Cảm Nhận Thơ Ánh Trăng - Nguyễn Duy

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Huyền Dạ, 3 Tháng mười 2020.

  1. Huyền Dạ

    Bài viết:
    279
    [​IMG]

    Trăng với ánh sáng sịu hiền và chu kì tròn khuyết lạ lùng luôn là nguồn thi hứng đối với các nhà thơ. M ỗi người lại có một cách cảm nhận về trăng. Ánh trăng của tiên nhân Lí Bạch là ánh trăng của nỗi nhớ quê nhà, ánh trăng của Hàn Mạc Tử là ánh trăng lả lướt, ánh trăng của Hồ Chủ Tịch là trăng của tình bạn tri âm tri kỉ. Còn đối với Nguyễn Duy, ánh trăng là ánh trăng của những tiếc nuối, những kỉ niệm tìm về quá khứ và nỗi ân hận vì đã lỡ quên đi quá khứ nghĩa tình. Nguyễn Duy sinh năm 1948, là người con của mảnh đất Thanh Hóa. Năm 1966, ông nhập ngũ. Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ "Ánh trăng" được viết năm 1978, 3 năm sau ngày đất nước được giải phóng. Ba năm sống trong hòa bình, không phải ai cũng nhớ những khó khăn, gian khổ trong quá khứ. Bài thơ như một lời tâm sự, nhắn nhủ cảu tác giả về lẽ sống nghĩa tình, chung thủy.

    Bài thơ có 5 khổ, chỉ viết hoa chữ cái đầu khổ khiến cho cả bài thơ giống như một câu chuyện được kể theo trình từ thời gian, từ hồi nhỏ đông với đồng đến "hồi chiến tranh ở rừng" và cuối cùng là "về thành phố". Trước hết vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát. Ở khổ thơ đầu tiên, vầng trăng hiện ra với đồng, sông, bể, rừng. Trước kia, nước ta vẫn chưa có điện, vào buổi tối không có một chút ánh sáng nào, tối đen như mực. Vf vậy những hôm có trăng là những hôm đẹp nhất. Trăng sóng sánh trên mặt sông, trăng triền miên, trải dài trên các bờ đê, ruộng đồng. Và lúc đó những đứa trẻ trong xóm lại rủ nhau ra bờ đê chơi, những trò chơi dân gian, những câu chuyện ông bà kể, tiếng cười vang vọng khắp xóm làng. Vầng trăng lúc đó chính là người bạn của trẻ thơ, là một kỉ niệm của tuổi thơ yên bình.

    Sau này, khi đất nước có chiến tranh, vầng trăng trở thành "vầng trăng tình nghĩa". Lên đường ra chiến trường, không có người thân, bạn bè ở bên cạnh, người kính chỉ có vầng trăng làm bạn, người lính đi trong rừng vào buổi đêm, ngửa đầu lên là thấy vầng trăng đang soi sáng lối đi cho người lính. Cho nên vầng trăng trở thành người bạn cùng nhau chia sẻ mọi tâm tư của người lính. Và người lính tự nhủ sẽ "ngỡ không bao giời quên/ cái vầng trăng tình nghĩa".

    Đến khi về thành phố, sông giữa cái tiện nghi hiện đại "quen ánh điện cửa gương" và vì thế con người dần quên đi cái vầng trăng "ngỡ không bao giờ quên" kia. Sự vô tình đến mức tàn nhẫn:

    Vầng trăng đi qua ngõ

    Như người dưng qua đường

    Trong diễn biến của câu chuyện có sự việc bất thường tạo nên bước ngoặt để từ đó nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm:

    Thình lình đèn điện tắt

    Phòng buyn-đinh tối om

    Vội bật tung cửa sổ

    Đột ngột vầng trăng tròn

    Con người có đèn điện là quên đi vầng trăng. Vầng trăng vẫn đi qua nhà người lính nhưng đối với người lính vầng trăng chỉ như người dưng qua đường mà thôi, không còn là người bạn tri kỉ khi xưa nữa rồi. Khi dèn trong phòng vụt tắt, vì quen với ánh điện, quen với ánh sáng nơi đô thị phồn hoa, nhộn nhịp, người lính không thể chịu được cảnh tối om như thế này nên đã vội vàng bật tung cửa sổ, và ánh trăng đột ngột truyền vào trong phòng, len lỏi khắp các ngõ ngách trong căn phòng tối kia. Phải bất ngờ như thế, đột ngột như thế con người mới nhận ra bao cảm xúc.

    Ngửa mặt lên nhìn mặt

    Có cái gì rưng rưng

    Như là đồng là bể

    Như là sông là rừng

    Mặt người và mặt trăng đang ngửa lên nhìn nhau, trong tư thế đối diện đàm tâm, đó là khoảnh khắc đối mặt với cố nhân. Đó là sự đối mặt giữa quá khứ và hiện tại. Không có tay bắt mặt mừng, không có cảm động rơi nước mắt mà đó là sự sâu lắng, lắng ở độ sâu cảm xúc, ở nước mắt dưới hàng mi. Khoảnh khắc đó khiến cho con người "rưng rưng" cảm xúc. Vầng trăng làm ùa dậy trong con người những hình ảnh của thiên nhiêu quá khứ. Đánh thức trong con người những kỉ niệm hồn nhiên của một thời niên thiếu, một thời gian lao chiến đấu.

    Trăng cứ tròn vành vạch

    Kể chi người vô tình

    Ánh trăng im phăng phắc

    Đủ cho ta giật mình

    Mặc cho con người vô tình, trăng cứ tròn vành vạch, đó là hình ảnh tượng trung cho quá khứ đẹp đẽ, tròn đầy. Ánh trăng im phăng phắc, hình ảnh nhân hóa đã khiến vầng trăng có cảm xúc như con người, đó là một sự im lặng bao dung mà nghiêm khắc, là sự bao dung của nhân dân đối với những người lính, nhưng đủ để cho người lính giật mình nhìn ra cái sai cảu bản thân. Ánh trăng biểu tượng cho ánh sáng chiếu rọi vào lương tâm người lính, làm sáng lên góc tối nơi con người, góc khuất nơi con người. Làm cho người lính nhân ra lỗi lầm của bản thân, cái giật mình hướng thiện. Lời thơ là một lời nhắc nhở chúng ta không được quên đi quá khứ ngiã tình, quên đi trách nhiệm với quá khứ, lấy quá khứ là điểm tựa để soi vào hiện tại, tương lai.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...