Bá Nhạc là ai?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi nntc6761, 22 Tháng bảy 2021.

  1. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158

    Bá Nhạc là gì?


    Theo truyền thuyết Trung Hoa, Bá Nhạc (hay Bá Lạc) nguyên là tên của một vị Thần cai ngựa trên Thiên đình.

    Vào đời nhà Chu, thời Xuân Thu (Xuân Thu là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ năm 771 đến 476 TCN trong lịch sử Trung Quốc), có một người tên là Tôn Dương. Người này là bậc thầy am hiểu về ngựa. Qua vóc dáng, ngoại hình của chúng, ông có thể biết được con nào là Thiên Lý mã - loài ngựa có sức khỏe dẻo dai, chạy xa vạn dặm. Vì vậy nên người đời nể phục gọi ông là Bá Nhạc.

    [​IMG]

    Đặc biệt, nhắc tới Bá Nhạc nghĩa là hàm ý nhắc tới một người có thể nhận ra tài năng của người khác hoặc là một người trao cơ hội cho người khác thể hiện bản lĩnh, một người không chỉ nhìn mọi thứ với vẻ bề ngoài. Bởi vậy, trong văn học và trong cuộc sống vẫn thường dùng hai chữ Bá Nhạc để thay cho hàm nghĩa trên, như trong chương 96 của truyện Xuyên Không - [Edit]Ái Phi Của Trẫm Chỉ Muốn Ăn Dưa - Diên Kì hoặc chương cuối của truyện Đam Mỹ - [Convert] Giao Dịch Trọn Đời - Thiểm Linh

    Còn 2 điển tích dưới đây sẽ giải đáp lý do vì sao mà hai chữ Bá Nhạc lại có nhiều ý nghĩa như vậy:

    Trong cuốn "Hàn Thi Ngoại Truyện", một cuốn sách sưu tầm 360 mẩu chuyện và thơ trong thời Tây Hán, được viết bởi Hàn Anh, một học giả đời vua Văn Đế, có ghi lại một câu chuyện về Bá Nhạc. Chuyện rằng Chu Vương muốn tìm một con Thiên Lý mã để cưỡi, nghe tiếng Bá Nhạc trong dân gian đã lâu, bèn cho người gọi đến nhờ tìm. Trên đường tìm kiếm, Bá Nhạc nhìn thấy một con ngựa đang thồ một xe chở muối đi lên dốc. Con ngựa cố kéo chiếc xe, khiến mồ hôi tứa ra ướt đẫm, còn đuôi nó thì cụp hẳn xuống. Tuy nhiên, Bá Nhạc lại thấy con ngựa này thật đặc biệt, bèn đến gần, rồi dùng áo của mình để lau mồ hôi cho nó. Chú ngựa hí thật lớn, đôi mắt mở to, như thể muốn nói với ông điều gì. Từ tiếng ngựa hí, Bá Nhạc nhận ra rằng đây là một con bảo mã. Bá Nhạc mua lại con ngựa và lập tức đem về cho Chu Vương. Tuy nhiên, nhìn thấy bộ dạng gầy gò của chú ngựa, nhà vua có ý hơi nghi ngờ. Bá Nhạc khẳng định đây chính là giống thiên lý mã mà nhà vua cần tìm, và nó sẽ hồi phục sức lực trong vòng nửa tháng nếu được chăm sóc đầy đủ. Quả đúng như lời Bá Nhạc, con ngựa hồi sức rất nhanh và có thể đi ngàn dặm mỗi ngày. Sau này, chú bảo mã này đã lập được nhiều chiến công.

    Khi Bá Nhạc muốn xin cáo lão về quê, không tiếp tục làm người xem tướng ngựa cho Tần Mục công nữa, ông đã giới thiệu cho vua một người kế nhiệm: "Tôi có người bạn, anh ấy là người dắt ngựa cho tôi, tên Cửu Phương Hạo. Hạo xem tướng ngựa chẳng kém gì tôi. Ngài có thể chọn anh ấy mà thay tôi vậy."

    Vua hạ lệnh cho Hạo đem theo một nhóm người đi khắp nơi tìm ngựa hay. Trải qua mấy tháng vất vả tìm kiếm, cuối cùng cũng gặp được một con ngựa quý, Cửu Phương Hạo mừng rỡ báo tin về.

    Vua hỏi: "Ngựa ở đâu rồi?"

    Đáp rằng: "Ở Sa Khâu."

    Vua lại hỏi: "Ngựa như thế nào?"

    Đáp rằng: "Ngựa cái, da và lông màu vàng."

    Vua cho người đi dắt ngựa về. Người hầu bẩm lên: Không phải ngựa cái, cũng chẳng có lông vàng, chỉ là con ngựa màu đen tuyền bình thường. Vua cau mặt gọi Bá Nhạc đến trách: "Ngươi nói Hạo xem ngựa không kém gì ngươi, nay đến màu sắc, đực cái còn chẳng nhận rõ, chẳng hóa ra ngươi lừa ta ư?"

    Bá Nhạc bị trách, chỉ thở dài nói rằng: "Đại vương, ngài sai rồi! Cửu Phương Hạo hơn tôi là chính ở điểm này, bản lĩnh của anh ta do bẩm sinh mà có, không phải thông qua học hỏi, tìm tòi như tôi. Anh ta nhìn thấy sự tinh nhanh của con ngựa mà quên đi dáng vẻ tầm thường: Chú ý cái khí chất bên trong của con ngựa mà quên cả màu sắc, hình dáng bên ngoài. Nhìn cái đáng nhìn, thấy cái đáng thấy, không phải như người thường chỉ biết cái vẻ ngoài đơn giản. Nếu Đại vương không tin, xin tự xem thì biết."

    Vua bèn cho người dắt ngựa đến kiểm tra, quả nhiên là một con ngựa tốt. Về sau, Tần Mục công cưỡi con ngựa này rong ruổi khắp biên ải, lập nên cơ nghiệp danh vang thiên hạ.

    * * *

    Mở rộng: "Bá Nhạc" của văn đàn
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng một 2023
  2. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    "Bá Nhạc" của văn đàn

    Thời Bắc Tống, Âu Dương Tu có tài văn chương đệ nhất thiên hạ. Không chỉ là bậc thầy văn chương của thời đại, Âu Dương Tu còn có tấm lòng độ lượng, ông không đố kỵ với người hiền tài mà luôn biết tán thưởng ủng hộ những hậu sinh có thực tài thực học, tận lực giúp đỡ, tiến cử, giúp vô số thanh niên tài năng nhưng vô danh trở nên xuất chúng, được hậu thế gọi là "Bá Nhạc của văn đàn".

    Trong 8 đại văn hào thời Đường Tống thì đời Tống có 5 người, đều là môn hạ của ông, hơn nữa đều xuất thân hàn vi, nhờ ông dìu dắt mà vang danh thiên hạ.

    "Tống sử – Âu Dương Tu truyền" đã viết Âu Dương Tu là người "biết nhìn ra tài năng trong những người bình thường, dìu dắt và tiến cử khiến họ trở thành người có danh tiếng lừng lẫy", gọi ông là "Bá Nhạc của văn đàn" cũng không phải quá lời.

    Theo ghi chép của Diệp Mộng Đắc trong "Tị thử lục thoại", năm Gia Hựu (1056), Tô Tuần, 48 tuổi, đi gặp Tri châu Ích Châu là Trương Phương Bình để mong được tiến cử. Nhưng Trương Phương Bình cảm thấy chức vị mình nhỏ nên lời nói không có sức nặng, bèn viết một lá thư tiến cử rồi đưa cho Tô Tuần đến kinh thành bái kiến học sĩ Âu Dương Tu.

    Đương Thời, Âu Dương Tu và Trương Phương Bình vì khác quan điểm nên không qua lại với nhau, nhưng sau khi Âu Dương Tu xem qua tài văn của Tô Tuần, ông đã không vì chuyện người tiến cử là kẻ đối đầu với mình mà thờ ơ, ngược lại còn khen ngợi Tô Tuần rồi lập tức dâng thư tiến cử Tô Tuần lên vua Tống Nhân Tông. Sau đó Tô Tuần đã nổi danh khắp kinh thành.
     
    Ưu Đàm Thanh TiLieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...