Ăn trứng vịt có phải là ăn chay không?

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi CaoSG, 8 Tháng một 2020.

  1. CaoSG Sang năm một sắc trời vàng

    Bài viết:
    336
    Ăn trứng vịt có phải là ăn chay không? Là câu hỏi được rất nhiều Phật tử quan tâm, thắc mắc.

    Ăn chay hay ăn lạt là ăn những thứ có nguồn gốc thực vật, không ăn thịt cá hay những thứ có nguồn gốc từ động vật liên quan đến sát sinh, giết mổ.

    Ăn chay là từ ngữ có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo tín ngưỡng hay phong tục tập quán.

    Ăn chay có 2 lý do chính: Một là do tín ngưỡng, hai là do lý do sức khỏe. Và dù lí do gì đi nữa thì ăn chay là một trong những phương pháp để nuôi dưỡng lòng từ bi là một trong những phương pháp hay nhất để bảo vệ môi trường, đời sống và sức khỏe.

    Đạo Phật là đạo của từ bi và bình đẳng. Phật dạy: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau". Muốn tránh quả báo luân hồi, tránh các điều tội lỗi thuộc về việc sát sinh, Phật tử nên ăn chay để tăng trưởng lòng từ bi.

    [​IMG]

    Ăn trứng vịt có phải là ăn chay không? Là câu hỏi được rất nhiều Phật tử quan tâm, thắc mắc.

    Do đó mọi người đều nhận thức rằng ăn thịt là một trong những trở ngại to lớn cho sự phát triển tâm linh.

    Mặc dù sự ăn chay đối với người Phật tử là một điều cần thiết trong cuộc sống hằng ngày như là một phương pháp tu hành. Nhưng để việc ăn chay mang lại lợi ích thiết thực, người Phật tử cần có những phương pháp và nên áp dụng một cách tuần tự, tùy theo căn cơ và sở nguyện của mỗi người. Hơn nữa, không phải người Phật tử trẻ tại gia nào cũng có thể bỏ ngay tập quán ăn mặn của mình để ăn chay. Vì thế, trong đạo Phật có hai phương pháp thực hành việc ăn chay là ăn chay kỳ và ăn chay trường:

    Ăn chay kỳ:

    Là ăn chay có kỳ hạn, gồm các ngày ăn chay như: Nhị trai: Ăn chay hai ngày trong mỗi tháng vào các ngày mồng 1 và rằm; Tứ trai: Ăn chay bốn ngày trong mỗi tháng, vào các ngày 30- mồng 1, 14 - Rằm; Lục trai: Ăn chay sáu ngày trong mỗi tháng, vào các ngày: Mồng 1, mồng 8, 14, Rằm, 23, 30; Thập trai: Ăn chay 10 ngày trong một tháng, vào các ngày mồng 1, mồng 8, 14, Rằm, 18, 23, 24, 28, 29, 30; Nhất nguyệt trai: Ăn chay một tháng vào tháng giêng hay tháng 7; Tam nguyệt trai: Ăn chay trong ba tháng: Tháng giêng, tháng 7 hay tháng 10 hoặc ba tháng liên tiếp.

    Ăn chay trường hay ăn trường trai:

    Là ngày nào cũng ăn chay, không gián đoạn trong nhiều năm hoặc trọn đời. Nếu mỗi ngày phát tâm không ăn sau 1 giờ trưa, thì gọi là ngọ trai.

    Ăn chay có được ăn trứng vịt không?

    [​IMG]

    Theo lời Phật dạy, cái gì có mầm sinh mà mình đoạn tuyệt mạng sống của nó thì mới có tội.

    Phật giáo Bắc tông (Đại thừa) chủ trương ăn chay, là vì lòng từ bi và hơn nữa là muốn tránh quả báo oán thù. Không vì mạng sống của mình mà làm tổn thương đến những mạng sống của những con vật khác. Nếu bảo ăn chay là tu, theo tôi, thì chưa đúng hẳn. Bởi vì, Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy) đâu có ăn chay ngày nào.

    Ngay cả đức Phật và các vị Thánh tăng theo Phật thời xưa, các Ngài đâu có ăn chay. Các Ngài ôm bát đi khất thực, ai cúng gì ăn nấy. Phật tử Ấn Độ thời Phật, họ ăn mặn chứ không phải ăn chay. Như vậy, chả lẽ các Ngài không ăn chay là không tu sao? Không tu, sao các Ngài thành Phật và thành A la hán? Song có điều các Ngài không tự tay sát hại mà thôi. Người Phật tử cần phải hiểu cho thật rõ giới thứ nhất này.

    [​IMG]

    Đối với Phật tử tại gia, tu theo nhân thừa, tức theo hình thức giới tướng giữ 5 giới, thì việc ăn trứng vịt không trống không có gì tội lỗi.

    Theo lời Phật dạy, cái gì có mầm sinh mà mình đoạn tuyệt mạng sống của nó thì mới có tội. Vậy nếu Phật tử ăn trứng vịt không có trống, mà đã không có trống thì ăn có gì là sát sinh hại vật đâu mà sợ. Nếu có mầm sinh mà mình giết thì mới là sát sinh. Đối với Phật tử tại gia, tu theo nhân thừa, tức theo hình thức giới tướng giữ 5 giới, thì việc ăn trứng vịt không trống không có gì tội lỗi.

    Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích.. và họ ăn chay cũng vì nhiều mục đích khác nhau như tôn giáo, đạo đức, khấn nguyện, sức khỏe hay chỉ đơn giản chỉ là để thay đổi khẩu vị.

    Theo các nhà nghiên cứu ẩm thực, cách thức ăn chay của người phương Tây và trên thế giới nói chung hiện nay gồm ba nhóm chính như sau:

    (1) Ăn chay có uống sữa và ăn trứng (Ovo-Lacto Vegetarian) nhưng không ăn thịt cá gà vịt và những loại hải sản khác.

    (2) Ăn chay có uống sữa (Lacto Vegetarian) nhưng không ăn trứng, thịt cá gà vịt và những loại hải sản khác.

    (3) Ăn chay hoàn toàn (Strict Vegetarian / Vegan), không ăn tất cả thực phẩm là động vật hoặc các sản phẩm là động vật hoặc các sản phẩm chiết xuất từ động vật.

    Hiện Giáo hội cũng chưa ban hành một văn bản mang tính giáo quy hay giới luật nào quy định cụ thể về việc ăn chay ngoài các tiêu chuẩn và nguyên tắc ăn chay truyền thống như không ăn thịt, không sát sanh, nuôi dưỡng lòng từ.. nên người Phật tử Việt Nam ăn chay theo cách nào (3), (2), (1) hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định chọn lựa của cá nhân, phù hợp với điều kiện sức khỏe, tu học của mỗi người.



    Nguồn: Phatgiao.org.vn
     
    Phùng Linh NhiMạnh Thăng thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...