Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chủ quyền dân chủ nhân dân - Sử 9

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phong thanh, 11 Tháng tư 2020.

  1. Phong thanh

    Bài viết:
    55
    Tình hình nước ta sau Cách Mạng Tháng 8

    1. Thuận lợi

    - Giành được chủ quyền

    - Nhân dân tin vào đảng, chính phủ đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh

    2. Khó khăn

    A, Kinh tế-tài chính

    *Kinh tế nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp nước ta vốn là kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại chủ hậu quả của chính sách bóc lột của thực dân và phong kiến bị chiến tranh tàn phá liên miên. Do vậy là nền kinh tế nông nghiệp của nước ta hết sức là kiệt quệ hơn nữa là vào tháng Tám năm 1945 một nạn lụt lớn đã xảy ra ở miền Bắc làm cho dê của 9 tỉnh bị vỡ sau lũ lụt lại đến hạn hán kéo dài điều này đã làm cho hơn 50% diện tích đất không thể canh tác được.

    * Kinh tế Công nghiệp: Nhiều xí nghiệp vẫn còn nằm trong tay thực dân Pháp. Các cơ sở công nghiệp sản xuất lâm tình trạng đình đốn do vậy hàng hóa khan hiếm giá cả đắt đỏ.

    * Tài chính: Do chúng ta chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương nên sau cách mạng tháng Tám ngân sách của nước ta hầu như là trống rỗng. Trong khi đó bọn Tưởng Giới Thạch lại tung ra thị trường tiền Quan Kim Quốc tệ đã bị mất giá. Điều này càng làm cho nước ta càng rối loạn hơn.

    B, Văn hóa-xã hội

    - Chế độ thực dân phong kiến đã để lại những hậu quả rất là nặng nề về mặt văn hóa như hơn 90% dân số bị mù chữ. Trong xã hội có tồn tại nhiều tệ nạn xã hội: Cờ bạc mê tín dị đoan..

    C, Ngoại xâm và nội phản

    * Ngoại xâm:

    - Sau cách mạng Tháng Tám thành công nước ta có hai lực lượng đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch vừa vào đến miền Bắc chúng đã có nhiều hành động chống phá cách mạng như như tiếp tay cho hai tổ chức phản cách mạng là phản quốc và phản cách. Đòi cải tổ chính phủ loại những người cộng sản ra khỏi chính phủ.. Như vậy quân Tưởng là kẻ thù của chúng ta

    - Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có hơn 1 vạn quân Anh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Vừa vào đến miền Nam chúng đã hỗ trợ quân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Như vậy quân Anh là kẻ thù của chúng ta

    Ngoài quân Tưởng anh Pháp ở nước ta còn hơn xấu vạn quân Nhật đang chờ giải giáp nhưng chúng cũng sẵn sàng làm theo lệnh của quân Anh chống lại cách mạng tạo điều kiện cho Pháp xâm lược nước ta lần 2

    *Nội phản:

    Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 lực lượng phản cách mạng ở miền Bắc và Việt Nam ráo riết hành động và ở miền Nam có đảng phái Đại Việt

    Với những khó khăn trên đã đặt nước ta đứng trước tình hình ngàn cân treo sợi tóc
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. Phong thanh

    Bài viết:
    55
    II. Bước đầu xây dựng chế độ mới

    - 08-09-1945, chính phủ lâm thời đã công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.

    - 06-01-1946, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Cuộc tổng tuyển cử đã được diễn ra trong cả nước để bầu ra Quốc hội-cơ quan có quyền lực cao nhất.

    III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giả quyết khó khăn về tài chính

    1. Diệt giặc đói

    Để khắc phục được nhận đó Chính phủđã phát động một số phong trào như: Nhường cơm sẻ áo, lập hũ gạo cứu đói, tăng gia sản xuất.

    Vụ chiêm năm 1946 được mùa nên nạn đói cơ bản được giải quyết.

    2. Diệt giặc dốt

    - 08-09-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký xác lệnh Nha Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia vào phong trào xóa nạn mù chữ nhiều lớp bình dân học vụ đã được mở.

    - Giữa năm 1946 đã có 2, 5 triệu người thoát nạn mù chữ.

    3. Giải quyết khó khăn về tài chính

    - Để giải quyết khó khăn về tài chính chính phủ đã kêu gọi quần chúng nhân dân với tinh thần tự nguyện tham gia xây dựng "quỹ độc lập" và "tuần lễ vàng"

    - 31-01-1946, chính phủ đã sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam ngày 23- 11-1946 quốc hội đã quyết định cho lưu hành Việt Nam trong cả nước.

    IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

    A, Thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai:

    - Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23 tháng 09 năm 1945 thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn chợ lớn, mở đầu cho quá trình xâm lược nước ta lần thứ hai.

    - Đầu tháng 10 năm 1945 Pháp nhận thêm được chi viện từ Pháp sang nên chúng đã mở rộng phạm vi chiếm đóng, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

    B, Thái độ của quần chúng nhân dân, Đảng trước hành động của Pháp

    * Đảng, chính phủ: Trung ương đảng, chính phủ đã kêu gọi nhân dân tiến hành kháng chiến chống Pháp.

    * Quần chúng nhân dân:

    - Nhân dân Nam Bộ tiến hành chống Pháp ngay từ khi chúng tiến hành xâm lược.

    - Nhân dân Bắc Bộ, Trung Bộ thực hiện lời kêu gọi của đảng, chính phủ đã tích cực ủng hộ Nam Bộ kháng chiến như tiền bạc, thuốc men
     
    LieuDuong thích bài này.
  4. Phong thanh

    Bài viết:
    55
    V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng.

    1. Đấu tranh chống quân Tưởng.

    * Chủ trương:

    - Tạm thời hòa hoãn quân Tưởng để tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ (quân Tưởng là quân của Tưởng Giới Thạch).

    * Biện pháp:

    - Chấp nhận đáp ứng một số yêu sách của quân Tưởng như: Cung cấp một phần lương thực cho chúng, nhường cho chúng 70 ghế trong Quốc hội khóa 1..

    Tuy nhiên chúng ta kiên quyết không thực hiện những yêu sách phạm độc lập chủ quyền. Mỗi khi chúng giờ chờ thì chính phủ kêu gọi nhân dân mittinh biểu tình.

    * Ý nghĩa: Bằng biện pháp vừa kiên quyết vừa mềm dẻo, chúng ta đã hạn chế được những hành động phá hoại của quân Tưởng và có thêm khoảng thời gian hoãn đều ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.

    2. Chống bọn nội phản.

    Chính Phủ đã ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng giam giữ những phần tử chống lại nhà nước..

    VI. Hiệp định sơ bộ (06-03-1946) và Tạm ước Việt-Pháp (14-09-1946)

    1. Hiệp định sơ bộ (06-03-1946)

    * Hoàn cảnh: Sang đầu năm 1946 Pháp đã cho rằng đã chiếm được toàn bộ Nam Bộ nhưxmng âm mưu của chúng là muốn chiếm cả nước ta một lần nữa do đó chúng rất muốn kéo quân ra Bắc lúc này. Tuy nhiên do Bắc lúc này phải đối mặt với một khó khăn: Có 20 vạn quân Tưởng đang ở Bắc nên chúng không thể ra Bắc lúc này.

    - Đầu năm 1946 quân Tưởng muốn rút 20 vạn quân về nước để nhằm đối phó phong trào cách mạng đang lên. Như vậy đầu năm 1946 quân Pháp thì muốn kéo quân ra Bắc, quân Tưởng thì muốn rút khỏi Miền Bắc. Trước tình hình này quân Pháp và quân đội đã có một cuộc dàn xếp với nhau kí bản hiệp ước Hoa-Pháp (28-02-1946)

    Hiệp ước Hoa-Pháp đã đặt nước ta trước hai tình huống:

    1. Đánh Pháp ngay khi chúng đặt chân lên miền Bắc.

    2. Hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng đuổi quân Tưởng về nước.

    Thực hiện chủ trương này Chính phủ ta đã kí với Pháp bản hiệp định sơ bộ ngày 06-03-1946

    * Nội dung:

    - Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do.

    - Ta đồng ý cho Pháp vào thay thế quân Tưởng, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.

    - Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ.

    * Ý nghĩa:

    - Việc ta kí với Pháp bản hiệp định sơ bộ đã thể hiện rõ thiện chí hòa bình của Đảng và Chính phủ ta. Ngay sau khi hiệp định kí được ký kết, quân Tưởng nhanh chóng rút quân về nước lúc này chúng ta chỉ có một cái thù duy nhất đó là thực dân Pháp.

    - Chúng ta có thêm một khoảng thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng, để chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến mặt chúng ta biết không thể nào tránh khỏi.

    2. Hiệp định Tạm ước (14-09-1946)

    Nhầm kéo dài trên khoảng thời gian hòa hoãn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện pháp bản tạm ước ngày 14-09-1946. Chấp nhận nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa ở Việt Nam.
     
    LieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...