AN GIANG-ĐI ĐÂU? RỪNG TRÀM TRÀ SƯ (xã Văn Giao, huyện Tịnh Biên, An Giang) An Giang mùa nước nổi luôn hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Có lẽ điểm đến nổi tiếng nhất khi vào mùa này phải kể đến chính là rừng tràm Trà Sư – tên gọi cánh rừng có nhiều cây tràm tọa lạc gần khu vực núi Trà Sư của huyện Tịnh Biên, An Giang. Được hình thành vào năm 1983, từ một vùng trũng hoang hóa, bị nhiễm phèn nặng đã được Lâm trường Tịnh Biên trồng làm thử nghiệm để góp phần cải tạo đất và ngăn lũ đầu nguồn. Mấy ai biết rằng, ngày nay rừng tràm Trà Sư lại trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng gắn liền với mảnh đất An Giang. Rừng tràm mênh mông, cứ đến mùa nước nổi từ khoảng tháng 8 đến tháng 10 âm lịch lại khoác lên mình chiếc áo xanh mát với vẻ đẹp kiều diễm, mà dường như chẳng có bút mực nào có thể diển tả hết được. Du khách tới đây tham quan sẽ cảm thấy choáng ngợp trước khung cảnh rừng tràm mênh mông và có cơ hội khám phá hệ sinh thái rừng ngập nước đặc trưng phía Tây sông Hậu với nhiều loài động, thực vật đa dạng quý hiếm. Khi đến với rừng tràm vào buổi sảng sớm du khách sẽ được hít thở bầu không khí trong lành mát dịu trước khi mặt trời tỏa ra những ánh nắng ấm áp xiên qua từng kẻ lá, ngọn cây mang theo hơi nóng oi bức. Tô điểm thêm cho cho bức tranh xanh mướt mắt được tạo nên từ những bụi cây, tán lá và mặt nước hiền dịu phủ đầy bèo tây là những bông hoa điên điển vàng óng nổi bật. Những chiếc thuyền nhỏ bé của du khách thông thả lướt trên mặt nước, hai bên là hàng cây tràm cao lớn nép mình ngay ngắn tạo nên một con đường xanh ngát dài như vô tận. Không gian bình yên thơ mộng khiến cho tâm trạng con người dừng như nhẹ nhõm hơn bao giờ hết. Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, "Cầu tre vạn bước" là một công trình nhân tạo mang lại điểm nhấn vô cùng mới lạ cho nơi đây. Cầu tre được xây dựng uốn lượn duyên dáng xuyên rừng tràm để phục vụ du khách là tập hợp tất cả các loại tre Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước, được nhà đầu tư quyết tâm xây dựng thành công trình đạt kỷ lục Guinness. Từ khi đưa vào khai thác, cây cầu tre đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của khu rừng tràm, thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách nhất là khách quốc tế vì tính độc đáo của công trình. Đài quan sát cao 30m tại đây là một nơi du khách không nên bỏ qua, tại đây du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu rừng tràm bằng kính viễn vọng với tầm nhìn xa 25km, phóng tầm mắt nhìn ngắm bức tranh phong cảnh rộng mênh mông, bất tận, thấp thoáng là những ngôi làng của đồng bào Khmer sinh sống. Tại trung tâm rừng tràm là khu vực nhà hàng với các chòi lá nhỏ nằm men theo bờ kinh, phục vụ các món ăn đặc sản như: Chuột nướng lu, cá lóc nướng trui, các nàng hai chiên giòn.. du khách đến đây có thể thưởng thức hương vị mộc mạc của miền Tây sông nước vừa được đu đưa trên những chiếc võng tận hưởng không khí trong lành của rừng tràm. Không chỉ có cảnh đẹp mà rừng tràm Trà Sư còn có tác dụng rất quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khí hậu cho cả vùng bảy Núi là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Theo thống kê, nơi đây có khoảng 70 loài chim, cò, trong đó có 2 loài có tên trong "Sách đỏ Việt Nam" là cò lạo Ấn Độ (Giang Sen) và cò cổ rắn (Điêng Điểng). Ngoài ra còn có 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có gần 80 loài dược liệu. Giá vé thăm rừng tràm là bao nhiêu? - Vé tham quan rừng tràm Trà Sư được chia làm 3 loại giá tương ứng với 3 dịch vụ chính: +Vé cổng bắt buôc: 100.000đ/khách. Với vé này thì du khách được tham quan toàn bộ khu rừng tràm, trong đó có "cầu tre vạn bước". +Vé dịch vụ tham quan bằng xuồng máy: 50.000đ/khách. +Vé dịch vụ tham quan bằng xuồng ba lá: 50.000đ/khách. - Ngoài ra còn có Cầu Tình Yêu: 15.000đ/khách. - Vé chỉ có một mệnh giá áp dụng cho người lớn hoặc cao 1m3 trở lên, thấp hơn thì được miễn phí vé. Thời điểm tham quan rừng tràm tốt nhất - Du khách có thể tham quan rừng tràm vào bất kì thời điểm nào trong năm vì gần như nơi đây không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động của thời tiết. Tuy nhiên có lẽ thời điểm đẹp nhất để tham quan rừng tràm là khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Đây cũng là giai đoạn "mùa nước nổi" ở miền Tây. Đi rừng tràm bằng phương tiện nào? - Xe máy và xe du lịch là 2 phương tiện được lựa chọn nhiều nhất để đi đến rừng tràm. +Xe máy: Là phương tiện được yêu thích của những du khách thích hình thức đi phượt. Việc đi xe máy là vô cùng thuận tiện nhưng tốn khá nhiều thời gian. Nhưng với những chuyến đi phượt bằng xe máy, bạn có thể dừng lạ ở bất kì đâu khi gặp cảnh đẹp để chụp hình, có thể ngắm nhìn bao quát khung cảnh hùng vĩ tuyệt đẹp dần dần hiện ra trước mắt. +Xe du lịch: Phương tiện an toàn, tiện lợi và thoải mái này sẽ rất thích hợp với nhóm khách đông người. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cho chuyến đi của mình. Với nét đẹp lôi cuốn và sự đầu tư đẩy mạnh phát triển ngành du lịch không ngừng của tỉnh An Giang, hy vọng trong một tương lai gần chúng ta sẽ sớm được nhìn thấy một rừng tràm Trà Sư tuyệt vời hơn, mang đến những trải nghiệm đáng nhớ nhất trong lòng mỗi du khách. Bài viết liên quan: Núi Cấm