Bạch chỉ là gì? Công dụng chữa bệnh của cây Bạch Chỉ

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 16 Tháng bảy 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    Bạch Chỉ là gì?

    Bạch chỉ hay còn được gọi là lan hòe, có tên khoa học Angelica Dahurica Benth chỉ hương là một loại thảo dược mọc hoang có nguồn từ Trung Quốc, Nhật Bản.. Theo các chuyên gia dược liệu, loài cây thường mọc gần bờ sông, bờ suối hoặc gần các bụi cây khác do đặc tính ưa ẩm, thích bóng râm. Có hai loại bạch chỉ gồm bạch chỉ nam và bạch chỉ tứ xuyên. Tuy nhiên do đặc tính chứa hoạt chất Angelicotoxin, một chất gây hưng phấn và có thể làm tăng huyết áp, nôn mửa, tê liệt toàn Thân nên bạch chỉ tứ xuyên không được sử dụng trong các bài thuốc.

    Bên cạnh đó loại thảo dược này còn được gọi là phương hương, bạch cự, phù ly, trạch phần. Trong một số từ điển Trung Quốc, vị thuốc này còn được gọi là hưng an bạch chỉ, vân nam ngưu phòng phong.. Dù gọi bằng tên nào đi chăng nữa thì đây vẫn là loài thảo dược thuộc họ hoa tán (Apiaceae) thường sinh trưởng ở vùng đồng bằng và đồi núi đặc biệt phát triển mạnh ở khu vực có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa.

    [​IMG]

    Đặc điểm của cây Bạch Chỉ

    - Là loài cây thân thảo sống lâu năm, cây có chiều cao trung bình từ 1 2, 5m. Thân cây mậpvà rỗng bên trong, đường kính khoảng 2 – 3cm, có màu tím hồng hoặc xanh lục tía. Phần thân trên có lông tơ ngắn phần thân dưới nhẵn. Lá to cuống dài, xẻ lông chim, thùy hình trứng, mép có răng cưa, đường gân phía trên mặt lá bao phủ lớp lông tơ mềm, lá dài khoảng 2 – 6cm, rộng 1 – 3cm.

    - Hoa mọc thành cụm ở đầu cành hoặc kẽ lá có cuống chung dài 4 – 8cm, có hình tán kép. Hoa có màu trắng, cánh hoa có khía, hình trứng ngược. Hoa thường nở vào thời điểm tháng 7 – 8 hàng năm. Quả bế đôi dẹt, hơi tròn hoặc hình bầu dục chiều dài khoảng 6mm.


    - Rễ có mùi thơm dịu nhẹ, bên ngoài có màu nâu nhạt hoặc hơi vàng, hình trụ, phần bên trong có màu trắng ngà, chất bột, ruột giữa mềm, không xơ.

    Khu vực phân bố

    Theo tài liệu ghi chép lại, cây Bạch chỉ ưa mọc ở bìa rừng, những nói có độ cao 500 – 1000m so vơi mực nước biển. Tuy nhiên, cây còn phát triển mạnh ở những khu vực ven bờ suối, những vùng thung lũng hoặc đồng cỏ. Cây được tìm thấy nhiều ở Triều Tiên, Nhật Bản, Đông Siberi, các tỉnh nằm phía đông Trung Quốc. Cây Bạch chỉ còn sinh trưởng phát triển tốt ở khu vực miền Bắc như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Lào Cai, Ninh Bình, Hải Dương..


    [​IMG]

    Thu hái, chế biến

    Phần dược liệu của cây chủ yếu là phần rễ của cây. Dược liệu được thu hoạch lúc trời kho ráo vào mùa thu. Những cây được thu khoạch có thời gian khoảng 10 tháng tuổi trở lên, khi lá bắt đầu vàng úa và chưa kết hạt. Sau khi đem về rửa sạch, cắt bỏ phần thân và các rẽ con.

    Để sơ chế dược liệu bảo quản được nhanh nhất, ta thường áp dụng những cách sau: Cho dược liệu vào vại chứa vôi, đậy kín và ủ trong 7 ngày. Đến khi rễ mềm thì lấy ra phơi nắng hoặc đem sấy. Sau đó dùng dao cạo sạch bỏ lớp vỏ bên ngoài, cho vào túi nilong dùng dần Dược liệu sau khi rửa sạch rồi cho vào lò xông với lưu huỳnh làm 2 lần, thời gian xông là một ngày một đêm khi dược liệu đã mềm và độ ẩm đạt dưới 13%. Sau đó lấy ra phơi khô.


    Thành phần hóa học

    Theo nghiên cứu của các nhà khao học, thành phần chủ yếu trong vị thuốc này là tinh dầu, Scopetin, Angelic acid, Marmezin, Phelloterin, Oxypeucedanin, Hydrocarotin, Angelic acid, Isoimperatorin.. Hơn nữa trong còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, hydrocarbon và các hợp chất Lacton vòng lớn giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị đau đầu, viêm nhiễm các bệnh về mụn nhọt..

    [​IMG]

    Lợi ích của cây Bạch chỉ với sức khỏe

    Trong y học cổ truyền


    - Giúp hoạt lạc, bổ huyết, chỉ thống, bài nùng, sinh cơ.

    - Trị đau răng, xoang mũi, tiểu ra máu, táo bón.

    - Chữa lành vết thương do đâm chém hoặc giải độc cho rắn cắn

    - Thường dùng để chủ trị vú sưng, lở ngứa, mụn nhọt, trĩ lậu, mắt đỏ.


    - Trị nôn mửa, chóng mặt, phong tà, ngứa mắt rất tốt cho người bệnh.

    - Giúp làm sáng mắt, trị phong tà, cầm máu do băng huyết ở phụ nữ hiệu quả.

    - Trị đau bụng do hàn khí, ngứa da do lạnh, cơ thể phong thấp, ứ trệ..

    Theo y học hiện đại

    - Tác dụng kháng khuẩn

    - Tác dụng giảm đau

    - Tác dụng chống viêm

    - Tác dụng hưng phấn thần kinh

    - Thư giãn đầu óc

    - Tác dụng với tai mũi họng


    [​IMG]

    Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc Bạch chỉ

    - Nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi sử dụng để được chỉ định liều lượng phù hợp với cơ địa.


    - Phụ nữ mang thai, trẻ em cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng bạch chỉ.

    - Không nên dùng cùng các loại thuốc kháng sinh

    - Không nên sử dụng dược liệu quá nhiều trong một thời gian dài.

    - Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể.

    - Từ bỏ thói quen xấu như thức khuya, sử dụng chất kích thích..

    - Luyện tập thể thao mỗi ngày để tăng cường thể lực, sức khỏe.


    - Nếu dùng thảo dược nhiều ngày mà không hiệu quả hoặc cơ thể có xuất hiện biểu hiện lạ cần ngưng sử dụng và đến thăm khám tại các cơ sở y tế.

    [​IMG]

    Một số bài thuốc Đông y (thuốc bắc) từ cây Bạch chỉ

    Bài thuốc trị đau đầu, hỗ trợ các bệnh về mắt.

    Cách thực hiện

    - Chuẩn bị một số dược liệu: Bạch chỉ 16g, Ô đầu (sống) 4g.

    - Rửa sạch và phơi khô chúng

    - Sáu đó nghiền nát thành bột.

    - Hãy pha bột với nước uống mỗi ngày.

    - Sau từ 3 – 5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay


    Bài thuốc thương hàn, cảm cúm, sốt

    Nếu bị cảm cúm thông thường thì bạn có thể áp dụng bài thuốc đơn giản này.

    Cách thực hiện như sau:

    - Sử dụng các thảo dược như: Bạch chỉ, cam thảo (sống), gừng 3 lát, táo 1 trái, hành, đậu xị 50 hạt.

    - Đem các hỗn hợp trộn đều và sắc với 300ml nước.

    - Mang ra uống mỗi ngày để đạt được kết quả cao nhất.

    - Với trường hợp trẻ em bị sốt bố mẹ nên lấy bạch chỉ nấu rồi lấy nước tắm, xông hơi để cho ra mồ hôi vô cùng tốt


    Khuyến cáo: Người bệnh không tự ý áp dụng, sử dụng các bài thuốc trên khi chưa hỏi ý kiến thầy thuốc để tránh hậu quả không mong muốn. Các bài thuốc trên chỉ dành để tham khảo cho nhân viên y tế, những người có chuyên môn.

    (Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng bảy 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...