Anh em nhà Wright - Hai nhà phát minh vĩ đại

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Blog06, 19 Tháng mười hai 2022.

  1. Blog06

    Bài viết:
    40
    Anh em nhà Wright - Hai nhà phát minh vĩ đại mở đường cho ngành hàng không phát triển

    Anh em nhà Wright là hai anh em người Mỹ gồm Orville Wright (19 tháng 8 năm 1871 - 30 tháng 1 năm 1948) và Wilbur Wright (16 tháng 4 năm 1867 - 30 tháng 5 năm 1912), là những người đầu tiên thử nghiệm thành công cho máy bay bay được.

    Các đây 100 năm, vào lúc 10h30' sáng 17-12-1903, Orville Wright đã trở thành phi công đầu tiên trên thế giới với chuyến bay lịch sử kéo dài vỏn vẹn 12 giây, vượt 91, 44 mét. Sau 4 năm với nhiều mô hình, từ diều đến máy bay cánh lượn không động cơ, anh em Wright đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử hàng không thế giới.

    Hai anh em đã mất hơn 2 năm để chế tạo và thử nghiệm thành công chiếc máy bay có động cơ và được điều khiển đầu tiên. Tháng 9-1901, trong buổi nói chuyện trước Hiệp hội kỹ sư miền Tây Mỹ tại Chicago, Wilbur Wright cho rằng khó khăn lớn nhất là "sự cân bằng và kỹ thuật lái cỗ máy sau khi nó thật sự ở trên không trung".

    Công trình của hai anh em bắt đầu từ phác thảo của kỹ sư Đức Otto Lilienthal, người từng thực hiện hàng nghìn chuyến bay bằng các mô hình cánh lượn do ông thiết kế. Rút kinh nghiệm từ mô hình của Otto Lilienthal, anh em nhà Wright nảy ra ý nghĩ rằng nếu đầu cánh được uốn cong, sự cân bằng và điều khiển máy bay có thể được thực hiện.

    Tháng 8-1899, anh em Wright hoãn kinh doanh công nghiệp chế tạo xe đạp đang phát triển tại Dayton (Ohio) và bắt đầu chế tạo chiếc diều nhỏ để kiểm tra lý thuyết của mình. Họ mang chiếc diều thí nghiệm đến Kitty Hawk, nơi có sức gió ổn định thổi từ Đại Tây Dương và có nhiều đụn cát to giúp giảm thiểu nguy cơ thương tật khi diều rơi. Thí nghiệm thành công và anh em Wright chế tạo chiếc diều to hơn.

    Để hoàn thiện thiết kế cánh, họ thử hơn 60 mẫu và cuối cùng chọn mẫu cánh hẹp và dài. Ngoài ra, họ còn làm thêm cặp đuôi đứng để cân bằng hướng bay. Với mô hình trên, phi công phải nằm sấp và dùng tay giật dây để điều khiển cánh cũng như lái hướng bay.

    Từ máy bay cánh lượn, anh em Wright bắt đầu chế tạo mô hình có động cơ. Hầu hết động cơ thời đó đều quá nặng nên hai người phải nghiên cứu động cơ của riêng mình, dùng hợp kim nhôm - đồng. Để chọn hình dáng thích hợp cho cánh quạt, họ tiếp tục chui vào hầm tránh gió tại Kitty Hawk để mày mò với nhiều bản vẽ. Cuối cùng cánh quạt ra đời, được lắp sau máy bay và quay theo hướng ngược đường bay để chống lại hiệu ứng mômen xoắn.

    Với mô hình trên, anh em Wright đến Kill Devil Hills vào ngày 17-12-1903, đưa chiếc máy bay có tên Flyer 1 lên đường ray phóng. Sau khi tung đồng xu chọn người lái đầu tiên, Orville leo lên máy bay, khởi động. Thí nghiệm thành công! Chuyến bay có động cơ được điều khiển đầu tiên trong lịch sử hàng không thế giới đã được thực hiện.

    Trong ngày đó, anh em Wright tiến hành thêm 3 chuyến bay nữa và lần dài nhất kéo dài 57 giây, bay xa hơn nửa dặm.

    Cùng mình xem những hình ảnh của anh em nhà Wright nhé:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Hyungg, Lagan, chiqudoll3 người khác thích bài này.
  2. Lagan

    Bài viết:
    635
    Thế nên mới thấy sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây! Nếu bên mình nhìn lên trời và nghĩ "Mong sao trời đừng sập" thì họ lại khao khát "Bao giờ chống được trời". Chính sự khác biệt đó đã khiến cho những phát minh vĩ đại được sỉnh ra trên mảnh đất phía Tây. Không phải do họ tài giỏi, mà do họ có sự khác biệt trong nhận thức và tư duy.
     
    Blog06 thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...