Áp dụng nguyên tắc tự do biển cả tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi con mèo tháng 11, 18 Tháng năm 2022.

  1. con mèo tháng 11

    Bài viết:
    12
    Phần tiếp theo

    Bài làm cá nhân có tham khảo nguồn

    Mong các bạn góp ý

    Mình xin cảm ơn

    I. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC TỰ DO BIỂN CẢ .

    1. Thực tiễn áp dụng trên thế giới:

    Nguyên tắc này đã được đa số các quốc gia thừa nhận và chủ động tuân thủ một các nghiêm ngặt. Chủ yếu áp dụng trên các phương diện sau:

    - Các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trên vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển, bao gồm:

    + Các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các quyền của quốc gia ven biển trong việc đánh bắt cá và bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật, đặc biệt là nguồn tài nguyên cá ở vùng đặc quyền kinh tế, kể cả việc bắt giữ tàu thuyền vi phạm các quy định về đánh bắt cá của quốc gia ven biển;

    + Các tranh chấp liên quan đến quyền tự do hàng hải, tự do lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm ở các vùng đặc quyền

    + Các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường biển;

    + Các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại, việc thực hiện tập trận ở vùng đặc quyền kinh tế;

    + Các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các quy định về nghiên cứu khoa học biển..

    - Các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trên vùng biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia.

    - Các tranh chấp liên quan tới các hoạt động ở khu vực vùng, khu vực đáy biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia.

    2. Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam.

    1 Cơ sở pháp lý

    Là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài trên 3260 km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có nhiều lợi ích gắn liền với biển.

    Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) (27/7/1994 - 27/7/2019) và đã có nhiều nỗ lực trong việc thực thi Công ước; luôn đề cao tôn chỉ và mục tiêu của Công ước, đồng thời có những hành động thiết thực đóng góp vào việc thực hiện Công ước đặc biệt là đối với nguyên tắc "Tự do biển cả".

    Từ trước khi Công ước Luật Biển 1982 ra đời, Việt Nam đã tích cực vận dụng các quy định liên quan của pháp luật quốc tế để xây dựng các văn bản pháp luật trong nước về biển.

    Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, yêu cầu các nước tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.

    Đồng thời, Nghị quyết còn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến vấn đề Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982. Trong bối cảnh tranh chấp phức tạp hiện nay ở Biển Đông, việc tôn trọng và tuân thủ đầy đủ Công ước Luật Biển 1982 càng có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực.

    1.1 Vụ việc Trung Quốc sửa đổi bổ sung Luật An toàn giao thông hàng hải.

    Trong Luật an toàn giao thông hàng hải sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/9/2021 Trung Quốc yêu cầu tàu nước ngoài "báo cáo thông tin chi tiết" về tàu và hàng hóa cho các cơ quan quản lý Trung Quốc bất cứ khi nào đi vào vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố là "lãnh hải" của mình.

    Theo đó, người điều khiển tàu ngầm, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ và tàu chở dầu, hóa chất, khí hỏa lỏng cùng các chất độc hại và các tàu "có thể gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải Trung Quốc", phải khai báo thông tin chi tiết khi họ đến lãnh hải Trung Quốc. Quy định nêu rõ các tàu phải khai báo danh tính, số hiệu, vị trí tàu, địa điểm và ngày giờ khởi hành, địa điểm sắp đến tiếp theo và ngày giờ dự kiến đến, số điện thoại vệ tinh, tên hàng hóa nguy hiểm và số lượng cụ thể.

    Chuyên gia Aristyo Rizka Darmawan của Trường Đại học Indonesia cho rằng, luật mới được Trung Quốc ban bố một cách vội vàng, có thể vi phạm "quyền đi lại không gây hại" được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 (nguồn: Việc Trung Quốc đòi kiểm soát đi lại ở Biển Đông gây ra nguy cơ tiềm ẩn- Trang thông tin điện tử Đài tiếng nói Việt Nam VOV)

    Đi lại vô hại ở đây được hiểu là tàu thuyền của các quốc gia khác có quyền đi ngang qua lãnh hải của quốc gia ven biển mà không vào nội thuỷ, không đậu lại tại các công trình cảng hay một vũng tàu ở bên ngoài nội thủy. Việc đi qua này phải được tiến hành liên tục, nhanh chóng và "không phương hại đến hòa bình, trật tự hoặc an ninh của các quốc gia ven biển". Nếu một tàu, thuyền nước ngoài đang thực hiện việc di chuyển không gây hại, các quốc gia ven biển sẽ không được phép cản trở, trừ khi chiếc tàu đó vi phạm quy tắc thông qua những hành động như đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền chính trị độc lập của nước sở tại.

    - Kết luận:

    Điều quan trọng là sự vi phạm phải xảy ra bên trong lãnh hải của một nước, trong khi đó, Trung Quốc lại đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông trong đó có Việt Nam thông qua yêu sách "đường chín đoạn" hay còn gọi "đường lưỡi bò" và yêu sách phi pháp này đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ vào năm 2016. Theo đó, Trung Quốc đã xâm phạm đến chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đối với vùng biển và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền cùa Việt Nam. Yêu sách đã vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc tự do biển cả trên tinh thần của Công ướcLiên hợp quốvc về Luật biển năm 1982

    1.2 Vụ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông .

    Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông (China building Artificial island in South China Sea) (nguồn: Trung Quốc xây dưng đảo nhân tạo ở Biển Đông - Bách khoa toàn thư Wikipedia)

    Là vụ việc Trung Quốc thực hiện các việc xây dựng và mở rộng diện tích sử dụng trên các đảo hiện có tranh chấp ở Biển Đông. Năm 2014, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tiến hành cải tạo với quy mô lớn các thực thể là bãi đá ngầm đang do nước này chiếm hữu, thuộc quần đảo Trường Sa - khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia khác (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei), thành các đảo nhân tạo với diện tích lớn ngang cấp độ các đảo tự nhiên lớn nhất ở quần đảo Trường Sa. Điều 60 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 phủ nhận quy chế cho các đảo nhân tạo (Artificial islands) như sau: "Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.

    Đầu tháng 3 năm 2015, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo mở rộng diện tích quy mô lớn 6 bãi đá ngầm của quần đảo (là đá Chữ Thập, Ga Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn), trong tổng số 7 đá do nước này kiểm soát ở quần đảo này, thành các đảo nhân tạo. Cả sáu đảo nhân tạo này cùng một đá còn lại (đá Xu Bi) là 7 đá mà Trung Quốc kiểm soát, vốn trước năm 1988 là các đá và đá ngầm tự nhiên nhỏ bé, mà Trung Quốc chiếm hữu vào các năm 1988 - 1995, trong đó có những đá chiếm hữu bằng vũ lực từ tay hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa 1988 (đá Gạc Ma), và đều đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với 3 quốc gia khác (Philippines, Đài Loan, Việt Nam). Đến tháng 2 năm 2015 hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đang tiếp tục được mở rộng sang cả khu vực bãi đá ngầm Xu Bi.

    - Kết luận.

    Trung Quốc đã vi phạm quy định tại Điều 60 của công ước, vi phạm nguyên tắc tự do biển cả. Các đảo nhận tạo được pháp luật quốc tế thừa nhận khi được xây dựng hợp pháp phù hợp với các quy định đã đặt ra. Điều tiên quyết là các công trình này cần được xây dựng trên phần lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia đó và không gây ảnh hưởng đến quyền tự do biển cả mà cụ thể là tự do hàng hải trong vụ việc này. Trung Quốc đã tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo trong khu vực bằng việc dùng vũ lực chiếm đóng các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    1.3 Vụ việc Trung Quốc cắm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam

    Trung Quốc đưa tin Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông bắt đầu từ ngày 1-5 đến 16-9. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Đây là hành động đơn phương, phi lý của phía Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quyền và lợi ích của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

    Ngoài ra, lệnh này còn vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và các văn bản pháp lý liên quan, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

    - Kết luận.

    Trung Quốc không có thẩm quyền ban bố lệnh cấm khi công dân, pháp nhân.. thực hiện quyền tự do khai thác đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia của họ. Và ngược lại Trung Quốc không có quyền ban bố lệnh cấm đối với vùng biển không thuộc chủ quyền của mình mà thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tự do biển cả là nguyên tắc được đa số cộng đồng quốc tế thừa nhận nó là khung pháp lý tạo nên sự công bằng về quyền của mỗi quốc gia đối với tài sản chung của nhân loại.

    1.4 Chủ trương của Việt Nam đối với Trung Quốc.

    - Kiên trì và kiên định lập trường nhất quán giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

    Trong quá trình tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho các vấn đề tranh chấp trên biển Đông, các bên liên quan có nghĩa vụ kiềm chế, không có thêm hành động đơn phương gây căng thẳng, làm phức tạp tình hình, cùng nỗ lực duy trì hòa bình ổn định, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, tuân thủ nghiêm túc Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.

    Trong đó có 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, thực hiện hiệu quả và đẩy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC-2002) (nguồn 12 Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông còn gọi là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (tiếng Anh: Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea), viết tắt là DOC, là một văn kiện được các nước ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) và Trung Quốc ký kết ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

    Và Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề biển Đông (2012)

    (nguồn: Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề biển Biển Đông

    1. Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) (2002).

    2. Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC (2011).

    3. Sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

    4. Tôn trọng hoàn toàn các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

    5. Tất cả các bên tiếp tục kiềm chế và không sử dụng vũ lực

    6. Giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC).

    - Việt Nam tích cực chủ động thúc đẩy đàm phán với các nước láng giềng về các vấn đề trên biển.

    Trong giải quyết vấn đề biển đảo với Trung Quốc, Việt Nam kiên trì thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc ký tháng 10 năm 2011, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

    - Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở biển Đông

    Kiên trì đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.

    Công khai hóa, minh bạch hóa vấn đề tranh chấp biển Đông, phản đối và kiên quyết bác bỏ yêu sách" đường chín đoạn "của Trung Quốc ở biển Đông vì đây là yêu sách hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc là quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ.

    Mặt khác, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên liên quan tiến hành hợp tác cùng phát triển ở những khu vực thực sự có tranh chấp phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Việt Nam sẽ nổ lực cùng các bên liên quan thúc đẩy hợp tác an toàn biển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống tội phạm trên biển nhằm góp phần xây dựng lòng tin vì hòa bình thịnh vượng chung của khu vực và thế giới tuân thủ nghiêm nguyên tắc tự do biển cả theo tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

    - Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không và nỗ lực cùng các bên liên quan bảo đảm tự do, an ninh an toàn hàng hải và hàng không cho phương tiện của các nước qua lại biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Đồng thời hoan nghênh nỗ lực và đóng góp của tất cả các nước vào việc duy trì hòa bình ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông, bảo đảm tính thống nhất và toàn cầu của Công ước Luật biển năm 1982. Chủ trương của Việt Nam về vụ kiện trọng tài biển Đông và việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông là rõ ràng và nhất quán.

    - Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tập trận, không xâm phạm chủ quyền .

    Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế." Việc Trung Quốc tập trận tại quần đảo Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần trong Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình và không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc với ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), việc duy trì hòa bình và hợp tác ở Biển Đông "14 (nguồn: Trích Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 5/8/2021)

    - Chủ động minh bạch công khai đưa ra các bằng chứng cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .

    (nguồn: Chiến lược bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa của Vua chúa Việt - Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Cà Mau)

    Từ thời kỳ phong kiến đến giai đoạn hiện nay chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thừa nhận hợp pháp. Cụ thể:

    Vua Lê Thánh Tông khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa qua bản đồ

    Bộ Hồng Đức Bản Đồ được hoàn thành vào cuối năm 1469, được bổ sung nhiều lần về sau, gồm bản đồ cả nước và các địa phương, trong đó có các vùng biển, đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã ghi lại khá toàn diện hình ảnh của quốc gia Đại Việt ở cuối thế kỷ XV.

    Các chúa Nguyễn kiểm soát Hoàng Sa, Trường Sa bằng đội" Hoàng Sa "và" Bắc Hải "

    Theo nhiều cứ liệu lịch sử, vào thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1558 - 1783), người Việt đã thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách liên tục, hòa bình thông qua hoạt động của các đội" Hoàng Sa "và" Bắc Hải ". Như vậy, với sự có mặt của các đội" Hoàng Sa "," Bắc Hải "do Nhà nước thành lập, duy trì hoạt động có thể khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ của Việt Nam.

    Vương triều Tây Sơn củng cố chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa .

    Tiếp nối thời các chúa Nguyễn, dưới thời Tây Sơn, việc bảo vệ và khai thác các vùng đảo, quần đảo xa bờ vẫn được tiến hành thường xuyên. Sau 4 năm dựng cờ khởi nghĩa (1771) kiểm soát từ Quảng Ngãi tới Bình Thuận (trên danh nghĩa vẫn thuộc triều Lê), chính quyền Tây Sơn đã khôi phục đội Hoàng Sa để khai thác nguồn tài nguyên phong phú và làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Vua Gia Long lần đầu tiên cho xem xét và đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa

    Ngay sau khi lên ngôi hoàng đế, vào năm 1803, vua Gia Long đã cho lập lại đội Hoàng Sa, một lực lượng thực thi chủ quyền đặc biệt hiệu quả đã có từ thời các chúa Nguyễn. Dưới thời Gia Long, đội Hoàng Sa còn đảm trách thêm một nhiệm vụ đặc biệt là xem xét, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ vùng quần đảo Hoàng Sa và do thám, canh giữ ngoài biển, trình báo về bọn cướp biển..

    Vua Minh Mạng lập khu Vạn lý Hoàng Sa, tăng cường sức mạnh hải quân

    Đến thời Minh Mạng trị vì, nước ta trở thành một quốc gia cường thịnh, các nước lân bang đều nể phục, các nước phương Tây xa xôi cũng nhiều lần đến xin thông hiếu. Với sức mạnh và vị thế đó, Minh Mạng đã cho lực lượng thủy quân của mình tiếp tục quản lý, khẳng định chủ quyền một cách rõ ràng trên các hải đảo, nhất là tại các khu Vạn lý Hoàng Sa (tên gọi chung và phổ biến trước đây về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).

    A. KẾT THÚC

    Nguyên tắc Tự do biển cả là nguyên tắc cổ điển và cơ bản của luật quốc tế. Nguyên tắc này được phát triển từ học thuyết Tự do biển cả của Hugo Grotius (người Hà Lan) đã phát triển trong tác phẩm" Biển mở – Mare Liberum "năm 1609. Đến năm 1982, học thuyết này đã được cụ thể hóa thông qua Điều 87 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

    Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 Biển cả là được để ngỏ cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển, điều này có nghĩa là các quốc gia có những quyền tự do trong sử dụng biển cũng như hưởng lợi ích từ biển cả. Gồm các quyền:

    Tự do hàng hải; Tự do hàng không ;

    Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ Phần VI; Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI;

    Tự do đánh bắt hải sản trong các điều đã được nêu ở Mục 2;

    Tự do nghiên cứu khoa học với các điều kiện tuân thủ các Phần VI và VII. Các quốc gia có thể tự do trên biển cả, tuy nhiên việc tự do này được thực hiện trong khuôn khổ quy định của Luật biển quốc tế chứ không phải là sự tự do không có hạn chế hoặc tùy tiện sử dụng biển cả.

    Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ động tuân thủ và thực hiện đúng nguyên tắc" Tự do biển cả"theo tinh thần của Công ước vầ Luật Biển năm 1982.

    Trong việc ứng xử trong vùng biển quốc tế cũng như biển Đông Việt Nam chủ trương giải quyết các vấn đề bằng đàm phán, thương lượng hòa bình. Ủng hộ việc tuân tủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng biện pháp hòa bình phù hợp với các quy định và thủ tục của Công ước, kể cả các thủ tục pháp lý được quy định tại Phần XV của Công ước. Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử minh bạch cho chủ quyền của mình. Cụ thể nhất chủ quyền hai quần đảo này đã thuộc về Việt Nam từ thời kỳ nhà Nguyễn (Nguồn: Chỉ thị của Thái phó Tổng lý quản binh dân chư vụ thượng tướng công nhà Tây Sơn ngày 14-2 năm Thái Đức thứ 9 (1786) với nội dung sai Cai đội Hoàng Sa cưỡi 04 thuyền câu vượt biển thẳng đến Hoàng Sa cùng các sứ cù lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba chở về kinh, tập

    Trung nộp theo lệ. - TẠP CHÍ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN)

    Pháp luật Biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp và thống nhất với Công ước 1982 cụ thể là Luật Biển Việt Nam 2012.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...