Bài ca ngất ngưỡng là bài thơ được Nguyễn Công Trứ sáng tác khi vừa trả lại phong ấn để về quê nghỉ hưu sau năm 1848. Bài thơ như một bảng tổng kết cuộc đời của tác giả với những sự "ngất ngưởng" của mình: Trí tuệ, tài năng, cả cốt cách, cá tính và triết lí. Khúc ca trác tuyệt viết bằng thể Hát nói này là tài hoa và khí phách của "Ông Hi Văn". Cảm hứng chủ đạo của bài thơ được gợi lên bởi từ "ngất ngưởng". Từ này mang ý nghĩa gợi tư thế không chắc chắn, dễ bị ngã đổ, chao nghiêng. Trong bài thơ, "ngất ngưởng" được Nguyễn Công Trứ diễn tả mang hàm ý nói về tư thế, thái độ sống phóng khoáng, tự do và có phần ngang tàng của ông. Qua cảm hứng ấy, có thể thấy phần nào thấy được việc Nguyễn Công Trứ tự nhận thức như thế nào về bản lĩnh, khí khái của mình. Đó cũng nét tính cách mà ông bộc lộ trong suốt quá trình làm quan và kể cả khi đã cáo lui về hưu. Bài ca ngất ngưởng Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc bình Tây, cờ đại tướng Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên Đô môn giải tổ chi niên Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng Được mất dương dương người tái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng Không Phật, không tiên, không vướng tục Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung Trong triều ai ngất ngưởng như ông!