Sau khi Bác Hồ của chúng ta đọc được bức thư của nhà thơ Đoàn Phú Tứ gửi cho Bác, Bác đã giao bức thư cho Thiếu tướng Trần Tử Bình và nói rằng Bác rất đau lòng. Ngày hôm sau đó, Tổng thanh tra quân đội Lê Thiết Hùng đã cho triệu tập cuộc họp để điều tra về vụ tham ô của Trần Dụ Châu. Trước toàn thể hội nghị ấy, thiếu tướng Trần Tử Bình đọc lại bức thư mà Bác Hồ đã giao, cả hội nghị trở nên im ắng, ai cũng biết rằng đời Trần Dụ Châu đến đây là hết. "Đọc thư này, Bác yêu cầu chúng ta phải điều tra gấp, làm rõ từng việc!" – Thiếu tướng Trần Tử Bình kết thúc cuộc họp. Ngày hôm sau khi kết thúc cuộc họp ấy, đích thân tướng Trần Tử Bình xuống từng đơn vị, thăm hỏi từng chiến sĩ ngoài mặt trận nghe được bao nhiêu uất ức của họ bấy lâu nay. Rồi nhiều tài liệu từ các chiến khu được gửi đi, Trần Dụ Châu đã không thể ẩn mình trong tối thêm được nữa, một kẻ phản bội cách mạng, một con sâu mọt không thể không bị loại bỏ. Bác Hồ đã nói rất dứt khoát rằng: "Một cái ung nhot, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan nguy hiểm.". Và thế là vào hơn 60 năm trước tại thị xã Thái Nguyên – cái nôi của lực lượng kháng chiến, đã diễn ra một phiên tòa mang tính chất đặc biệt, thu hút nhiều sự chú ý. Có thể nói là gây chấn động không khác gì vụ Thiền am bên bờ sụp đổ hay nghệ sĩ cắn tiền từ thiện ngày nay – Vụ xử án tham ô của Trần Dụ Châu. Ngày 5/9/1950, phiên tòa diễn ra, cửa phiên tòa căng lên khẩu hiệu "Nêu cao ánh sáng công lý trong quân đội", phòng xử án cũng được treo 2 khẩu hiệu "Quân pháp vô thân" và "Trừng trị để giáo huấn". Và thế là hết, trong một chiều buồn người ta nói với Châu: "Số ông tới đây coi như tận". Vì quân pháp vô thân là đúng người đúng tội, tham ô cho dù chỉ một đồng của quân đội thì Châu cũng đáng tội phải chết. Những chứng cứ đã được đưa ra tại phiên tòa xử án Trần Dụ Châu và Lê Sỹ Cửu (hôm đó vắng mặt). 57959 đồng Việt Nam, 149 đô la Mỹ, các tài sản khác trị gái 143900 đồng Việt Nam, và còn chưa kể nhận biết bao nhiêu hối lộ khác. Trước chứng cứ ấy, tướng Trần Tử Bình đã đứng lên đọc bản cáo trạng của Trần Dụ Châu: "Thưa Tòa, thưa các vị, Trong tình thế gấp rút chuẩn bị Tổng phản công, mọi người đang nai lưng buộc bụng, tích cực phục vụ kháng chiến. Trước tiền tuyến, quân đội ta đang hy sinh để đánh trận căn bản mở màn cho chiến dịch mới, thì tôi thiết tưởng (mà cũng là lời yêu cầu) Tòa dùng những luật hình sẵn có để xử Trần Dụ Châu, và theo chỉ thị căn bản của vị cha già dân tộc là cán bộ cần phải" Cần - Kiệm - Liêm – Chính ". Việc phạm pháp của Trần Dụ Châu xảy ra trong không gian là Việt Bắc, nơi thai nghén nền Độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã làm vẩn đục thủ đô kháng chiến. Để đền nợ cho quân đội, để làm tấm gương cho cán bộ và nhân dân, để cảnh tỉnh những kẻ đang miệt mài nghĩ những phương kế xoay tiền của Chính phủ, những lũ bày ra mưu nọ kế kia, lừa trên bịp dưới, để trừ hết bọn mọt quỹ tham ô, dâm đãng, để làm bài học cho những ai đang trục lợi kháng chiến, đang cậy quyền, cậy thế để loè bịp nhân dân. Bản án mà Tòa sắp tuyên bố đây phải là một bài học đạo đức cách mạng cho mọi người, nó sẽ làm cho lòng công phẫn của nhân dân được thỏa mãn, làm cho nhân dân thêm tin tưởng nỗ lực hy sinh cho cuộc toàn thắng của nước nhà. Tôi đề nghị..". Nghe tới 3 chữ "tôi đề nghị" của thiếu tướng Trần Tử Bình, Châu mặt tái như miếng bò Wagyu nướng đến medium rare, giọng yếu như ca sĩ hát 2 chữ chiếc ô thành chiếc "ố" xin tha tội. Thời khắc tòa tuyên án đã đến, Tòa án binh tối cao đã đưa ra quyết định dù đau lòng nhưng vẫn phải thực hiện, để trừ đi mối họa sâu mọt. Trần Dụ Châu nhận bản án tử hình vì hành vi tham nhũng, phá hoại công cuộc kháng chiến của mình của mình, bị tịch thu 3/4 tài sản. Công lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng được đưa xuống, tước quân hàm đại tá của Trần Dụ Châu. Châu đối mặt với cái chết của mình, hắn đã gửi lên cho Bác Hồ một lá đơn xin tha tội chết, tuy nhiên Bác sau một cuộc nói chuyện với đồng chí Trần Đăng Ninh đã bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu. Ngày 6/9/1950, Trần Dụ Châu chấp hành bản án của mình tại Thái Nguyên, tử hình bằng xử bắn. Bài học về án tử hình đầu tiên của Quân đội Việt Nam về tham nhũng, về cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu, đã để lại một bài học sâu sắc cho bất cứ tên sâu mọt nào ăn từ xương máu của chiến sĩ ngoài mặt trận. Rằng đó là "quân pháp vô thân", đúng người đúng tội. Là cái chết nhục nhã ô danh muôn đời. Sau vụ đại án tham nhũng ấy, từ ngày 15 đến 17/11/1950 tại phiên họp Hội đồng Chính phủ Bác Hồ đã căn dặn rằng: "Lúc tìm người phải tìm cả tài, cả đức, chú trọng tư tưởng. Nếu cán bộ biết thương dân, tiếc của dân thì không xảy ra việc đáng tiếc. Đồng thời phải giáo dục, cải tạo, kiểm tra cán bộ".