Bạch cầu là gì?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 4 Tháng bảy 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    Bạch cầu là gì? Phân loại bạch cầu

    Bạch cầu là thành phần quan trọng của máu, có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Các tế bào bạch cầu sẽ thực bào các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất truyền tin hóa học, các enzym.. Bạch cầu có nguồn gốc từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau nhưng đều thống nhất trong nhiệm vụ chung là bảo vệ cơ thể.

    [​IMG]

    Có nhiều loại bạch cầu khác nhau và đảm nhận những chức năng khác nhau nhưng đều chung một mục tiêu là bảo vệ cơ thể. Dựa vào hình dáng của nhân và sự có mặt hoặc không có mặt của các hạt bào tương trong tế bào, các hạt này chủ yếu là các tiêu thể (lysosome), mà người ta phân loại ra các loại bạch cầu:

    Bạch cầu hạt

    Bạch cầu hạt là bạch cầu chứa những hạt lớn trong bào tương

    + Bạch cầu trung tính: Chiếm phần lớn các tế bào bạch cầu trong cơ thể,

    + Bạch cầu ưa kiềm: Chiếm ít hơn 1% tế bào bạch cầu trong cơ thể và thường tăng số lượng sau một phản ứng dị ứng.

    + Bạch cầu toan ái


    Tế bào lympho

    + Tế bào lympho B

    + Tế bào lympho T


    Bạch cầu không hạt

    Các tế bào bạch cầu này chỉ chiếm khoảng 2 – 8% tổng số tế bào bạch cầu trong cơ thể

    Bạch cầu Mono


    [​IMG]

    Nhiệm vụ của bạch cầu

    Mỗi loại bạch cầu có một cấu trúc gắn liền với tính năng và nhiệm vụ khác nhau:

    + Bạch cầu hạt trung tính: Tạo ra hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn sinh mủ do bạch cầu trung tính có khả năng vận động và thực bào rất mạnh.

    + Bạch cầu hạt toan ái: Chức năng chủ yếu là khử độc các protein và các chất lạ do trong các lysosome chứa các enzyme như oxidase, peroxidase và phosphatase.

    + Bạch cầu hạt ưa kiềm: Là loại ít gặp nhất trong các loại bạch cầu, đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.

    + Bạch cầu lympho T: Bạch cầu Lympho T sau khi được hoạt hóa sẽ tấn công các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bằng cách tấn công trực tiếp hoặc giải phóng một chất gọi là lymphokin. Lymphokin sẽ thu hút bạch cầu hạt đến xâm nhập, tấn công kháng nguyên.

    + Bạch cầu lympho B: Có vai trò sản xuất ra kháng thể.

    + Bạch cầu không hạt: Tế bào bạch cầu này xuất hiện khi cơ thể chống lại nhiễm trùng mãn tính, chúng sẽ phá hủy các tế bào gây nhiễm trùng

    + Bạch cầu mono: Có kích thước lớn, tại mô liên kết của các cơ quan sẽ phát triển thành các đại thực bào. Các đại thực bào này sẽ ăn các phân tử các phân tử có kích thước lớn, các mô hoại tử, do đó có tác dụng dọn sạch các vùng mô tổn thương. Bên cạnh đó, bạch cầu mono còn đóng vai trò quan trọng trong khởi động quá trình sản xuất kháng thể.


    Chỉ số WBC

    Chỉ số Wbc (White Blood Cell) là chỉ số thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích máu.

    Mức độ bình thường của bạch cầu

    - 13000 – 38000/ mm3 ở Trẻ sơ sinh

    - 5000 – 20000/ mm3 ở Trẻ 2 tuần tuổi

    - 4500 – 11000/ mm3 ở Người trưởng thành

    - 5800 – 13200/mm3 ở Thai phụ vào thời kì tam cá nguyệt thứ 3

    Số lượng bạch cầu cao

    Số lượng bạch cầu cao có thể do các nguyên nhân sau:

    - Phản ứng dị ứng của cơ thể như cơn hen

    - Những nguyên nhân khiến tế bào chết như bỏng, đau tim và chấn thương

    - Các thủ thuật, phẫu thuật khiến tế bào chết cũng có thể gây ra số lượng bạch cầu cao.


    - Bệnh bạch cầu

    - Nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng


    - Tình trạng viêm: Viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, viêm mạch máu

    Cách bệnh liên quan đến Bạch cầu

    [​IMG]

    Bệnh bạch cầu tủy cấp tính

    Bệnh bạch cầu tủy cấp tính phổ biến ở người lớn hơn trẻ em, đặc biệt là ở nam giới. Bệnh tiến triển nhanh và các triệu chứng gồm sốt, khó thở, đau khớp. Ngoài ra, các yếu tố môi trường (nhiễm bức xạ, hóa chất) có thể kích hoạt bệnh.

    Phương pháp chính điều trị dạng bệnh này là hóa trị. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị ghép tủy xương.

    Bệnh bạch cầu tủy mạn tính

    Tương tự như dòng tủy cấp tính, bệnh bạch cầu tủy mạn tính chỉ ảnh hưởng chủ yếu ở người lớn. Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ung thư của Hoa Kỳ, tỷ lệ sống 5 năm ở những người bệnh này là 65, 1%.

    Tuy nhiên, nhiều người bệnh có đột biến gene đáp ứng với liệu pháp điều trị ung thư nhắm mục tiêu, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên tới 90%.

    Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

    Các nhóm nhỏ của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho gồm:

    + Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho B

    + Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T

    + Bệnh lymphoma Burkitt

    + Bệnh bạch cầu cấp chưa phân hóa

    Đây là bệnh bạch cầu ở trẻ nhỏ phổ biến nhất. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt ở những người trên 65 tuổi. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở trẻ nhỏ cao hơn người lớn, trên 85%.

    Bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính

    Loại này phổ biến nhất ở những người trên 55 tuổi, nhưng người trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở nam giới và hiếm khi ảnh hưởng đến trẻ em. Người bệnh có tỷ lệ 85% sống sót sau 5 năm được chẩn đoán.


    (Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn, có chỉnh sửa)
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...