng.

    Tuy nhiên đã là người xuất gia thì an nhiên tự tại, chỉ lặng lẽ ngồi nhìn nó đến đi, sanh diệt. Bởi lẽ rằng hơn ai hết họ biết họ đang làm gì, biết làm chủ và kiểm soát tâm họ không vì những tiếng lao xao đó len lỏi vào tâm để đánh mất sự quân bình nội tại.

    Chính vì vậy cuộc sống của người xuất gia phần nào có thêm bình an và tự tại giữa cuộc đời.

    Khi tôi mới bước vào chùa tu học thì Thầy tôi đã thường kể cho tôi nghe đến vài mươi lần về câu chuyện của một vị thiền sư mà tôi muốn thuộc lòng, như một bài học quý báu trên bước đường tu học và hành đạo sau này.

    Câu chuyện kể như sau:


    Có một cô gái con nhà danh giá gần chùa bị chửa hoang, nên gia đình cô xem đây là việc xấu hổ, cha cô tra khảo, đánh đập rất bạo. Ban đầu cô định quyết tâm không khai nhưng sau đó cô thiết nghĩ nông cạn rằng khai đại Thiền sư Hakuin ở chùa gần nhà là khỏe nhất. Vì thiền sư vốn nổi tiếng, đông đệ tử, ai cũng kính trọng, hơn nữa thiền sư vốn từ bi nên không chối, không kiện ngược hay làm khổ cô. Thế là cô khai đứa con ấy là con của thiền sư.

    Gia đình cô tức giận nhưng kiên nhẫn chờ đứa con được sinh ra buộc cô gái phải mang tới trả cho thiền sư.

    Khi gia đình cô mang đưa bé tới thả vào tay thiền sư và bảo: "Đấy, con của ông đấy, ông giữ mà nuôi lấy, đồ đạo đức giả"

    Hakuin: "Thế à!"

    Thông tin được loan ra và dân chúng dị nghị, nghi ngờ, xầm xì, khinh thường. Họ cho rằng ông ấy mà tu hành gì, đồ đạo đức giả.. rồi đệ tử cũng dần dần bỏ ra đi gần hết.

    Không có sữa cho đứa bé, đệ tử xa lánh nên đích thân thiền sư phải bồng đứa bé ngày ngày đi xin sữa, bị người đời chê bai, dè bỉu.

    Một thời gian, cô gái thấy điều ấy thật nhẫn tâm và tội lỗi nên quyết tâm nói ra sự thật. Cô khai đứa bé đó là con của cô và chàng bán cá tanh hôi ở chợ.

    Cha mẹ cô nghe xong liền hoảng hốt, cảm thấy tội lỗi vô cùng nên tức tốc dẫn con gái tới chùa dập đầu sám hối với thiền sư và xin cháu về.

    Thiền sư nghe xong, bảo: "Thế à!"

    Sự tình câu chuyện lại được loan ra và dân chúng cũng như đệ tử cảm phục đức nhẫn nhục và tâm lượng thản nhiên tốt đẹp của thiền sư nên lần lượt kéo về và danh tiếng lại hơn xưa.

    Thế à!

    Vì tôi không tìm được cho mình lý do để hơn thua, giận ghét, biện luận với những điều buồn - vui của thường tình nhân thế.

    Khi bạn đúng - thì cũng chỉ làm cho người ta thêm phần oán hận và trả đũa.

    Khi bạn chấp nhận sai - thì họ sẽ mỉm cười tự đắc.

    Vậy thôi, chấp nhận sai khi có thể để họ được vui và mỉm cười trong niềm hoan hỷ.

    Đơn giản, vì người xuất gia thường là thế.

    [​IMG]

    Câu truyện thứ 2:


    Có một thanh niên 16 tuổi đến bái lạy vị thiền sư cao tuổi với vẻ mặt u sầu và thất vọng. Anh ta hỏi vị thiền sư: "Thưa ngài, con phải làm thế nào mới trở thành một người vui vẻ hạnh phúc ạ? Và làm thế nào mới có thể đem lại niềm vui cho mọi người".

    Vị thiền sư nhìn người thanh niên trẻ tuổi vừa cười vừa nói: "Cậu bé! Ở tuổi của cậu mà có nguyện vọng như vậy là đáng quý nhưng cũng khó đạt. Rất nhiều người lớn tuổi hơn cậu, cũng có câu hỏi như thế này nhưng cho dù có giải thích cho họ bao nhiêu thì họ vẫn không hiểu được đạo lý trọng yếu."

    Làm sao để luôn thấy vui vẻ và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh..

    Người thanh niên trẻ tuổi vẫn chăm chú nghe từng lời của vị thiền sư.

    Vị thiền sư nói tiếp: "Ta tặng cho cậu 4 câu. Câu thứ nhất: Hãy đặt bản thân mình trở thành người khác. Cậu có hiểu hàm nghĩa của câu này không?"

    Người thanh niên trả lời: "Có phải là khi mình khổ sở, nếu như coi bản thân mình là người khác thì nỗi khổ sẽ tự nhiên giảm bớt đi. Còn khi mình vui mừng quá mức mà coi mình là người khác thì mình sẽ bình tĩnh trở lại và thản nhiên hơn không ạ?"

    Vị thiền sư gật đầu rồi nói tiếp: "Câu thứ hai là đặt người khác trở thành bản thân mình."

    Người thanh niên suy nghĩ một lúc rồi trả lời: "Khi đặt người khác trở thành bản thân mình, mình có thể hiểu được nỗi khổ cũng như những mong muốn nguyện vọng của họ để thông cảm và giúp đỡ họ khi cần thiết, phải không ạ?'

    Vị thiền sư vui vẻ biểu lộ ra sự hài lòng rồi nói tiếp câu thứ ba:" Xem người khác là chính bản thân họ. "

    Người thanh niên nhanh nhảu trả lời:" Thưa ngài, câu này có phải có ý là: Tôn trọng sự riêng tư của mỗi người, không xâm phạm vào điều của riêng người khác. "

    Vị thiền sư bật cười ha ha rồi nói:" Tốt lắm, tốt lắm, đứa trẻ này cũng rất dễ dạy bảo! Câu thứ tư chính là xem bản thân mình là chính bản thân mình! "

    Câu nói này có vẻ khó với người thanh niên trẻ, cậu ta suy nghĩ mãi một hồi lâu rồi mới chậm rãi nói:" Thưa ngài, câu nói này con nhất thời chưa thể hiểu được. Nhưng trong bốn câu nói này con thấy có sự bất đồng, con phải làm thế nào để thống nhất chúng lại ạ? "

    Vị thiền sư trả lời:" Rất đơn giản cậu bé ạ! Con hãy dùng thời gian và kinh nghiệm của bản thân mình rồi con sẽ làm được!"

    Người thanh niên không hỏi thêm mà quỳ gối cáo biệt vị thiền sư. Nhiều năm sau này, cậu thanh niên đã trở thành một người đàn ông trưởng thành rồi một ông lão vui vẻ hạnh phúc. Ông cũng thường xuyên đem bài học này và kinh nghiệm của mình chia sẻ với những người xung quanh, đặt biệt là những thanh niên trẻ tuổi. Sau khi trãi qua nhiều điều trong cuộc sống, ông đã hiểu được 4 câu nói vủa vị thiền sư khi xưa là:

    1. Khi đặt bản thân mình là người khác để đối đãi thì chính là vô ngã.

    2. Khi đặt người khác là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là từ bi.

    3. Khi đặt người khác chính là bản thân họ để đối đãi thì đó chính là trí tuệ.

    4. Khi đặt bản thân mình là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là tự tại.
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng mười một 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...